6. Cấu trúc khóa luận
2.2.2.2 Phân loại các ion
- Ion phân tử
Ion phân tử đƣợc hình thành do mất đi 1 electron, cho nên khối lƣợng của nó chính là khối lƣợng của phân tử hay trọng lƣợng phân tử, đƣợc kí hiệu là M+. Ion phân tử có các tính chất sau:
+ M+ là ion có khối lƣợng lớn nhất chính là trọng lƣợng phân tử + M+ là ion với thế xuất hiện nhỏ nhất.
+ M+ là số chẵn nếu phân tử không chứa dị tố N hay chứa một số chẵn dị tố N và M+ sẽ là số lẽ nếu chứa một số lẻ dị tố N.
+ Tất cả sự phá vỡ phân tử đều có thể tính từ hiệu số khối lƣợng của các phân tử ion với ion phân tử.
+ Cƣờng độ của M+ tỷ lệ với áp suất mẫu. Nó phụ thuộc vào dãy hợp chất, năng lƣợng của electron và khả năng phá vỡ phân tử. Cƣờng độ của M+
có giá trị từ 0 đến 100%.
- Ion đồng vị
27
chứa trong hợp chất thiên nhiên đều tồn tại đồng vị nhƣ 13C bên cạnh 12C, 15N bên cạnh 14N, 17O, 18O bên cạnh 16O, 37Cl bên cạnh 35Cl.
Các đồng vị tồn tại trong tự nhiên với các tỷ lệ khác nhau cho nên bên cạnh vạch chính ứng với ion M+ còn có các vạch (M+1)+ và (M+2)+… với cƣờng độ nhỏ hơn. Chiều cao của các vạch phụ này tỷ lệ với sự có mặt của các đồng vị trong phân tử. Ngƣời ta dựa vào các đặc điểm này để tính công thức cộng của các hợp chất nhờ phƣơng pháp khối phổ.
- Ion mảnh
Đƣợc sinh ra khi phân tử bị phân mảnh do va chạm với electron. - Ion metastabin
Một số ion xuất hiện nhƣ bƣớc trung gian giữa các ion có khối lƣợng lớn m1 và m2 có thời gian sống ngắn không ghi nhận đƣợc đầy đủ cƣờng độ vạch phổ nhƣng cũng có thể phát hiện đƣợc sự có mặt của nó gọi là ion metastabin m* mà m* = m2/m1. Nhờ m* ta có thể khẳng định đƣợc m2 là do m1 sinh ra.