Môi trường hội họa quốc tế Mỹ thuật nuôi dưỡng đam mê, cảm xúc cho con trẻ Giờ học làm thủ công Trong tất cả chúng ta trước khi biết viết chữ, thì hầu như đều có thể tự dùng bút, sáp màu vẽ bất cứ những đường nét nguệch ngoạc, hình khối đơn giản cho đến hoa cỏ, cây cối… Đó hoàn toàn là bản năng tự phát chưa cần đến sự chỉ dạy. Thậm chí đơn giản chỉ là những mảng, khối màu hoặc sơn lem ra… cũng đủ để biểu cảm suy nghĩ, cảm xúc đơn giản của mỗi con người. Đặc biệt hơn nữa nếu điều đó được nuôi dưỡng với sự thích thú thì nó sẽ trở thành niềm đam mê bất tận. Ngày nay, để học và biết một môn nghệ thuật đối với trẻ em là điều không quá khó. Học nghệ thuật để thưởng thức, cảm nhận cái đẹp và để tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, việc học các môn nghệ thuật như thế nào để nó trở thành một đam mê, niềm hứng thú đối với con trẻ lại là điều mà chúng ta cần quan tâm. Chúng ta có ai tự hỏi, làm thế nào để con cái chúng ta say mê việc học hành mà không cảm thấy bị quá tải? Nghỉ ngơi cuối tuần, hoạt động bên ngoài đi bơi, ăn uống, xem phim… tất cả điều đó nhằm giúp con lấy lại tinh thần cho một tuần học mới. Hẳn là thế, tuy nhiên có một cách học mà như chơi vừa giúp con em chúng ta giảm tải xi-tress, vừa nuôi dưỡng niềm say mê thích thú của trẻ - đó chính là học mỹ thuật, vẽ tranh. Chúng ta không thể phủ nhận thế giới màu sắc luôn hấp dẫn trẻ. Từ mẫu giáo đến hết tiểu học thì truyện tranh, phim hoạt hình vẫn là món ăn nghệ thuật ưa thích. Lớn hơn chút nữa, để có thể biểu cảm suy nghĩ về những gì yêu thích bằng ngôn ngữ hình ảnh sẽ là thách thức mà con trẻ luôn muốn hướng tới. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ cho rằng mỹ thuật là môn học yêu cầu năng khiếu, sự kiên trì, quan sát thì làm sao mà học như chơi được. Nếu có cho con học mỹ thuật thì đó cũng chỉ là cuộc dạo chơi trong thế giới nghệ thuật mà thôi, làm sao có thể nuôi dưỡng được niềm đam mê lâu dài. Ấy thế mà quan niệm đó đã bị một thực tế chứng minh điều ngược lại, điều mà Global Art & Creative đã và đang làm sẽ tạo cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới về giá trị của việc học mỹ thuật và tác dụng của nó. Tiết học bình tranh, khoe tác phẩm Mỹ thuật Global Art & Creative tạo ra sự khác biệt Được thành lập năm 1999 tại Malaysia, đến nay Global Art đã có hơn 1.000 trung tâm tại 20 quốc gia trên thế giới. Mỹ thuật tại Global Art được chú trọng dạy theo giáo trình biên soạn dựa trên sự phát triển của từng lứa tuổi. Với hệ thống DQS (viết tắt từ tiếng anh là “Discussion” - “Question” - “Suggestion”), giáo viên và học sinh tại Global Art sẽ cùng nhau luyện tập, trải nghiệm việc học mỹ thuật bằng cách “Thảo luận” - “Đặt câu hỏi” - “Đưa ra lời khuyên”. Qua hình thức học tập, trải nghiệm này giáo viên và học sinh cùng nhau giải quyết vấn đề được đặt ra từ phía học sinh. Học sinh sẽ quen với cách giải quyết vấn đề đối với mỗi tác phẩm của mình, mà ở Global Art được quan niệm đó là một dự án. Mỗi dự án sẽ được tiếp cận từ cơ sở hệ thống, sau đó sẽ được diễn giải khác nhau phụ thuộc nhân sinh quan, môi trường và hoàn cảnh sống của từng học sinh. Và kết quả của dự án là cùng một chủ đề nhưng mỗi học sinh sẽ trình bày tác phẩm với bố cục và nội dung hoàn toàn khác nhau. Với cách tiếp cận như vậy, thì việc thể hiện dự án bằng ngôn ngữ Mỹ thuật là một việc không quá khó với học sinh. Bà Phan Hương Giang - Giám đốc Global Art Hà Nội cho biết: “Ở Global Art chúng tôi có công thức để học mỹ thuật, nó giúp học sinh cảm thấy học mỹ thuật đơn giản hơn, gần gũi và thoải mái hơn. Nghe công thức có vẻ gì rập khuôn, tuy nhiên hoàn toàn không phải vậy, với cách học đi từ căn bản và theo những nguyên tắc nhất định giúp học sinh tiếp thu kiến thức về mỹ thuật dễ dàng nhất. Qua đó các em có được những khái niệm căn bản làm nền tảng cho sự phát triển tư duy, để thúc đẩy sự sáng tạo qua mỗi tác phẩm của mình. Sau mỗi một bài học, học sinh có thể nhớ cách tiếp cận với bức tranh, qua một cấp độ (khoảng 15 buổi học) các em đã tự tin thể hiện bức tranh của mình, thậm chí là hướng dẫn cho các bạn mới vào học. Công thức học mỹ thuật ở Global Art giúp học sinh phát triển ý tưởng và từng bước hoàn thành ý tưởng đó. Vui học sáng tạo Bà Giang đưa ra ví dụ về một học sinh tại trung tâm: bạn Nhật Minh - 8 tuổi, buổi đầu tiên khi mẹ đưa đến làm “Bài vẽ thử” cảm thấy rất khó khăn, e ngại, cháu ngồi mãi mà không biết vẽ gì, vẽ như thế nào. Mẹ đứng ngoài nói nhỏ với giáo viên, cháu rất sợ và ngại vẽ Thế mà sau khoảng 10 buổi học, Nhật Minh đã thổ lộ với cô Giang rằng: “Cháu thích mỹ thuật và bóng đá nhất, vì cháu bắt bóng giỏi nên các bạn bầu làm thủ gôn, còn bây giờ cháu đã tự mình biết cách vẽ và phối màu bức tranh”. Việc có thể tự vẽ minh hoạ một nhân vật, đồ vật hoặc câu chuyện mình yêu thích bằng tranh thật sự là niềm hãnh diện với bạn bè cùng tuổi. Điều đó giúp các em tự tin hơn vào khả năng sáng tác của mình là nhờ cách học hiệu quả tại Global Art. Bạn thấy không con em chúng ta sẽ trở nên tự tin và hãnh diện hơn về bản thân mình, vì những gì các con có thể tự làm tốt được. Đơn giản các con thấy mình là một phần làm nên điều đó, được đóng góp công sức hoàn thành một sản phẩm hay vào hoạt động của một nhóm. Điều đó sẽ là động lực thúc đẩy con em chúng ta sáng tạo dựa trên những gì chúng thích và quan trọng hơn nuôi dưỡng thành một đam mê lành mạnh. Hơn ai hết con em chúng ta sẽ tự ý thức về điểm mạnh của bản thân, một khi điểm mạnh đó được khuyến khích, phát triển nó sẽ trở thành đam mê theo chúng mãi. . Môi trường hội họa quốc tế Mỹ thuật nuôi dưỡng đam mê, cảm xúc cho con trẻ Giờ học làm thủ công. được tiếp cận từ cơ sở hệ thống, sau đó sẽ được diễn giải khác nhau phụ thuộc nhân sinh quan, môi trường và hoàn cảnh sống của từng học sinh. Và kết quả của dự án là cùng một chủ đề nhưng mỗi. Được thành lập năm 1999 tại Malaysia, đến nay Global Art đã có hơn 1.000 trung tâm tại 20 quốc gia trên thế giới. Mỹ thuật tại Global Art được chú trọng dạy theo giáo trình biên soạn dựa