"Chơi trồng cây" giúp trẻlàmquenvới
thiên nhiên
Trò chơi được tiến hành tại nhà cho các bé trong độ tuổi 4 đến 8. Có
thể liên kết các em bé ở trong một khu nhà để cùng chơi. Mục đích
của trò chơi trồng cây là nhằm giúptrẻ có những hiểu biết ban đầu
về cây xanh, về không khí, về nước, về môi trường xung quanh. Trò
chơi cũng sẽ giúp tăng thêm nhận thức về cây cối xung quanh và độ
nhạy cảm vớithiênnhiên của trẻ.
Cha mẹ hãy chọn một loại hạt giống như hạt đỗ và gieo một vài hạt
vào một chậu cây nhỏ. Đặt chậu cây ở cửa sổ của phòng bé để bé
có thể tự theo dõi quá trình nảy mầm và phát triển của hạt đỗ trong
vòng một tuần lễ. Hãy yêu cầu bé ghi lại những sự thay đổi đó từ
màu sắc đến hình dáng, số lượng lá cây… bằng cách vẽ ra giấy. Với
trò chơi này, trẻ sẽ cảm thấy rất hứng thú vì chúng được cảm nhận
sự nhú dần lên của từng chiếc lá, từng đoạn thân cây.
Cha mẹ cũng nên giao cho trẻ trách nhiệm tưới nước cho cây vào
một thời điểm nhất định trong ngày và nhắc nhở trẻ rằng “nếu con
không cho cây uống nước, cây sẽ không muốn làm bạn với con đâu”.
Làm như vậy, trẻ sẽ tự cảm thấy vai trò quan trọng của mình và có ý
thức trách nhiệm với công việc này vì trẻ cũng rất nhạy cảm với vấn
đề kết bạn, nhất là “kết bạn với một cái cây”.
Khi trò chơi kết thúc, cha mẹ sẽ trò chuyện vớitrẻ về công việc trẻ đã
làm trong một tuần vừa qua và khích lệ trẻ nêu lên sự hứng thú của
mình với công việc. Cha mẹ sẽ nhắc lại và giải thích để trẻ hiểu rõ
hơn về tầm quan trọng của ánh nắng mặt trời, nước, đất và đặc biệt
là sự chăm sóc của trẻ đối với cây cối.
Lưu ý: Nếu tiến hành trò chơi cho một nhóm trẻ ở trong khu nhà, cha
mẹ các bé hãy cho trẻ được gặp nhau mỗi ngày một lần để các bé so
sánh cây của nhau, để được nói lên cảm nhận của mình và cùng ghi
lại sự phát triển của cây trong một ngày qua bằng tranh vẽ. Điều này
sẽ góp phần tăng sự hứng thú cho trẻ rất nhiều.
Nếu bé thích bơi lội hơn là đá bóng, thích chơi cầu trượt ngoài công
viên hơn là đi xe đạp…, bạn không nên ép buộc hay áp đặt các hoạt
động vui chơi hàng ngày của bé. Khi đưa bé đi công viên, bạn có thể
hỏi ý kiến xem bé hứng thú với trò chơi nào.
Ngoài ra, nhiều khi đam mê là biểu hiện đầu tiên chứng tỏ bé có
năng khiếu vượt trội về lĩnh vực đó. Bé 4-6 tuổi có thể bộc lộ khá rõ
sự đam mê của mình. Một số bé thích hội họa, trong khi một số bé
khác thích âm nhạc, võ thuật, bơi lội, chạy nhảy… Tốt nhất, nếu bé
có đam mê đặc biệt với một lĩnh vực nào, bạn có thể cho bé tham gia
những lớp nghệ thuật dành cho thiếu nhi để bé phát huy sở trường
của mình.
Qua vận động, bé có thể học hỏi được những kỹ năng, quá trình cố
gắng và cả những tình huống thất bại. Để đi được xe đạp thành
công, bé có thể bị ngã đôi ba lần, để chơi đá bóng với các bạn, bé
cũng phải nếm trải cảm giác thất bại… Đây là cách rèn luyện tinh
thần cho bé hiệu quả nhất. Bạn nên khuyến khích để bé tự tin và liên
tục cố gắng để giành được thành công cho những lần chơi sau.
Bố mẹ cũng không nên thương yêu thái quá hay đề nghị các bé khác
phải nhường phần thắng cho bé khi chơi. Nhiều bé rất hiếu thắng và
tỏ ra vui thích đặc biệt khi là người chiến thắng trong một trò chơi.
Bạn nên giúp bé cân bằng tâm lý thắng – thua để bé nhận biết được
rằng đó là những tình huống hết sức bình thường của cuộc sống. Bé
sẽ không quá buồn chán, cay cú, tức giận nếu lỡ gặp thất bại.
. "Chơi trồng cây" giúp trẻ làm quen với
thiên nhiên
Trò chơi được tiến hành tại nhà cho các bé trong. bạn với con đâu”.
Làm như vậy, trẻ sẽ tự cảm thấy vai trò quan trọng của mình và có ý
thức trách nhiệm với công việc này vì trẻ cũng rất nhạy cảm với