ĐỀ LUYỆN TẬP 1 Câu 1. Hai bình thông nhau A và B với tiết diện thẳng đứng: S 1 = 10 -2 m 2 , S2 = 3 S 1 có chứa nước. Người ta rót vào bình A một lượng dầu khối lượng m 1 = 1,2 kg và thả vào trong dầu chứa trong bình này một vật rắn khối lượng m 2 = 0,8 kg. Biết rằng vật rắn m 2 chìm một phần trong dầu. Ống nối hai bình có thể tích không đáng kể; khối lượng riêng của nước D = 10 3 kg/m 3 . a) Xác định độ cao của cột nước bị hạ thấp ở bình A và dâng lên ở bình B so với mứcc nước ban đầu. b) Tính độ chênh lệch của các mức nước ở hai bình A và B. Câu 2. Một khung dây dẫn đồng chất hình vuông ABCD cạnh a, tiết diện đều S và điện trở suất ρ chuyển động đều từ bên ngoài vào vùng từ trường đều có độ rộng l sao cho khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ của từ trường. Xác định nhiệt lượng tỏa ra trong khung dây dẫn theo a, S, ρ , l và dòng điện cảm ứng I chạy trong khung dây kể từ khi khung dây bắt đầu đi vào vùng từ trường cho đến khi khung đây ra khỏi vùng từ trường. Xét hai trường hợp l > a và l < a. Biết rằng cạnh BC song song với mặt phẳng ngăn cách xy của vùng từ trường đều. Dòng điện cảm ứng chạy trong khung dây tuân theo định luật Jun-Len-xơ. Câu 3. Có ba chiếc bóng đèn Đ 1 , Đ 2 , Đ 3 (Đ 1 và Đ 2 giống nhau), một nguồn điện có hiệu điện thế U = 15V và một điện trở R. Người ta thấy rằng để ba bóng đèn này sáng bình thường có thể mắc chúng theo hai cách như hình. a) Xác định hiệu điện thế định mức của mỗi bóng đèn. b) Biết công suất tiêu thụ của mạch điện ở hình (a) bằng 15W, xác định R và công suất định mức của mỗi bóng đèn. c) Xác định hiệu suất của các cách mắc các bóng đèn và cho biết cách mắc nào tốt hơn. Xem rằng điện năng tiêu thụ trên các bóng đèn là có ích, còn điện năng tiêu thụ trên điện trở R là vô ích. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Câu 4. Một chùm sáng có đường kính D = 5 cm song song với trục chính của thấy kính phân kì L 1 sau khi khúc xạ qua thấu kính này cho một hình tròn sáng có đường kính D 1 = 7 cm trên một màn chắn E đặt cách thấu kính này một khoảng bằng l. a) Nếu đặt một thấu kính hội tụ L 2 có cùng tiêu cự f như thấu kính phân kì vào đúng vị trí của thấu kính phân kì này thì trên màn chắn E thu được một hình tròn sáng có đường kính bằng bao nhiêu? b) Cho l = 24 cm, tính tiêu cự của thấu kính hội tụ. c) Hướng thấu kính hội tụ về phía Mặt Trời sao cho trục chính của nó đi qua tâm Mặt Trời. Vẽ ảnh và xác định vị trí, đường kính ảnh của Mặt Trời. Xem rằng: Mặt Trời như một khối cầu có bán kính R = 0,7.10 6 km, khoảng cách từ bề mặt Mặt Trời đến Trái Đất là l = 150.10 6 km. Câu 5. Trong một buổi tập luyện trước EURO 2004, hai danh thủ Owen và Beckham đứng cách nhau một khoảng 20 m trước một bức tường thẳng đứng. Owen đứng cách tường 10 m còn Beckham đứng cách tường 20 m. Owen đá quả bóng lăn trên sân về phía bức tường. Sau khi phản xạ bóng sẽ chuyển động đến chỗ Beckham đang đứng. Coi sự phản xạ của quả bóng khi va chạm vào bức tường giống như hiện tượng phản xạ của tia sáng trên gương phẳng và cho rằng bóng lăn với vận tốc không đổi v = 6 m/s. 1. Phương chuyển động của quả bóng hợp với bức tường một góc bao nhiêu? 2. Ngay sau khi chuyền bật tường cho Beckham, nhận thấy Beckham bị kèm chặt, Owen liền chạy theo một đường thẳng với vận tốc không đổi để đón quả bóng nảy ra từ bức tường và đang lăn về chỗ Beckham. a) Nếu Owen chọn con đường ngắn nhất để đón quả bóng trong khi chạy thì vận tốc của anh phải là bao nhiêu? b) Hỏi Owen có thể chạy với vận tốc nhỏ nhất là bao nhiêu và theo phương nào thì đón được quả bóng? - Hết -