Chương 17: Kết cấu bộ phận hướng trong hệ thống treo độc lập với cơ cấu hướng 2 đòn Kết cấu loại này cơ cấu có hai đòn ngang có chiều dài bằng nhau cơ cấu hướng hình bình hành, có hài đ
Trang 1Chương 17:
Kết cấu bộ phận hướng trong hệ thống treo độc lập với cơ cấu hướng
2 đòn
Kết cấu loại này cơ cấu có hai đòn ngang có chiều dài bằng nhau (cơ cấu hướng hình bình hành), có hài đòn ngang có chiều dài khác nhau (cơ cấu hướng hình thang)
Khi sử dụng loại cơ cấu hướng hình bình hành, lúc ta nâng hay hạ bánh xe 1 đoạn h thì mặt phẳng quay của bánh xe sẽ dịch chuyển nhưng luôn song song với nhau Do đó khắc phục hoàn toàn phát sinh hiệu ứng con quay và triệt tiêu sự rung của bánh xe đối với hệ đứng của hệ thống lái
Theo các kết cấu hệ thống treo độc lập có cơ cấu hương hình thang, khi nâng hạ bánh xe một đoạn h góc quay a của bánh xe sẽ giới hạn trong khoảng 50 60 với hệ tự số a như vậy hiệu ứng con quay sẽ tự triệt tiêu do lực ma sát trong hệ thống
Trang 2
Hình 6: Sơ đồ động học hệ thống treo độc lập của bánh xe với cơ
cấu hướng hai đòn hình bình hành và hình thang
Đồng thời thay đổi chiều rộng vết bánh xe sẽ được bù lại do
độ đàn hồi của lốp, nên lốp không bị trượt trên mặt tựa
lập loại nén
Trang 3Hình 5: Sơ đồ hệ thống treo loại nến
Cơ cấu hướng loại nén nên đảm bảo khi cơ dịch chuyển bánh xe không làm thay đổi các góc đặt bánh xe a, d,8 chiều rộng cơ sở B
có thể thay đổi một ít nhờ độ nghiêng ngang của bánh dẫn hướng
bù lại nên coi như không đổi Trọng lượng phần không được treo loại này bé nhất
Nhược điểm của bộ phận hướng loại nén là:
Trang 4- Vì thu gọn kết cấu của bộ phận hướng dẫn nén lực ngang và mô men do lực ngang ở bánh xe tác dụng, lên cơ cấu đòn còn có giá trị lớn, nên tuổi thọ của cơ cấu giảm
- Đội dịch chuyển tịnh tiến 2 chiều của bộ phận dẫn hướng lớn nên khó giảm ma sát bên trong bộ phận hướng cũng như khó đảm bảo
độ kín
- Khó bố trí được hệ thống treo lên ô tô đặc biệt là khi bánh xe có
độ dịch chuyển lớn, nhất là đối với phần tử đàn hồi là loại lò xo xoắn ốc Lò xo xoắn ốc sẽ làm tăng độ dài của nén
5 Kết cấu của bộ phận hướng trong hệ thống treo loại thăng bằng Trong các ô tô ba cầu, cầu thứ 2 và cầu thứ 3 thường đặt gần nhau,
hệ thống treo của hai cầu này thường đặt gần nhau Hệ thống treo của hai cầu này thường làm loại thăng bằng để đảm bảo tải trọng thẳng đứng bằng nhau ở hai bánh xe giữa và bánh xe sau bên trái cũng như bên phải Hệ thống treo trong trường hợp này có thể là hệ thống treo phụ thuộc hoặc hệ thống treo độc lập
Trong nhiều trường hợp hệ thống treo thăng bằng thường là loại nhíp Như vậy chỉ cần 1 nhíp cho cả hai bánh xe cùng một phía
Trang 5Hình 7: Hệ thống treo thăng bằng 1.Bộ nhíp; 2.3 Đòn dẫn hưóng; 4 Trục Nhíp đóng vai trò đòn thăng bằng, nó không chịu các lực dọc
và các mô men phản lực Các cầu được nối với khung bằng hệ thống đòn dẫn hướng 2 và 3 Các lực dọc và mô men phản lực truyền lên khung qua các đòn này Đặc tính dịch chuyển của các bánh xe trong mặt phẳng dọc sẽ phụ thuộc vào bốn khâu bản lề tạo bởi tâm các nhíp nối với khung bằng trục lắc 4, hai đầu nhíp tỳ lên hai dầm cầu
Trong trường hợp khoảng cách hai cầu giữa và sau lớn mà trong sản xuẩt chỉ có loại nhíp ngắn có treo riêng từng cầu và làm đòn nối giữa hai nhíp, ta cũng biến hệ thống treo thành hệ thống treo thăng bằng
Trang 6Hình 8 Hệ thống treo thăng bằng đảm bảo các mô men phản lực