giáo án thi GVG vòng tỉnh

6 726 7
giáo án thi GVG vòng tỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh Đỗ Văn Toàn Tuần 30 Tiết 38 Bài 32. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức. - HS nắm được những đặc điểm cơ bản của hai mùa khí hậu nước ta: Mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam và các dạng thời tiết ở các mùa. - Phân biệt được những dạng thời tiết ở các mùa khí hậu 3 miền: Bắc – Trung – Nam qua ba trạm khí tượng. - Hiểu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại. 2.Kĩ năng: - HS tiếp tục nâng cao những kĩ năng về đọc và phân tích bảng số liệu, biểu bảng. - Phân biệt được những khác nhau cơ bản của khí hậu ba miền và các mùa. - Biết phân tích những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại. 3.Thái độ: Các em có cái nhìn cảm thông với những người sống và làm việc ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt của đất nước cũng như có được những chuẩn bị tốt cho cuộc sống qua các mùa khí hậu. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Bản đồ khí hậu Việt Nam. - Bảng tổng hợp số liệu cho bảng 31.1 SGK (phóng to). - Một số tranh ảnh về quan cảnh khí hậu và sự ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống. + Thiên tai. + Sản xuất quy mô lớn. + Biện pháp khắc phục. Học sinh: Sưu tầm một số hình ảnh, tư liệu về thời tiết, khí hậu nước ta qua các mùa. ( Các dạng thời tiết đặc biệt III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Phát phiếu bài tập Trang 1 Giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh Đỗ Văn Toàn - Dựa vào bảng 31.1 hãy hoàn thành bảng so sánh các số liệu về khí hậu của ba miền ở hai mùa gió. - Nhận xét, cho điểm và chuyển ý sang bài mới: */ Chuyển ý: Với những diễn biến về nhiệt độ và lượng mưa như trên, thì ở ba miền nước ta có những hiện tượng thời tiết đặc biệt nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này  Chia nhóm thảo luận hoàn thành bảng bài tập.  Đại diện các nhóm lên báo cáo.  Ý kiến nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của hai mùa gió: Đông Bắc và Tây Nam - Treo bản đồ khí hậu Việt Nam, hướng dẫn đọc chú thích. - Hãy xác định các loại gió chính thổi đến Việt Nam ở hai mùa. - Từ tháng 11 đến tháng 4 loại gió thổi chính đến nước ta là loại gió nào? */ Vậy chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đặc điểm khí hậu và các hiện tượng thời tiết ở nước ta vào mùa này: - Qua bảng tổng hợp hãy nhận xét về khí hậu của ba miền ở mùa gió đông bắc. - Tại sao nhiệt độ lại tăng dần từ Bắc vào Nam? - Hãy nêu các hiện tượng thời tiết ở ba miền ở mùa gió này.  Quan sát và nhận dạng các hướng gió thổi đến Việt Nam.  Có hai loại gió chính thổi đến Việt Nam là gió Đông Bắc và gió Tây Nam.  Gió đông bắc  Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam, ít mưa  Vì miền Bắc gần Trung Quốc nơi có các đợt gió lạnh tràn sang từng đợt  Miền Bắc có mưa phùn, ven biển miền Trung mưa nhiều, miền Nam khô hạn. 1. MÙA GIÓ ĐÔNG BẮC TỪ THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4 ( MÙA ĐÔNG). Trang 2 Giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh Đỗ Văn Toàn - Xác định trên bản đồ các cánh cung làm cho khu vực Tam Đảo rất lạnh vào mùa đông. - Tại sao Miền Trung và Miền Nam lại ít lạnh hơn vào mùa đông? */ Chuyển ý sang mục 2: - Từ tháng 5 đến tháng 10 loại gió thổi chính đến nước ta là loại gió nào? - Qua bảng tổng hợp, hãy nhận xét về đặc điểm khí hậu của ba miền. - Ở ba miền vào mùa này có các dạng thời tiết đặc biệt thường gặp nào?  Vì có dãy Hoành Sơn chắn ngang tới biển ngăn cản gió lạnh, xa trung tâm gió lạnh Xi-bia hơn, gió thổi qua đoạn biển Vịnh Bắc Bộ.  Là loại gió tây nam và một ít gió đông nam.  Nhiệt độ cao ở cả 3 miền, nhiều mưa.  Các dạng thời tiết đặc biệt : + Miền Bắc nhiều mưa bão. + Miền Trung có gió Lào khô nóng. + Miền Nam có mưa rào. - Đây là mùa thịnh hành của gió đông bắc xen lẫn các đợt gió tây nam. - Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. - Các dạng thời tiết thường gặp: + Miền Bắc: Có mùa đông lạnh, mưa phùn cuối mùa. + Miền Trung và Miền Nam khô hạn kéo dài 2. MÙA GIÓ TÂY NAM TỪ THÁNG 5 ĐẾN THÁNG 10 (MÙA HẠ) - Là sự thịnh hành của gió tây nam xen gió đông nam. - Nhiệt độ cao trên cả ba miền, đây cũng là mùa mưa bão trên cả nước. - Các dạng thời tiết đặc biệt ở ba miền: + Miền Bắc: Nhiều mưa Trang 3 Giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh Đỗ Văn Toàn - Mùa gió Tây Nam chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa trong năm và đây cũng là mùa bão. - Dựa vào bảng 32.1, cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào? - Tại sao các cơn bão lại ít và chậm dần từ Bắc vào Nam? - Nhắc lại đôi điều về cơn bão Lin – da ngày 2/11/1997 đổ bộ vào Cà Mau gây thiệt hại nặng nề. - Chuyển ý sang mục 3: */ Với những khác biệt giữa hai mùa và các miền, khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất và đời sống sinh hoạt? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở phần tiếp theo:  Mùa bão: Diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11; chậm và ít dần từ Bắc vào Nam - Đầu mùa mưa gió Tây Nam đẩy các cơn bão đi lệch ra phía Bắc; cuối mùa, gió Tây Nam yếu và sự xuất hiện của gió Đông Bắc đẩy các cơn bão đi ngược vào phía Nam. bão. + Miền Trung: Có gió Tây khô nóng. + Miền Nam có mưa rào. Hoạt động 4: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại. - Với tính chất nóng ẩm, khí hậu nước ta có những thuận lợi gì cho sản xuất? - Những loại nông sản nào ở nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng - Sản xuất quy mô lớn, chuyên canh, đa canh, thâm canh tăng vụ… - Lúa, cà phê, chè, ngô, cao su… 3.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN DO KHÍ HẬU MANG LẠI - Thuận lợi: Có điều kiện tốt để thâm Trang 4 Giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh Đỗ Văn Toàn ngày càng lớn trên thị trường? - Cho xem tranh một số loại nông sản có giá trị xuất khẩu lớn ở nước ta. - Bên cạnh đó, khí hậu nước ta cũng còn ẩn chứa những khó khăn gì? - Nhân dân ta đã có những biện pháp nào để hạn chế những thiên tai? - Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ phản ảnh khí hậu, thời tiết nước ta. - Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng in đậm nét trong đời sống văn hóa – xã hội của người dân Việt Nam. - Nhiều thiên tai, bất trắc, diễn biến phức tạp gây khó khăn cho công tác dự báo và sản xuất. - Chống rét, chống hạn, chống lũ… - Ca dao tục ngữ về thời tiết: + Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. + Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão. + Gió bắc hiu hiu, sáo kêu trời rét. canh tăng vụ, đa dạng hóa nông sản. - Khó khăn: Ẩn chứa nhiều thiên tai, bất trắc, diễn biến thất thường. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò - Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu ở 3 miền có giống nhau không? Vì sao? - Thời tiết và khí hậu 3 miền không giống nhau: + Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. + Miền Bắc có mùa đông lạnh, miền Trung và Miền Nam khô nóng kéo dài. + Miền Bắc có mưa phùn, sương muối, Miền Trung có mưa ngâu cuối năm. - Lên bảng làm bài tập trắc nghiệm Trang 5 Giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh Đỗ Văn Toàn - Ý kiến nhận xét. Bài tập 1: Hãy chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau: Trời hầm hập nóng. Đường phố các thành phố thị xã (1)……… vắng ngắt. Ít ai dám ra đường dù đó là những người (2)……… vốn đã quá quen với cái khổ ải (3)……… mang lại. Người dân khắp nơi đang hứng chịu đợt (4)……… đầu mùa. Mai Chi. Trả lời: (1) Miền Trung, (2) Miền Trung, (3) gió Lào, (4) nắng nóng. Bài tập 2: Hãy điền những từ còn thiếu trong câu ca dao sau: Trông (1)…… trông (2)…… trông(3) ……, Trông(4)…… trông(5) …… trông(6) …… trông(7)…… Trông cho chân cứng đá mềm, Trời im biển lặng mới yên tấm lòng. Trả lời: (1) trời, (2) đất, (3) mây, (4) mưa, (5) nắng, (6) ngày, (7) đêm. - Hướng dẫn về nhà : Vẽ biểu đồ, sưu tầm các tranh ảnh và ca dao – tục ngữ về thời tiết ở nước ta. IV. Rút kinh nghiệm: Thới Bình, ngày 06 tháng 04 năm 2010 Ký duyệt của BGH Người soạn Đỗ Văn Toàn Trang 6 . khô hạn. 1. MÙA GIÓ ĐÔNG BẮC TỪ THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4 ( MÙA ĐÔNG). Trang 2 Giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh Đỗ Văn Toàn - Xác định trên bản đồ các cánh cung làm cho khu vực Tam Đảo rất. 1: Kiểm tra bài cũ. - Phát phiếu bài tập Trang 1 Giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh Đỗ Văn Toàn - Dựa vào bảng 31.1 hãy hoàn thành bảng so sánh các số liệu về khí hậu của ba miền ở hai mùa. Giáo án dự thi giáo viên giỏi vòng tỉnh Đỗ Văn Toàn Tuần 30 Tiết 38 Bài 32. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA

Ngày đăng: 05/07/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan