0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

PHẦN KẾT LUẬN I Những bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu SKKN PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH HỌC 10 VÀ 12 (Trang 32 -32 )

I. Những bài học kinh nghiệm.

Đối với giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu học hỏi kiến thức có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là kiến thức thực tế ở tại địa phương, trong nước và trên thế giới, và ý thức đựơc tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, là một trong những biện pháp hữu hiệu và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường

Các em học sinh cũng là các tuyên truyền viên ở gia đình, xã hội. Ví dụ cùng gia đình không đánh bắt các động vật nhỏ, cá nhỏ, tiết kiệm điện…

Dù không có nhiều thời gian trên lớp, nhưng giáo viên không nên bỏ qua phần liên hệ thực tế và coi nó phần phụ. Vì nó là 1 phần thước đo trình độ và chuẩn mực giáo viên. Giáo viên càng có kiến thức dồi dào thì bài học càng phong phú không nhàm chán. Học sinh lắng nghe nhiều hơn, càng thu được nhiều kiến thức bổ ích hơn, qua đó càng yêu thích và say mê học tập bộ môn. Giáo viên sẽ chiếm được nhiều tình cảm và sự kính trọng của học sinh .

Tôi nhận thấy trong dạy học tích hợp nhất là giáo dục bảo vệ môi trường việc dùng giáo án điện tử power point rất hiệu quả. Nó giúp truyền tải nhiều kiến thức qua các sơ đồ, những hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc mang tính giáo dục cao. Giáo viên không lo ngại mất nhiều thời gian mà hiệu quả rất cao.

Để giảm nhẹ phần tích hợp giáo viên có thể cho học sinh trình bày những hiểu biết của các em trước sau đó là bổ sung thêm kiến thức mới. Sự trao đổi trên làm học sinh tích cực hơn và kiến thức bổ sung không quá nặng dể dể khắc sâu hơn.

Để nhân rộng những làm việc tốt (ví dụ dọn dẹp sân trường sạch sẽ ) giáo viên phải kịp thời khen ngợi trước lớp. Hoặc có những em làm việc chưa tốt ( ví dụ không bỏ rác vào thùng rác, không tắt điện khi ra về …) giáo viên phải kịp thời chấn chỉnh, phân tích cho các em và cả lớp nghe đó là việc làm không tốt.

Mặc dù ta thấy được thái độ quan tâm, hưởng ứng của học sinh trong các tiết học, nhưng mỗi vấn đề nếu có điều kiện đều cần phải hâm nóng lại . Có như vậy sự hình thành thái độ và hình vi bảo vệ môi trường mới được củng cố và bền vửng. Bản thân giáo viên phải là người gương mẩu đi đầu.

Một phần của tài liệu SKKN PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH HỌC 10 VÀ 12 (Trang 32 -32 )

×