MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NGHỆ AN Minh Viễn Nghệ An là một tỉnh lớn, có diện tích đất liền 1.637.068 ha, 82 km bờ biển và 6 cửa lạch. Dân số đến năm 1998 là 2.930.900 người. Tài nguyên khoáng sản ở Nghệ An đa dạng về chủng loại nhưng trữ lượng nhỏ, chất lượng quặng không cao, ít có khả năng khai thác công nghiệp, ngoại trừ một số loại như than, thiếc, vật liệu xây dựng và đá quý. Toàn tỉnh hiện có khoảng 135 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Việc quy hoạch, xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc môi trường của tỉnh là vô cùng cấp thiết. Được xây dựng từ năm 1996 đến nay, Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường Nghệ An từng bước nâng cao chất lượng về mọi mặt để đánh giá nhanh chất lượng môi trường giúp các cơ quan chức năng xử lý ô nhiễm môi trường theo luật định. Để phục vụ tốt hơn trong công tác đánh giá chất lượng môi trường, hoà đồng với mạng lưới quan trắc quốc gia, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Nghệ An đã chỉ đạo cho Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường Nghệ An xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh với nguyên tắc thoả mãn tính hệ thống, đại diện và khả thi. Đối tượng quan trắc từ nay đến năm 2005 là nước (bao gồm nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ ) và không khí (bao gồm khí độc hại, bụi lơ lửng, tiếng ồn ). Nguồn tài nguyên nước đang càng ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng thì việc xây dựng mạng lưới các điển quan trắc nước mặt và nước ngầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Lượng nước mặt hàng năm ở Nghệ An ước tính khoảng 24, 3 tỷ m3. Mật độ sông suối từ 0,6 - 0,7km/km2. Sông lớn nhất là sông Lam (sông Cả), bắt nguồn từ Thượng Lào, dài 562 km, lưu lượng nước chiếm 80% tổng lượng nước mặt của tỉnh và có lưu vực khoảng 28.590km2; 117 thác lớn nhỏ. Đây là nơi có nhiều tiềm năng để xây dựng các trạm thuỷ điện. Các nhánh chính của sông Lam gồm sông Nậm Mộ, sông Nậm Nơm, sông Hiếu, sông Giăng. Việc theo dõi diễn biến môi trường thông qua hoạt động quan trắc và phân tích môi trường một cách liên tục, hệ thống sẽ giúp các nhà quản lý môi trường nhận diện được hiện trạng và xu thế biến đổi của các thành phần môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, từ đó làm cơ sở xây dựng chiến lược, chính sánh bảo vệ môi trường cũng như kịp thời cảnh báo những nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường và đề ra các biện pháp khắc phục. Theo tinh thần của Luật Bảo vệ Môi trường thì quan trắc môi trường ở những điểm tác động là việc chính của người sản xuất (chủ nhân của chất thải). Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường là cơ quan chuyên môn của Nhà nước sẽ quan trắc ở các điểm là điểm nền và điểm chịu tác động. Về nguyên tắc, khi tiến hành monitoring chất lượng nước sông thì cần phải thực hiện trên nhiều điểm từ thượng nguồn tới hạ lưu và các điểm trên mạng lưới càng dày thì số liệu thu được càng có sức thuyết phục có như vậy, mới có thể so sánh một cách hệ thống và từ đó mới có cơ sở vững chắc để dự báo tính chất, động thái biến động của chất lượng môi trường nước sông cũng như tình hình môi trường chung trong khu vực. Mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước mặt lục địa được xây dựng trên sông Lam tại những điểm Cửa Rào (điểm nền nước sông Lam); Anh Sơn; Đô Lương; Nam Đàn; Bến Thuỷ. Đây là những vùng có đủ các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và lâm nghiệp. Có thể nói 90% người dân sinh sống ở Nghệ An đều sử dụng nước sông Lam (hoặc thuỷ vực của nó); ngược lại, sông Lam cũng là nơi thu nhận phần lớn các chất thải của người dân rồi đổ ra biển. Xuôi theo dòng sông Lam, từ Kỳ Sơn tới Cửa Hội, hoạt động của con người rất đa dạng. Theo dòng chảy, càng về hạ lưu sông, mức độ tích tụ chất gây ô nhiễm càng tăng, nồng độ chất gây ô nhiễm càng cao, nước sông càng bẩn. Điều đó chứng tỏ sông Lam có tác động qua lại và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên cũng như các hoạt động của con người. Do đó, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước Sông Lam là điều cần thiết nhất. Sông Hiếu là một nhánh của Sông Lam, lớn thứ hai trong tỉnh, chảy qua các huyện thuộc vùng sinh thái đông bắc Nghệ An. Đây là vùng không chỉ có các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp mà còn có các hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất đường lớn nhất trong tỉnh. Các hoạt động này có tác động rất lớn đến biến đổi nước sông Hiếu. Các điểm quan trắc nước Sông Hiếu đặt tại Châu Hội (điểm nền nước sông Hiếu); sông Dinh; cầu Hiếu - Nghĩa Đàn. Điểm quan trắc nước mặt quan trọng nữa là điểm quan trắc nước thải của mương thoát nước số 3 thuộc hệ thống thoát nước lưu vực nam thành Vinh. Đây là hệ thống thoát nước thải chủ yếu của nhà máy bia Nghệ An và nhà máy dệt kim Hoàng Thị Loan ảnh hưởng trực tiếp nguồn nước Sông Lam. Bên cạnh các điểm quan trắc nước mặt là mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước ngầm. Về mặt vệ sinh thì chất lượng nước ngầm kém nước mưa, nhưng sạch hơn nước mặt, nhiều khi không phải xử lý mà vẫn sử dụng được. Song thực chất nước ngầm là do nước mặt thấm xuống đất, vì vậy thành phần hoá lý của nước ngầm tuỳ thuộc cấu tạo địa chất và thành phần nước mặt. Chính vì sự ô nhiễm đất, sự nhiễm bẩn của nguồn nước mặt hoặc sự xâm thực của nguồn nước biển đều làm cho chất lượng của nguồn nước ngầm bị giảm sút và có thể dẫn tới không sử dụng được. Mặt khác ở nhiều nơi, do việc khai thác nước ngầm với khối lượng lớn dẫn đến sự hạ thấp mực nước ngầm, gây nên hạn hán vào mùa khô. Vùng gần biển, nước biển có khả năng xâm thực sâu hơn vào đất liền, gây nên tình trạng đất bị nhiễm mặn trên diện rộng. Hiện nay, Nghệ An có trên 64,5% dân số đang sử dụng nước ngầm mạch nông. ở nhiều nơi, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi thấm trực tiếp xuống đất gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm. Để đánh giá hiện trạng môi trường nước ngầm và kiểm soát chất lượng nước ngầm tại các địa phương, Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường đã bố trí một số điểm trên mạng lưới quan trắc tại thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, hai điểm có hoạt động khai thác nước ngầm với khối lượng lớn đồng thời cũng tạo ra một khối lượng không nhỏ các chất thải, hầu hết chưa qua sử lý. Song song với các điểm quan trắc nước mặt lục địa và nước ngầm là mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước các cửa sông (lạch) và nước biển ven bờ. Nghệ An có bờ biển dài 82 km với 6 cửa lạch, vùng biển rộng 43.240 hải lý vuông trong phạm vi từ 18046' - 19017' vĩ bắc và 105036' - 108049' kinh đông thuộc tây nam Vịnh Bắc Bộ. Vùng ven biển - Nghệ An hiện còn chứa nhiều dạng tài nguyên và mỗi vùng đều có đặc thù khác nhau. Nhưng trong những năm vừa qua số liệu về chất liệu môi trường ven biển hầu như chưa có, trong khi cơ cấu ngành nghề và đầu tư phát triển lại rất cần số liệu cụ thể tại nơi diễn ra hoạt động kinh tế. Các cửa sông là nơi hội tụ của hầu hết các chất thải từ hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng bờ, tạo thành cơ sở dữ liệu, từ đó giúp con người hiểu biết về mức độ, động thái lan truyền của ô nhiễm, đề ra giải pháp điều tiết, quản lý thích hợp đối với từng vùng và liên vùng. Căn cứ vào hiện trạng môi trường, xu thế phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện đảm bảo cho công tác monitoring môi trường ở Nghệ An, các điểm quan trắc môi trường nước đặt tại các cửa sông (lạch) và nước biển ven bờ được xây dựng tại các điểm: Sông Hoàng Mai tại lạch Cờn; kênh Nhà Lê tại lạch Quèn; sông Thái tại lạch Thơi; sông Bùng tại lạch Vạn; sông Cấm tại lạch Cửa Lò; sông Lam tại lạch Cửa Hội và điểm quan trắc nước biển tại bãi tắm thị xã Cửa Lò. Cùng với các điểm quan trắc môi trường nước, mạng lưới các điểm quan trắc môi trường không khí là một bộ phận không thể tách rời khỏi mạng lưới các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh. Việc lựa chọn các điểm quan trắc không khí được cân nhắc trên nhiều góc độ khác nhau về kinh tế, xã hội, môi trường, sinh thái, nhân văn Dựa trên quy trình quy phạm quan trắc môi trường của Cục Môi trường - Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường sẽ xây dựng các mạng lưới quan trắc môi trường không khí tại các điểm: * Thành phố Vinh nơi có mức độ tập trung dân số cao, mật độ giao thông lớn và tập trung nhiều cơ quan xí nghiệp. * Khu vực Hoàng Mai - Quỳnh Lưu, nơi đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển thành khu công nghiệp Nam Thanh - Bắc Nghệ. Hoạt động công nghiệp chủ yếu từ công việc khai thác mỏ đá vôi Hoàng Mai B và mỏ đất sét Quỳnh Vinh. * Huyện Anh Sơn, một điểm nóng về môi trường, phải chịu tác động trực tiếp của khói bụi và khí thải từ 2 nhà máy xi măng 12-9 và 19-5. * Khu di tích Kim Liên huyện Nam Đàn, quê hương Bắc Hồ là địa điểm du lịch nhân văn có giá trị, đang ngày một hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được đặt lên hàng đầu. Môi trường Nghệ An đang đứng trước những thử thách to lớn. Việc đưa vào khai thác, sử dụng mạng lưới monitoring môi trường trên địa bàn Tỉnh là sự cố gắng nỗ lực của địa phương, trong đó Sở KHCNMT Nghệ An đóng vai trò chủ chốt. Đặc biệt, Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường, tuy mới thành lập, số cán bộ khoa học còn rất mỏng, kinh nghiệm chưa nhiều, xa trung tâm, phương tiện làm việc và sinh hoạt còn thiếu thốn, phải trải ra theo dõi và làm việc trên địa bàn rộng, phức tạp, nhiều hoạt động xã hội khác nhau; Song, họ đã cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản đề ra. Mạng lưới quan trắc đã theo sát được những diễn biến môi trường, tạo cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững. Thiết tưởng đây là một mô hình cần được các cấp, các ngành quan tâm xây dựng và phát triển. Minh Viễn Cửa Lò, tháng 5-2000. . trình quy phạm quan trắc môi trường của Cục Môi trường - Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường sẽ xây dựng các mạng lưới quan trắc môi trường không khí. trắc quốc gia, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Nghệ An đã chỉ đạo cho Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường Nghệ An xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh với. điểm quan trắc nước biển tại bãi tắm thị xã Cửa Lò. Cùng với các điểm quan trắc môi trường nước, mạng lưới các điểm quan trắc môi trường không khí là một bộ phận không thể tách rời khỏi mạng lưới