Nhu cầu về dưỡng chất đối với người cao tuổi Theo nhiều nghiên cứu về người cao tuổi (NCT), đăng tải trên tạp chí y học BMJ của Anh và tạp chí Archives of international medicine của Hoa Kỳ thì thiếu hụt dưỡng chất ở NCT là nguyên nhân chính gây ra những căn bệnh nguy hiểm nhất là khi thiếu hụt một số dưỡng chất chính như canxi, vitamin D, acid folic, vitamin E, C, B12, B6, megiê, kali và chất xơ. Nguyên nhân gây hiện tượng suy dinh dưỡng ở NCT Khi người ta về già, thể chất bắt đầu thay đổi, nó gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và làm giảm tính ngon miệng, ăn ít hơn. Trong khi đó, việc hấp thụ dưỡng chất của cơ thể lại giảm nên dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mắc phải nhiều căn bệnh nan y như: ung thư, tim mạch, béo phì, loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường Cũng qua nghiên cứu cho thấy, có tới trên 70% NCT không sản xuất đủ nước bọt, đây là hiện tượng được xem là bình thường và do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như: thuốc trầm cảm, huyết áp, lợi tiểu và thuốc an thần Và khi thiếu nước bọt làm cho người ta ăn mất ngon, tiêu hóa chậm và phát sinh bệnh răng lợi. Hiện tượng suy dinh dưỡng ở NCT còn gây ra căn bệnh có tên là Hypochlorhydria hay còn gọi là hiện tượng thiếu acid của dạ dày, làm cho dạ dày tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất kém hơn, nhất là khi thiếu hụt vitamin B12. Khi về già, sức khỏe hệ thống miễn dịch suy giảm, làm cho cơ thể dễ mắc bệnh viêm nhiễm virus, cơ bắp bị tổn thương và thay vào đó là việc tích mỡ nên cơ thể suy yếu, dễ bị mắc bệnh loãng, giòn và gãy xương, bởi vậy, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất ở NCT là vô cùng quan trọng. Nhu cầu về dưỡng chất ở NCT Theo nghiên cứu thì nhu cầu về calo, protein, mỡ và chất xơ ở người 70 tuổi không khác gì nhóm người trẻ tuổi. Riêng những người dư thừa trọng lượng nên giảm lượng calo đầu vào, đa dạng hóa nguồn đầu vào để đảm bảo đủ protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất các loại. Nhu cầu protein đầu vào được tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể, trung bình tiêu thụ từ 0,8 - 1g protein/1kg trọng lượng hoặc xấp xỉ 70g/ngày cho người nặng 67kg. Về chất xơ nên ăn tối thiểu 25g/ngày và tăng lên nếu mắc bệnh táo bón. Để phòng ngừa bệnh loãng xương, giòn xương nên bổ sung canxi, vitamin D, K trong đó canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tỷ trọng và sức khỏe cho xương. Nhu cầu tiêu thụ canxi ở nhóm trên 70 tuổi, bất kể giới tính là 1.200mg. Nếu phụ nữ mãn kinh không sử dụng liệu pháp thay thế hormone thì bổ sung thêm nhiều canxi, ít nhất 1.500mg/ngày. Ngoài ra, tăng cường thêm vitamin D vì nó giúp cho việc hấp thụ và sử dụng canxi của cơ thể được tốt. Để bảo vệ xương cần bổ sung thêm vitamin K như trong rau bina, bông cải, xúp lơ, cà rốt và măng tây. Vitamin E, C và caroten có tác dụng bảo vệ tế bào trước nguy cơ phá hủy của các gốc tự do, hạn chế bệnh thoái hóa điểm vàng, bệnh tim mạch và ung thư. Crom là dưỡng chất rất cần thiết đối với nhóm NCT để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Acid folic, vitamin B6 và vitamin B12 có tác dụng rất tốt làm giảm homocysteine, đây là một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, thủ phạm gây phá hủy thành mạch, gây chứng xơ vữa động mạch, làm gia tăng bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ). Ngoài ra, NCT cũng nên bổ sung thêm 3 khoáng chất quan trọng là kẽm, magiê và kali, trong đó kẽm có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, tăng cường tính ngon miệng giúp cho vết thương nhanh lành. Ngoài các dưỡng chất kể trên, NCT nên bổ sung thêm nước, vì khát nước có thể gây nhiều bệnh về thể chất, trong đó có hai loại bệnh thường gặp là táo bón và sỏi thận. . đầy đủ dưỡng chất ở NCT là vô cùng quan trọng. Nhu cầu về dưỡng chất ở NCT Theo nghiên cứu thì nhu cầu về calo, protein, mỡ và chất xơ ở người 70 tuổi không khác gì nhóm người trẻ tuổi. Riêng. Nhu cầu về dưỡng chất đối với người cao tuổi Theo nhiều nghiên cứu về người cao tuổi (NCT), đăng tải trên tạp chí y học BMJ của Anh và. suy dinh dưỡng ở NCT Khi người ta về già, thể chất bắt đầu thay đổi, nó gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và làm giảm tính ngon miệng, ăn ít hơn. Trong khi đó, việc hấp thụ dưỡng chất của