ĐỀ THI HK II - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6-7-8

6 834 0
ĐỀ THI HK II - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6-7-8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS LONG THÀNH Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2008 - 2009 Môn Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đề bài: A-PHẦN VĂN: Văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam? B-PHẦN TIẾNG VIỆT: Câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ? C-TẬP LÀM VĂN: Em hãy miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè. BµI LµM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 - 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Phần A : PHẦN VĂN: (2 diểm-mỗi ý 1 điểm) - Vẽ đẹp và phẩm chất của tre. + Mọc thẳng hàng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn. + Vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt, cứng cáp, dẽo dai, vững chắc. - Cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam: + Gần gũi, thân thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam. + Tre mang những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam. Phần B: TIẾNG VIỆT (1 điểm) - Câu trần thuật đơn (0,5đ) là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc,sự vật hay nêu một ý kiến. - Ví dụ: (0,5đ) HS tự làm. Phần C: TẬP LÀM VĂN: (7 điểm) • Mở bài (0,5đ): Giới thiệu cây …… ở đâu? lúc nào? • Thân bài (6đ): - Tả bao quát (xa→gần). + Hình dáng: Dáng sừng sững che cả gốc sân… + Kích thước: Cao, to. - Tả chi tiết từng bộ phận: (dưới→trên) + Gốc. + Thân. + Vỏ. + Nhánh, cành. + Tán lá. + Hoa. + Tiếng ve kêu. - Lợi ích của việc trồng phượng: + Che bóng mát. + Sự chăm sóc của con người. ● Kết bài (0,5đ): Nêu cảm nghĩ. ● Lưu ý: + Bài viết rõ ràng , chữ sạch đẹp, lưu loát cộng 1 điểm. + Lỗi chính tả: 4 lỗi trừ 0,5 điểm. TRƯỜNG THCS LONG THÀNH Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2008 - 2009 Môn Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đề bài I/ TIẾNG VIỆT ( 2 điểm ): Câu 1 ( 1 điểm ): Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ. Câu 2 ( 1 điểm ): Tìm các trạng ngữ trong câu sau đây và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó trong câu: a. Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp. b. Để làm vui lòng cha mẹ, Lan luôn cố gắng trong học tập. II/ NGỮ VĂN ( 2 điểm ) : Câu 1( 1,5 điểm): Tìm và giải thích các thành ngữ, tục ngữ trong đoạn lời ca sau: a) Giống phượng giống công, Giống nhà bà đây giống phượng giống công Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ b) Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu ( Trích vở chèo Quan Âm Thị Kính ) Câu 2( 0,5 điểm ): Em hiểu thế nào là "Oan Thị Kính " ? III/ TẬP LÀM VĂN ( 6 điểm ): Chân lý " Đoàn kết là sức mạnh " đã được nhân dân Việt Nam thể hiện bằng hình ảnh trong câu ca dao: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Hãy chứng minh chân lý ấy trong thực tế đời sống (trong lao động, trong chiến đấu, trong học tập - rèn luyện). BµI LµM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 - 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 I/ TIẾNG VIỆT: Câu 1( 1đ ): Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. Ví dụ: - Buổi sáng. ( Nêu thời gian ) - Ôi chao! ( Bộc lộ cảm xúc) Câu 2( 1đ ): Các trạng ngữ là : a. Đêm qua; Sáng nay ( Xác định thời gian ). b. Để làm vui lòng cha mẹ (trạng ngữ chỉ mục đích ) II/ NGỮ VĂN: Câu 1(1,5đ) : - Các thành ngữ, tục ngữ ( 0,5đ ): + Giống phượng giống công + Mèo mả gà đồng + Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu - Giải thích đúng từng câu ( 1đ ): + Dòng dõi sang trọng, quyền quý, đẹp đẽ. + Những kẻ trộm cắp, sống bạt mạng, lang thang, không đứng đắn gặp nhau. + Rau nào sâu ấy, dòng nào giống ấy, không thể lẫn lộn được. Câu 2(0,5đ) : Oan Thị Kính là nỗi oan cùng cực, không có cách nào thanh minh, oan giải. III/ TẬP LÀM VĂN : Mở bài (1đ ): Nêu được luận đề Sức mạnh của sự đoàn kết. Thân bài(4đ): Trình bày được các luận điểm và dẫn chứng: - Sức mạnh vô địch của đoàn két trong lao động ( dẫn chứng: đắp đê chống lụt, xây dựng công trình thuỷ lợi ). - Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm ( dẫn chứng từ các cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm ở nước ta). - Sức mạnh đoàn kết trong học tập, rèn luyện bản thân( dẫn chứng). Kết bài(1đ ): - Bài học đoàn kết đối với học sinh; tránh làm mất đoàn kết, đoàn kết một chiều, không đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, thân ái nhưng nghiêm khắc. TRƯỜNG THCS LONG THÀNH Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2008 - 2009 Môn Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đề ra: I.PHẦN KIẾN THỨC CHUNG: (5điểm) Câu 1: (1điểm ) Văn nghị luận là gì? Câu2:( 1điểm) Tóm tắt 3 luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày trong văn bản ''Đi bộ ngao du” Câu 3: (2đ) Vì sao “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta khi đó? So với bài “ Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt (đã học ở lớp7) được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nước ta ,ý thức độc lập dân tộc thể hiện trong “Bình Ngô đại cáo” có nét gì mới ? Câu 4:(1 điểm) Lượt lời là gì? Cho biết đoạn trích sau đây có mấy lượt lời? “Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa rên lại vừa kêu: - U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù phải tội. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được ” II. PHẦN LÀM VĂN:( 5 điểm) Hãy viết một bài nghị luận nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chống bài trừ đó là tiêm chích ma tuý . BµI LµM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 - 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 I.PHẦN KIẾN THỨC CHUNG: (5 điểm) Câu1: 1(điểm) Văn nghị luận là dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, một tư tưởng. Câu 2: (1 điểm) Tóm tắt được 3 luận điểm: -Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do,tuỳ theo ý thích không lệ thuộc vào bất cứ ai bất cứ cái gì. - Đi bộ ngao du có dịp trau dồi tri thức của ta. - Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần. Câu 3: (2 điểm) -“Bình Ngô đại cáo”được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là chân lý hiển nhiên. So với bài “Sông núi nước Nam”(đã học ở lớp7) ý thức độc lập dân tộc được xác định ở hai phương diện: Lãnh thổ (Sông núi nước Nam) và chủ quyền (Vua Nam ở). Đến Bình Ngô Đại Cáo ý thức dân tộc đã được phát triển cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng , bổ sung bằng yếu tố mới, đầy ý nghĩa: đó là nền văn hiến lâu đời, là phong tục tập quán riêng, là truyền thống lịch sử anh hùng “Bao đời xây nền độc lập”. Với sự mở rộng bổ sung, ý thức về dân tộc của Nguyễn Trãi trong bài “Bình Ngô đạo cáo” của thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn so với ý thức dân tộc trong bài “Sông núi nước Nam” thế kỉ XI. Câu 4: (1 điểm) -Lượt lời là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau. -Có hai lượt lời được thể hiện trong đoạn trích . II. PHẦN LÀM VĂN:( 5 điểm) *Yêu cầu học sinh biết viết được bài văn nghị luận . Biết đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn để tăng tính thuyết phục. Mở bài:(1.đ) Nêu được vấn đề thực tế hiện nay : Ngày nay xã hội ngày càng tốt đẹp, cuộc sống con người càng phát triển hơn, những điều đó không đồng nghĩa với tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Thân bài:(3đ) Lí giải được ma tuý là gì? Tại sao ma tuý lại có tác hại khôn lường ? -Hậu quả của ma tuý gây ra: +Tiều tụy ,không có sức khoẻ. +Từ ma tuý dẫn tới AIDS . +Huỷ hại công danh sự nghiệp con người: Làm việc kém, không tập trung vào công việc. +Làm huỷ hoại về kinh tế. +Huỷ hoại về tinh thần. => Xã hội không phát triển do nhiều người nghiện ma tuý, ma tuý là hiểm hoạ về xã hội và gia đình. -Nêu được hành động phải làm gì để chống tệ nạn tiêm chích ma tuý: +Tự bảo vệ mình tránh xa ma tuý và tệ nạn xã hội. +Tuyên truyền mọi người biết về tác hại của ma tuý. +Giúp đỡ người bị nghiện cãi tạo được nghiện ma tuý. +Chung tay đẩy lùi ma tuý. -Kết bài:(1đ) Học sinh khẳng định được ma tuý nguy hiểm nên tránh xa nó, nói không với ma tuý để đem lại bình yên cho mọi nhà. *Hướng dẫn chấm: +5-6điểm: Bài viết đáp ứng các yêu cầu trên, chữ viết rõ ràng, sạch ,đẹp không sai quá 3 lỗi chính tả cơ bản. +3-4 điểm: Bài viết đáp ứng 2/3 yêu cầu trên trình bày rõ ràng ,sai không quá 5 lỗi chính tả cơ bản. +1-2 điểm: Bài viết đáp ứng 1/2 yêu cầu sai 7 lỗi cơ bản. * Tuỳ theo mức độ hoàn thành bài viết của học sinh mà giáo viên cho điểm chính xác. . tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2008 - 2009 Môn Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đề bài: A-PHẦN VĂN: Văn bản “Cây. KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 - 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Phần A : PHẦN VĂN: (2 diểm-mỗi ý 1 điểm) - Vẽ đẹp và phẩm chất của tre. + Mọc thẳng hàng,. THÀNH Họ và tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2008 - 2009 Môn Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đề bài I/ TIẾNG VIỆT ( 2

Ngày đăng: 05/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan