Bài 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh phân biẹt 4 loại biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng. - Nhận dạng được một số rễ biến dạng đơn giản thường gặp. - HS giải thích được vì sao pahỉ thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Kẻ sẵn bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng SGK trang 40. Tranh mẫu một số loại rễ đặc biệt. - HS: Mỗi nhóm chuẩn bị; củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, tranh cây bần, cây bụt mọc và kẻ bảng trang 40 vào vở. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng? 3. Bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến dạng Mục tiêu: HS thấy được các hình thái cuat rễ biến dạng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Đặt mẫu lên bàn quan sát, phân chia rễ thành nhóm. - GV gợi ý: có thể xem rễ đó ở dưới đất hay trên cây. - GV củng cố thêm môi trường sống của cây bần, mắm, cây bụt mọc là ở nơi ngập mặn, hay gần ao, hồ - GV không chữa nội dung đúng hay sai chỉ nhận xét hoạt động của các - HS trong nhóm đặt tất cả mẫu và tranh lên bàn, cùng quan sát. - Dựa vào hình thái, màu sắc và cách mọc để phân chia rễ vào từng nhóm nhỏ. - HS có thể phân chia: rễ dưới mặt đất, rễ mọc trên thân cây hay rễ bám vào tường, rễ mọc ngược lên mặt đất. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm, HS sẽ tự sửa ở mục sau. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng Mục tiêu: HS thấy được các dạng chức năng của rế biến dạng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - GV treo bảng mẫu để HS tự sửa lỗi (nếu có). - Tiếp tục cho HS làm nhanh bài tập SGK trang 41. - GV đưa một số câu hỏi củng cố bài. ? Có mấy loại rễ biến dạng? ? Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì? - GV có thể cho HS tự kiểm tra nhau bằng cách gọi 2 HS đứng lên, 1 HS hỏi và 1 HS trả lời nhanh. - Thay nhau trả lời, nếu trả lời đúng nhiều thì GV đánh giá điểm. - HS hoàn thành bảng trang 40 ở vở. - HS so sánh với phần nội dung ở mục 1 để sửa chữa những chỗ chưa đúng về các loại rễ, tên cây - 1 đến 2 HS đọc kết quả của mình, HS khác bổ sung. - 1 HS đọc luôn phần trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). Tiểu kết: - Như nội dung bảng SGK trang 40. 4. Củng cố - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Sưu tầm cho bài sau một số loại cành cây: râm bụt, hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ. . Bài 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh phân biẹt 4 loại biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp. cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng Mục tiêu: HS thấy được các dạng chức năng của rế biến dạng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - GV treo bảng mẫu để. (nếu có). - Tiếp tục cho HS làm nhanh bài tập SGK trang 41. - GV đưa một số câu hỏi củng cố bài. ? Có mấy loại rễ biến dạng? ? Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì? - GV có thể