Tranh biếm họa về các tổ chức độc quyền ở Mĩ

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT qua việc sử dụng tranh biếm họa, phần lịch sử thế giới lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 32 - 33)

Nội dung tranh: Đây là bức tranh biếm họa đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ. Tranh miêu tả một con mãng xà khổng lồ (chữ trên hình mãng xà monopoly- độc quyền), có đuôi rất dài quấn chặt vào Nhà Trắng (trụ sở chính quyền Mĩ), há to mồm đe dọa, nuốt sống người dân. Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc quyền Mĩ, cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống nhân dân.

Nội dung khai thác: Vào thế kỉ XIX, Mĩ là quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Quá trình tập trung sản xuất đã dẫn đến việc ra đời của các công ty độc quyền. Hình thức độc quyền chủ yếu ở Mĩ là Tơrớt (Tơrớt là hình thức tổ chức độc quyền cao nhất tập hợp của nhiều tài sản của nhiều xí nghiệp…). Thời kì này, ở Mĩ đã xuất hiện các ông vua dầu lửa, ô tô, thép... Ví dụ như công ty thép của Mooc-gân thành lập 1903, kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm.

Phương pháp sử dụng

Bức tranh sử dụng trong mục II “Các nước Đức và Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”, phần 2 “Nước Mĩ”

Khi giảng đến tình hình kinh tế Mĩ với đặc điểm nổi bật là sự xuất hiện các tổ chức độc quyền, giáo viên có thể sử dụng bức tranh biếm họa này. Bức tranh này giúp học sinh hiểu được đặc điểm của các tô chức độc quyền ở Mĩ, so sánh được các hình thức độc quyền giữa các nước tư bản phát triển.

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, giải thích một số hình ảnh ẩn dụ. Sau đó nêu một số câu hỏi để học sinh tư duy:

+ Bức tranh cho chúng ta biết những đặc điểm nào của các tổ chức độc quyền Mĩ?

+ Những đặc điểm có khác gì so với các tổ chức độc quyền tại Anh, Pháp, Đức? Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên chốt kiến thức bằng cách phân tích tranh, trình bày các đặc điểm của các tổ chức độc quyền Mĩ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa - Sách Giáo viênLịch sử 10 - NXB Giáo dục.

2. Phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên (Chủ biên) - Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Tư liệu dạy và học Lịch sử - Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Tùng Dương - NXB Hà Nội.

4. Hướng dẫn sử dụng kênh hình SGK Lịch sử 10.

5. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng - NXB Giáo dục.

6. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông - Phan Ngọc Liên.

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT qua việc sử dụng tranh biếm họa, phần lịch sử thế giới lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w