Với chiến lược kinh doanh sáng suốt của mình, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB đã giữ vững vị trí dẫn đầu của mình và được đánh giá là Ngân hàng có vai trò đầu tàu và có tầm ảnh
Trang 1Luận Văn Chiến lược kinh doanh của Vietcombank
Trang 2"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 1
MỤC LỤC
PHẦN I: 5
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (NHTMCPNTVN) 5
I Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 5
II Ngành nghề kinh doanh của VCB: 6
1 Hoạt động chính là dịch vụ tài chính: 6
2 Hoạt động phi tài chính: 6
III Các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) của VCB: 6
1 Huy động vốn: 6
2 Hoạt động tín dụng 7
3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 7
4 Các hoạt động khác 7
IV Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của Ngân hàng VCB 7
1 Tầm nhìn chiến lược 8
2 Sứ mạng kinh doanh của VCB 8
V Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 8
PHẦN 2 9
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 9
I Ngành kinh doanh của doanh nghiệp 9
1 Tăng trưởng của ngành 9
2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành 10
II Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô 12
1 Nhân tố chính trị - pháp luật: 12
2 Nhân tố văn hóa - xã hội: 13
3 Nhân tố công nghệ 14
4 Nhân tố kinh tế 15
III Đánh giá cường độ cạnh tranh 17
1 Tồn tại các rào cản gia nhập ngành 17
2 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng 19
Trang 3"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 2
3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng 19
4 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: 20
5 Đe dọa từ sản phẩm thay thế 21
6 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác 22
IV Các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành 25
1 Năng lực kiểm soát rủi ro: 25
2 Uy tín của NH: 25
3 Tỷ lệ lãi suất tiền gửi và tiền vay : 25
4 Dịch vụ chăm sóc khách hàng 26
5 Sự thuận tiện trong giao dịch 26
6 Công nghệ 27
PHẦN 3 29
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 29
I Sản phẩm và thị trường 29
1 Sản phẩm chủ yếu 29
2 Thị trường 29
II Đánh giá nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị 29
1 Hoạt động cơ bản: 29
2 Hoạt động bổ trợ 30
III Xác định các năng lực cạnh tranh 31
1 Năng lực tài chính 31
2 Năng lực công nghệ 31
3 Năng lực thương hiệu 31
4 Năng lực nhân sự 32
IV Vị thế cạnh tranh 32
Tổng 36
V Thiết lập mô thức TOWS 37
1 Các điểm mạnh (Strengths) 37
2 Các điểm yếu (Weaknesses) 37
3 Các thách thức (Threats) 38
4 Các cơ hội (Opportunities) 38
Trang 4"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 3
PHẦN 4 41
CHIẾN LƢỢC CỦA VIETCOMBANK 41
I Chiến lược cạnh tranh và các chính sách triển khai của VCB 41
1 Chiến lƣợc dẫn đầu về chi phí 41
2 Chiến lược khác biệt hóa của VCB 42
3 Chiến lược tập trung của VCB 43
II Chiến lược tăng trưởng và các chính sách triển khai của VCB 44
1 Chiến lược chuyên môn hóa 44
2 Chiến lược đa dạng hóa: 44
3 Chiến lược tích hợp 45
4 Chiến lược cường độ 45
5 Chiến lược liên minh, hợp tác: 46
PHẦN 5 48
ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 48
I Loại hình cấu trúc tổ chức của VCB 48
II Phong cách lãnh đạo chiến lược của VCB 49
III Nhận xét về văn hóa doanh nghiệp 49
Trang 5"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 4
Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt những cơ hội qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, các ngân hàng phải đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển; phù hợp với xu thế toàn cầu trên nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích quốc gia với lợi ích của Ngân hàng Với chiến lược kinh doanh sáng suốt của mình, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã giữ vững vị trí dẫn đầu của mình và được đánh giá là Ngân hàng có vai trò đầu tàu và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam với các lợi thế cạnh tranh, thị phần huy động vốn, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ …; được ghi nhận đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới
Trang 6"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 5
B NỘI DUNG
PHẦN I:
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM (NHTMCPNTVN)
I Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt nam Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh : Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade
of Viet Nam
Tên giao dịch : Vietcombank
Tên viết tắt tiếng Anh : Vietcombank – VCB
Trụ sở chính : 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, HN
Đăng ký kinh doanh : Gíây đăng ký kinh doanh số 105922 do trọng tài
kinh tế Nhà nước cấp ngày 03 tháng 04 năm 1993, cấp bổ sung lần thứ nhất ngày 25 tháng 11 năm
1997 và cấp bổ sung lần thứ hai ngày 08 tháng 05 năm 2003
Mã số thuế : Mã số thuế 0100112437 tại Cục Thuế HN
Tài khoản : Số 453100301 mở tại Sở Giao Dịch NHNN
Trang 7"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 6
II Ngành nghề kinh doanh của VCB:
Bao gồm (Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 02 tháng 6 năm 2008):
1 Hoạt động chính là dịch vụ tài chính:
Trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại với lĩnh vưc truyền thông là ngân hàng bán buôn (kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp)
Hoạt động ngân hàng bán lẻ:
- Hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng
- Dịch vụ cho vay gắn với bất động sản – cho vay cầm cố, cho vay mua nhà …
- Kinh doanh dịch vụ tài chính phục vụ khách hàng thể nhân…
Bảo hiểm:
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm…
Ngân hàng đầu tư:
- Kinh doanh và đầu tư chứng khoán
- Hoạt động quản lý tài sản/quỹ đầu tư…
- Dịch vụ tư vấn mua, bán, chia tách, sáp nhập công ty…
Dịch vụ tài chính khác…
2 Hoạt động phi tài chính:
Kinh doanh và đầu tư bất động sản
Đầu tư xây dựng và phát triển các dự án kết cấu hạ tầng
Hoạt động khác…
III Các hoạt động kinh doanh chiến lƣợc (SBU) của VCB:
1 Huy động vốn:
Trang 8"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 7
Bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
2 Hoạt động tín dụng
Bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, và các hình thức khác theo quy định của NHNN
3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước vào ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu
hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng
4 Các hoạt động khác
Bao gồm các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và USD, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán thông qua công ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ
IV Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của Ngân hàng VCB
Trên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh cùng với kinh nghiệm hoạt động trải qua 45 năm, NHNT đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên thị trường Từ
đó, NHTMCP NTVN xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh như sau:
Trang 9"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 8
1 Tầm nhìn chiến lƣợc
Xây dựng NHTMCP NTVN thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đào tạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á vào năm
2015 – 2020, có phạm vi hoạt động quốc tế
NHTMCP NTVN xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung:
Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động - bắt kịp với trình
độ khu vực và thế giới;
Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHNT cũng như của các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu
2 Sứ mạng kinh doanh của VCB
Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt
Bảo đảm tương lai trong tầm tay của khách hàng
Sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương mại trên thị trường
V Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
o Tổng doanh thu : 8.874.128.371.069 (đồng Việt Nam)
o Doanh thu thuần : 6.417.454.885.685 (đồng Việt Nam)
o Lợi nhuận trước thuế : 3.557.134.889.629 (đồng Việt Nam)
o Lợi nhuận sau thuế : 2.680.182.302.278 (đồng Việt Nam)
o Tổng tài sản : 219.910.208.912.768 (đồng Việt Nam)
o Tổng nguồn vốn : 219.910.208.912.768 (đồng Việt Nam)
o Tỷ suất sinh lời : 20,13%
o Tăng trưởng dư nợ tín dụng ước đạt 16,4%
o Tăng trưởng huy động vốn khoảng 12%
o Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng khoảng 4,5%
o Mức chi trả cổ tức năm 2008 của Vietcombank bằng tiền đạt tỷ lệ 12%/mệnh giá
Trang 10"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 9
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VCB, năm 2008)
PHẦN 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
I Ngành kinh doanh của doanh nghiệp
Vietcombank hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
1 Tăng trưởng của ngành
Tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua.Trong đó, thị trường về vốn tăng trưởng lớn nhất trong 20 năm trở lại đây
- Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đối với nền kinh tế của hệ thống NH tăng gần
34% tính đến hết tháng 11/2007 và ước tính hết năm 2007 tăng tới 37-38% so với cuối năm 2006 và tăng gấp khoảng 2 lần so với mức dự kiến từ đầu năm là 17-21%
- Huy động vốn trong xã hội còn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn Theo Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng trong cả nước tính đến hết 31/12/2007 ước tính tăng tới 36,5%, một số ước tính khác tăng 37-37,5%, gấp hơn 3,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế Đây là tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ gần 20 năm đổi mới hoạt động ngân hàng cho đến nay
- Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2008 tăng 30% so
với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%
Trang 11"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 10
- Về quy mô tài sản đây là chỉ tiêu quan trọng nhất và phản ánh tập trung, bao
quát nhất mức độ lớn, sự phát triển của một ngân hàng Kết thúc năm 2005, bình quân các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng khoảng 48% - 50% so với cuối năm
2004, gấp 2,5 lần tốc độ tăng chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam và gấp 5-6
lần tốc độ tăng trung bình của thế giới
Trong đó, dẫn đầu toàn ngành ngân hàng là 4 NHTMNN với quy mô tăng nhanh qua các năm, tổng tài sản bình quân đến hết năm 2006 đã lên tới gần 180.000 tỷ đồng/ngân hàng Liên tục trong giai đoạn 2004-2006, VBARD chiếm vị trí quán quân
về quy mô tổng giá trị tài sản, đứng thứ 2 là VCB, tiếp theo là BIDV và ICB Tính chung tổng tài sản của khối NHTMNN năm 2005 tăng 18,2% so với năm 2004, năm
2006 tăng 26,9% so với năm 2005
- Lợi nhuận trước thuế và cổ tức: Kết thúc năm 2005, ACB đạt lợi nhuận
trước thuế tới 385,1 tỷ đồng so với con số 278,0 tỷ đồng hết năm 2004; Sacombank đạt 306,1 tỷ đồng so với năm 2004 là 198 tỷ đồng, Techcombank đạt 286 tỷ đồng, so với năm trước mới đạt 39 tỷ đồng, bình quân các ngân hàng thương mại cổ phần chia cho các cổ đông là 15- 16%, cao gấp gần 2 lần lãi suất tiền gửi tiết kiệm Đồng Việt Nam
kỳ hạn 1 năm Dẫn đầu là Techcombank chia 36,6% so với mức của năm 2004 là 15,0%; ACB chia 28% so với năm 2004 là 36,7%; Sacombank chia 23,8% so với mức của năm trước là 26,0%; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á - EAB và VP Bank đều cùng mức chia 20%, tăng gấp 1,5 lần năm 2004,
- Các tổ ngân hàng tiếp tục chú trọng phát triển nhiều công nghệ, dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại Mạng lưới hoạt động tiếp tục được củng cố và mở rộng hiệu quả, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với dịch vụ ngân hàng Đặc biệt, trong năm 2008, đã có một ngân hàng thương mại cổ
phần mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài
2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
Ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô Nếu như năm 1991 số lượng ngân hàng chỉ là 9 ngân hàng thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên thành 80 ngân hàng Số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung vào 2 khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho thấy sức
Trang 12"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 11
hấp dẫn của ngành Ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế
Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 ngàn tỷ đồng tương đương hơn 130% GDP 2007 Sự ăng trưởng hệ thống tập trung vào 2 mảng hoạt động truyền thống là cho vay và huy động Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao, đạt trung bình trên
35%/năm trong suốt giai đoạn 2002 - 2007
Ngoài 2 mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ Cùng với việc đầu tư mạnh vào công nghệ, cơ sở vật chất và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, những năm vừa qua thu nhập từ các mảng hoạt động này cũng tăng mạnh
Trang 13"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 12
Các chỉ tiêu này cho thấy hệ thống Ngân hàng vẫn có tiềm năng tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong những năm tới sẽ giảm xuống, đồng thời hệ thống Ngân hàng sẽ phải tập trung hơn vào việc tăng năng lực tài chính và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống
II Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
Các nhân tố môi trường vĩ mô tác động đến VCB
1 Nhân tố chính trị - pháp luật:
Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định
trên thế giới Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nên kinh tế Việt Nam nói chung
Trang 14"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 13
Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu
tư vốn vào các ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển
Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tại Việt Nam dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển
Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công…Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh được những rủi ro Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong đó có ngành Ngân Hàng
Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiêp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của
luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng, một ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, hơn nữa các Ngân hàng thương mại còn chịu sự chi phối chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước Một số cơ chế chính sách về lãi suất mà NHNN đã đưa ra như:
Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992
Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995)
Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7.2000)
Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002)
Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006)
Việt Nam đang dần hoàn thiện Bộ luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các chính sách kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành Ngân hàng được hướng dẫn cụ thể và có điều kiện kinh doanh minh bạch
2 Nhân tố văn hóa - xã hội:
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày càng
Trang 15"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 14
tăng
Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trường mang lại Ví dụ như khi tình hình kinh tế lạm phát thì người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng…
Tốc độ đô thị hoá cao (sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia tăng
Số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu vốn, tài chính tăng
3 Nhân tố công nghệ
Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới
do đó hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành Ngân hàng ngày càng được nâng cấp
và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Ngân hàng nào
có công nghệ tốt hơn Ngân hàng đó sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng khác
Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam Các Ngân hàng nước ngoài có vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn các Ngân hàng trong nước về mặt công nghệ do đó để có thể cạnh tranh các Ngân hàng trong nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội cũng như thách thức cho các Ngân hàng về chiến lược phát triển và ứng dụng các công nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả
Sự chuyển giao công nghệ và tự động hoá giữa các Ngân hàng tăng dẫn đến sự liên doanh, liên kết giữa các Ngân hàng để bổ sung cho nhau những công nghệ mới
Sự thay đổi công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Khi công nghệ càng cao thì càng cho phép Ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các cách thức phân phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới Điển hình khi Ỉnternet và Thương mại điện tử phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến ngày càng tăng, vì vậy việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như chữ ký số, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử .để đưa ra các dịch vụ mới như: Hệ thống ATM, Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking…sẽ giúp cho các ngân hàng giảm
Trang 16"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 15
được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm sự trung thành ở khách hàng của mình
4 Nhân tố kinh tế
Các nhân tố trong nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VCB:
Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến ngành Ngân hàng cũng như đến nền kinh
tế
Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán cùng phản ứng khá tiêu cực của thị trường tín dụng Việt Nam như: khan hiếm nguồn tín dụng, lạm phát gia tăng cũng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của VCB
Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7-2008 cũng chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trong tương quan giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD)
Đầu cơ và biến động giá cả
Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động như diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ, giá vàng lên xuống thất thường, “cơn sốt”giá lương thực… đã tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu cơ quốc tế Một số nhà đầu cơ và tập đoàn tài chính đa quốc gia với tài sản hàng nghìn tỉ USD đang thao túng thị trường giao dịch hàng hóa thiết yếu và đầu vào sản xuất quan trọng lần lượt là dầu thô, lương thực và vàng, tiếp đến là tiền tệ và tài sản tài chính của các quốc gia đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Ngân hàng nói chung và VCB nói riêng
Lạm phát và tăng trưởng:
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á sau Trung Quốc, với tiềm năng tăng trưởng to lớn trong các năm tiếp theo; GDP bình quân đầu người của VN cũng tăng khoảng 10%/năm trong vòng 5 năm qua Những con số này phản ánh cơ hội tăng trưởng to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại
VN
Trang 17"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 16
Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 Cuối tháng
6-2008, chỉ số giá so với kỳ gốc 2005 là 144,30%; trong quý III-6-2008, tốc độ tăng CPI giảm dần Dẫn đến cả quý III-2008, CPI chỉ tăng 4,18% Từ tháng 10-2008, xuất hiện dấu hiệu giảm phát khi CPI giảm xuống 148,2% so với mức 148,48% của tháng trước
Vụ Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu (cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay) của hệ thống ngân hàng tính đến 31-7-2008 là 3,64% (số tuyệt đối là 10.886 tỉ đồng), tăng 1% so với 2007
Đầu tư nước ngoài:
Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu là các nhân tố chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong các năm qua
Tăng trưởng GDP thực tế của VN Tốc độ lạm phát của VN
2.8 3.1 3.0 3.2
4.5
6.8 10.2
Trang 18"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 17
Sụt giảm trên thị trường chứng khoán
Sự vận động lên xuống của các chỉ số chứng khoán cũng như giá các loại cổ phiếu có tác động ngày càng lớn hơn tới đời sống xã hội Đến cuối năm 2008, giá trị các chỉ số chứng khoán giảm tới 70% so với đầu năm Ngay một số cổ phiếu thuộc nhóm “blue-chip” còn có mức sụt giảm lớn hơn nhiều, như SSI (- 84%) và FPT (- 78%)
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường trong nước có nhiều lo ngại trước nguy cơ thâm nhập của những “cá mập” quốc tế
→ Kết luận: Môi trường vĩ mô ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tăng trưởng và phát
triển của ngân hàng VIETCOMBANK ở mọi khía cạnh và mọi góc độ
III Đánh giá cường độ cạnh tranh
1 Tồn tại các rào cản gia nhập ngành
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập
Rào cản gia nhập của các ngân hàng nước ngoài: Theo các cam kết khi gia
nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài từ năm 2008 Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai
Trang 19"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 18
Rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa: đang được
nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008 Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại
Điều kiện đối với việc lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
- NHTƯ của nước nguyên xứ phải ký cam kết về hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi thông tin với NHNN VN
- Có tổng tài sản ít nhất là 10 tỉ USD vào cuối năm tài chính trước năm xin phép thành lập ngân hàng
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác theo tiêu chuẩn quốc tế
- Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và hoạt động có lãi trong 3 năm liên tiếp trước thời điểm cấp phép, không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và pháp lý tại nước nguyên xứ trong vòng 3 năm
- Cam kết hỗ trợ về tài chính và công nghệ cho ngân hàng con tại Việt Nam
Điều kiện đối với việc lập ngân hàng cổ phần:
- Vốn điều lệ thực góp đến năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và đến năm 2010 là 3.000 đồng
- Tối thiểu phải có 100 cổ đông và không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 03 năm, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 50% tổng số cổ phần được quyền chào bán và không được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 5 năm
- Có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức đã được thành lập và hoạt động tối
thiểu là 5 năm, có tài chính lành mạnh, tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng, vốn chủ
sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng và có kết quả kinh doanh lãi trong 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng
- Đối với NHTM phải có tổng tài sản tối thiểu phải là 20.000 tỷ đồng và vốn
Trang 20"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 19
chủ sở hữu tối thiểu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng
- Trong cơ cấu HĐQT của ngân hàng có thành viên độc lập
- Đảm bảo về khả năng công nghệ, kế hoạch hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu, về năng lực quản trị rủi ro, khả năng áp dụng các chuẩn mực quản lý quốc tế cùng những điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành ngân hàng sau khi thành lập
2 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
VCB huy động vốn từ các nhà cung ứng: dân chúng, cổ đông, các doanh nghiệp, các ngân hàng khác, các đối tác liên minh chiến lược … và chịu sự tác động trực tiếp từ các nhà cung ứng này
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hệ thống Ngân hàng thương mại và VCB phụ thuộc và bị tác động bởi các chính sách của NH Nhà nước thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất và quản lý dự trữ ngoại tệ … Ngoài ra do mức độ tập trung ngành của ngành ngân hàng, đặc điểm hàng hoá/dịch vụ, tính chuyên biệt hoá sản phẩm/dịch vụ và khả năng tích hợp của VCB mà quyền lực thương lượng lúc này nghiêng về NHTW
Các tổ chức, khách hàng cá nhân gửi tiền tại ngân hàng
Mặc dù vai trò của các tổ chức và khách hàng cá nhân gửi tiền tại ngân hàng là rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng quyền lực thương lượng của họ lại không cao do mức độ tập trung không cao và đặc điểm sản phẩm hàng hoá/dịch vụ
Huy động vốn từ các ngân hàng khác
VCB có sự liên doanh, liên kết với nhiều ngân hàng khác để hỗ trợ nhau cùng phát triển nhưng do VCB là ngân hàng hàng đầu tại VN nên quyền lực thương lượng vẫn nghiêng về VCB
3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Khách hàng của Ngân hàng có hai loại Đó là khách hàng đi vay vốn và khách hàng đóng vai trò là nhà cung cấp vốn – tức người đi gửi tiền
Đối với khách hàng đóng vai trò cung cấp vốn thì quyên thương lượng là khá
Trang 21"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 20
mạnh Bởi sự phát triển và tồn tại của ngân hàng luôn dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng Nên nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ không thể phát triển Trong khi đó, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng là khá cao Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nơi khác
Tuy nhiên đối với khách hàng đi vay vốn lại khác, quyền lực thương lượng của
họ yếu hơn so với các Ngân hàng Khi vay vốn, khách hàng cần phải trình bày các lý
do, giấy tờ chứng minh tài chính… Và việc có vay được vốn hay không còn phải phụ thuộc vào quyết định của Ngân hàng
Có thể lấy ví dụ sau để chứng minh điều đó: Việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không đồng thuận Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng Nhưng không vì thế mà ta
có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam
4 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt khi hàng loạt tổng công
ty là các khách hàng ruột của Vietcombank ráo riết thành lập ngân hàng, công ty tài chính Ngân hàng Nhà nước vừa đồng ý nguyên tắc thành lập cho 4 ngân hàng mới với quy mô rất lớn và sẽ tiếp tục cấp phép Các ngân hàng nước ngoài HSBC, ANZ và Standard Charterred Bank cũng đã nộp đơn xin thành lập ngân hàng con tại Việt Nam Vietcombank sẽ chịu áp lực về sự ra đi của các khách hàng lớn và các nhân viên chủ chốt khi hàng loạt ngân hàng thành lập mới dự kiến cần tới hàng ngàn nhân sự cao cấp
từ cấp trưởng phó phòng chi nhánh
VCB có sự cạnh tranh với tất cả các ngân hàng trong ngành trong đó đối thủ cạnh tranh chính và trực tiếp là: ACB và Eximbank Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Techcombank, BIDV, Agribank, VP Bank, ABB, …
Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ Họ đã phục vụ những
Trang 22"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 21
khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là không thể Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking) Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước phải trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự có quy mô lớn Tuy nhiên ngân hàng trong nước có lợi thế là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn và Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ
5 Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Về cơ bản, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại:
• Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…)
• Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…)
• Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán
• Là nơi cho vay tiền
• Là nơi hoạt động kiều hối Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng
Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu
tư vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương…) hoặc đầu tư vào nhà đất hoặc các khoản đầu tư khác Chẳng hạn như thời
Trang 23"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 22
điểm này, giá vàng đang sốt, tăng giảm đột biến trong ngày, trong khi đô la Mỹ ở thị trường tự do cũng biến động thì lãi suất tiết kiệm của đa số các ngân hàng chỉ ở mức 7-8% một năm Do đó sự đe doạ từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế đối với VCB và các ngân hàng khác là rất lớn
6 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác
Các bên liên quan của VCB bao gồm: Công đoàn, Chính phủ, các tổ chức tín dụng, dân chúng…
Thật vậy, chính phủ thông qua hệ thống luật pháp của mình, đưa ra các qui định đối với các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong khuôn khổ các chính sách của nhà nước như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, và các chính sách tiền tệ khác nhằm điều tiết mức cung tiền trên thị trường Do VCB đang cổ phần hóa nên trong giai đoạn đầu Nhà nước sẽ sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam không thấp hơn 70%; Trong giai đoạn tiếp theo (dự kiến đến năm 2010), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ tiếp tục bán cổ phần để tăng vốn điều lệ nhưng tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ được duy trì ở mức không thấp hơn 51% Do đó quyền lực tương ứng nghiêng về phía của Chính phủ và Nhà nước
…
Trang 24"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 23
Trang 25"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 24
Đánh giá
Cường độ cạnh tranh của ngành Ngân hàng mạnh
Cường độ cạnh tranh của ngành Ngân hàng ở VN mạnh Các ngân hàng tại Việt Nam cạnh tranh rất gay gắt, ho cạnh tranh với nhau từng phần lãi suất, từng miếng thị phần một, đặc biệt là đối với các ngân hàng cùng lớp hay nhóm
Đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành Ngân hàng
Một số dự đoán phát triển chính của ngành ngân hàng đến năm 2010 như sau:
- Tốc độ tăng huy động vốn: 18-20%/năm
- Tốc độ tăng tín dụng: 18-20%/năm
- Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn: 33-35% (trong tổng nguồn vốn huy động)
- Tỷ lệ nợ xấu: 5-7% (so tổng dư nợ)
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 8%
Lợi nhuận trước thuế năm 2006 - Một số ngân hàng Nguồn : Báo cáo của các ngân hàng, Vietnam News Brief Service (29/01/07)
→ Kết luận: Do mức lợi nhuận cao, sự quan trọng và xu hướng phát triển mạnh
trong tương lai của ngành NH nên ngành có mức độ hấp dẫn rất cao