GV Nguyễn Đức Hiệp SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀTHIĐỀ NGHỊ Môn thi: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Bài 1: (4 điểm) Một chiếc hộp rỗng thành mỏng hở phía dưới được nhúng vào nước theo phương thẳng đứng cho tới khi nắp hộp được ghi trên hình 1. Áp suất của khí quyển là 76 cm Hg. Biết rằng trong trường hợp này, thể tích V và áp suất p của một khối khí tuân theo định luật p.V = const. Tìm lực nâng tác dụng vào hộp. Bài 2: (4 điểm) Trong bình nhiệt lượng kế chứa nước đá có khối lượng m 1 = 0,5 kg ở nhiệt độ t 1 = –20 o C. Đưa vào bình một lượng hơi nước có khối lượng m 2 = 60 g ở nhiệt độ t 2 = 100 o C. Xác định nhiệt độ trong bình nhiệt lượng kế khi xảy ra cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng và nhiệt nóng chảy của nước đá lần lượt là C 1 = 2100 J/kg.K và λ = 340 kJ/kg, nhiệt dung riêng của nước là C 2 = 4200 J/kg.K và nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,2.10 6 J/kg. Cũng bài toán như trên nhưng lượng nước đá ban đầu chứa trong bình nhiệt lượng kế m 1 = 0,3 kg. Bài 3: (4 điểm) Trong một phòng dài L và cao là H có treo một gương phẳng trên tường. Một người đứng cách gương một khoảng bằng l để nhìn gương. Độ cao nhỏ nhất của gương là bao nhiêu để người đó nhìn thấy cả bức tường sau lưng mình. Bài 4: (4 điểm) Cho mạch điện như hình 2, trong đó R 1 = R; R 2 = 3R; R 3 = 4R; R 4 = 2R, điện trở các ampe kế không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch P và Q không đổi. Khi khóa K đóng thì ampe kế A 1 chỉ 1,2 A. Tính số chỉ của ampe kế A 2 khi đóng và khi mở khóa K. Bài 5: (4 điểm) Trên một mỏ hàn nhỏ có ghi 110 V – 50 W. Một người muồn dùng mỏ hàn với nguồn điện 220 V nên đã mắc thêm một bóng đèn 220 V để mỏ hàn nóng bình thường. Hỏi có thể làm theo cách đó được không? Hãy chứng minh bằng tính toán cụ thể. -------- HẾT --------- 1 A 1 A 2 R 1 R 2 R 3 R 4 K – Q + P Hình 2 3 m 1 m 1 m Hình 1 . ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Môn thi: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Bài 1:. lần lượt là C 1 = 2100 J/kg.K và λ = 340 kJ/kg, nhiệt dung riêng của nước là C 2 = 4200 J/kg.K và nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,2 .10 6 J/kg. Cũng bài