Tranh biếm họa về Phong trào rào đất cướp ruộng

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT qua việc sử dụng tranh biếm họa, phần lịch sử thế giới lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 26 - 27)

Nội dung tranh:

Bức tranh miêu tả cảnh quân của quý tộc địa chủ đang cầm vũ khí xua đuổi những người nông dân ra khỏi mảnh ruộng của mình. Những người dân nghéo dù đã cố bám trụ nhưng vẫn bị đuổi đi. Bức tranh phản ảnh một hiện tượng phổ biến ở Anh vào thế kỉ XVI, đó là cảnh rào đất cướp ruộng.

Nội dung khai thác: Vào thế kỉ XVI, ngành sản xuất len dạ phát triển một cách nhanh chóng. Để thu được nhiều lợi nhuận, các lãnh chúa phong kiến chiếm đoạt đất đai của nông dân, đuổi họ ra khỏi ruộng đất mà họ đang canh tác để lập các đồng cỏ. Hàng vạn gia đình nông dân mất ruộng đất trở thành những người không có nhà cửa, không tài sản, phiêu bạt khắp nơi. Tình cảnh đó được nhà văn Toomat Morơ gọi là hiện tượng “cừu ăn thịt người”.

Bức tranh sử dụng trong mục 2 “Cách mạng tư sản Anh” bài 29 sách giáo khoa lớp 10 THPT

Khi giảng về nền kinh tế nước Anh trước cách mạng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo viên cần nhấn mạnh phong trào rào đất cướp ruộng diễn ra ở Anh, đẩy hàng vạn người nông dân vào cảnh không nhà cửa.

Khi giảng tới phong trào rào đất cướp ruộng, giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh và yêu cầu các em trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh có hình ảnh gì?

+ Bức tranh phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh lúc bấy giờ”?

Khi học sinh trả lời xong, Giáo viênkết hợp với các kiến thức văn học và khả năng thuyết trình để trình bày cho học sinh hiện tượng rào đất cướp ruộng ở Anh vào thế kỉ XVII.

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT qua việc sử dụng tranh biếm họa, phần lịch sử thế giới lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 26 - 27)