SKKN- Rèn kỷ năng nói cho học sinh

15 650 1
SKKN- Rèn kỷ năng nói cho học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay đất nước ta đang trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu. Ngày 7/11/2006 vừa qua tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã chính thức kết nạp Việt Nam vào tổ chức này, mở đầu cho hàng loạt những thách thức và những thời cơ mới cho Việt Nam. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, thương mại của nước nhà mà còn tác động nhiều đến thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong bối cảnh mới có nhiều hoạt động giao lưu trên nhiều lónh vực như hiện nay và trong thời gian sắp tới, thế hệ ấy cần phải trang bò cho mình một phong cách năng động, sáng tạo và có kỹ năng giao tiếp tốt với nhiều người trong nhiều môi trường khác nhau. Chính vì vậy, hơn ai hết, khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, người thầy giáo phải là người hướng dẫn, giúp đỡ các em rèn luyện để có được những kỹ năng cần thiết đó trong cụôc sống xã hội hiện nay. II. NỘI DUNG CHÍNH Thực trạng của việc luyện nói cho học sinh trong nhà trường hiện nay: Dạy học theo quan điểm giao tiếp mà trọng tâm là rèn luyện kỹ năng nói chính là một trong những tư tưởng quan trọng trong nhà trường phổ thông và nhất là các trường THCS hiện nay. Việc luyện nói trong nhà trường nhằm giúp các em sau này có thể giao tiếp tốt trong các môi trường khác như môi trường xã hội, môi trường tập thể, công chúng. Chúng ta biết rằng ngôn ngữ nói khác ngôn ngữ viết ở chỗ nó là phương tiện giao tiếp có âm thanh, có ngữ điệu, có sự phối hợp biểu đạt của tư thế, nét mặt, âm lượng, có sự giao cảm trực tiếp của người nói và người nghe. Thực tế trong nhà trường hiện nay vấn đề rèn luyện kỹ năng nói chưa được đặt thành vấn đề quan trọng như việc rèn luyện kỹ năng viết. Hơn nữa, trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói, chúng ta mới chỉ dừng lại ở những tiết luyện nói về tập làm văn mà số giờ luyện nói quá ít. Ở lớp 6: 4 tiết / năm, tới lớp 8, 9 giảm dần xuống chỉ còn 2 tiết / năm. Thực tế cho thấy thời gian trong các giờ luyện nói quá ít: 45 phút mà số lượng học sinh trong một lớp quá đông nên giáo viên phần lớn chỉ gọi những em khá, giỏi lên nói để tránh mất nhiều thời gian, có em lên nói đã học thuộc lòng bài chuẩn bò đã viết thành văn nếu như được báo trước; bên cạnh đó, có em nói theo dàn bài nhưng lại chỉ cúi xuống đất, chưa chủ động và tự tin khi nói. Những giờ luyện nói như thế này chưa tạo được cơ hội luyện nói cho đại đa số các em. Do vậy, tôi thiết nghó ngoài giờ luyện nói trong giờ tập làm văn như quy đònh của chương trình, chúng ta cần rèn luyện kỹ năng nói cả trong giảng dạy văn bản và tiếng Việt. Đó cũng là nội dung chính mà tôi muốn đề cập. 1. Biện pháp xử lý: Trrước thực trạng của việc luyện nói trong nhà trường hiện nay, để rèn luyện được kỹ năng nói cho học sinh, bản thân tôi đã chú ý uốn nắn cho các em ở nhiều khâu. Trước hết, tôi chú ý đến tư thế đứng nói của học sinh, kể cả khi các em lên bảng kiểm tra miệng trước lớp cũng như khi các em đứng trước lớp phát biểu. Khi các em lên bảng kiểm tra bài cũ, tôi đã hướng Triệu Thò Hòa – Giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám 2 dẫn các em khi trả lời vừa đứng hướng vào cô giáo vừa hướng xuống lớp. Tôi nghó việc uốn nắn tư thế cho các em đối với các thầy cô dạy lớp 6 vất vả hơn vì thực tế các em lên bảng chỉ nhìn thẳng vào thầy cô mà không chú ý đến các bạn dưới lớp. Có em chỉ học thuộc lòng, khi lên bảng thì run, mất tự tin và có em còn nói: “Thưa cô, cô nhắc em chữ đầu”. Gặp trường hợp như vậy, giáo viên không nên có giọng nói quá gay gắt làm các em sợ, làm mất đi sự tự tin khi các em nói, quên đi câu trả lời của mình. Sau khi học sinh trả lời xong, nhắc các em học phải hiểu bài, có thể thay từ đồng nghóa, gần nghóa ở một số câu để trả lời; khi nói các em nhìn thẳng vào đối tượng, tôi nhắc các em chú ý lặp lại một phần câu hỏi trước khi trả lời. Vì các em còn nhỏ, tôi tập cho các em nói câu có đủ chủ ngữ, vò ngữ. Bên cạnh đó, khi giảng dạy bài mới, tôi nghó câu hỏi của giáo viên phải khuyến khích được tất cả học sinh trong lớp suy nghó. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng ở nhiều cấp độ khác nhau, tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh có thể trả lời (khuyến khích học sinh yếu, nâng cao năng lực của học sinh khá giỏi). Thực tế trong khi tìm hiểu văn bản, khi giáo viên đặt câu hỏi để phát hiện các chi tiết có giá trò nghệ thuật thì học sinh lớp 6, 7 (thậm chí cả học sinh lớp 8, 9) lại đọc cả đoạn văn có chứa các từ ngữ ấy. Như vậy, vừa mất thời gian, vừa không tập trung trả lời đúng câu hỏi. Tôi nghó đối với học sinh lớp 6, vì các em chưa quen, cứ trả lời như hồi các em học tiểu học nên giáo viên cần gọi các em đọc trước những đoạn văn ngắn, sau đó cho học sinh phát hiện chi tiết, hình ảnh thì các em sẽ dễ Triệu Thò Hòa – Giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám 3 trả lời hơn. Đối với giờ dạy – học văn bản, những câu hỏi bình, nâng cao, mở rộng nên đặêt ra nhiều hơn đối với học sinh lớp 8, 9 sẽ kích thích được nhiều em phát biểu, khám phá cái mới, đi sâu vào nội dung, nghệ thuật của văn bản. Đối với những bài văn cổ, phần tìm hiểu, chú thích tôi đã lồng vào khâu tìm hiểu văn bản, kết hợp với liên hệ thực tế để học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi của giáo viên. Ví dụ: Khi dạy văn bản “Bàn luận về phép học” của tác giả Nguyễn Thiếp ở lớp 8, tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi như sau: -Em hãy trình bày thật ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thiếp? -Hãy cho biết bài “Bàn luận về phép học” được viết vào thời gian nào? -Thể loại của văn bản này? -Ở nhà đã đọc bài và đọc phần chú thích, em hãy cho biết thế nào là tấu? Tấu được viết bằng loại văn gì? -Về các thể loại văn cổ, các em đã học những bài nào? -Những thể loại văn ấy là của ai gửi cho ai? -Về người gửi, đối tượng gửi của bài này có gì khác so với các thể loại trước? -Tuy là chỉ học đoạn trích, nhưng căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể chia văn bản thành mấy phần? -Em hãy cho biết đoạn đầu nói về vấn đề gì? Triệu Thò Hòa – Giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám 4 -Ở phần đầu, tác giả nêu mục đích chân chính của việc học bằng câu văn nào? -Hãy nhận xét về câu văn ấy? -Em hiểu gì về câu văn này? Hãy thử diễn đạt câu ấy theo ý em hiểu. -Câu văn có mấy vế? Trong câu văn ấy tác giả sử dụng nghệ thuật gì? -Tác dụng của biện pháp này? -Như vậy tác giả nêu cái đích của việc học là để làm gì? -Sau đó, tác giả giải thích khái niệm “đạo” như thế nào? -Nhận xét về cách giải thích của tác giả? -Như vậy, mục đích của việc học mà tác giả nêu ra ở đây là gì? -Sau khi xác đònh mục đích của việc học, Nguyễn Thiếp nhìn nhận vào thực tế việc học tập nước nhà, và tác giả tỏ thái độ như thế nào? -Em hiểu thế nào là “nền chính học”? -Trong phần trên, tác giả chỉ ra lối học đương thời là lối học gì? - Câu hỏi thảo luận: Em hiểu thế nào là “lối học hình thức hòng cầu danh lợi” mà Nguyễn Thiếp nêu ra trong bài? -Trong SGK đã giải thích, em hãy nói rõ hơn về “Tam cương” và “Ngũ thường”? -Và với lối học như vậy sẽ dẫn đến hậu quả tai hại như thế nào? Hiện nay có còn tồn tại lối học như vậy không? (câu hỏi liên hệ thực tế) Triệu Thò Hòa – Giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám 5 -Để khuyến khích việc học chân chính, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? -“Tóm lược cho gọn” ở đây có nghóa như thế nào? -Em hiểu thế nào về quan điểm “học mà làm” của Nguyễn Thiếp? -Mặc dù còn băn khoăn, nhưng La Sơn Phu Tử vẫn rất tỏ ra rất tin tưởng ở cách học chân chính. Niềm tin ấy thể hiện ở câu văn nào? -Em hiểu suy nghó trên của Nguyễn Thiếp như thế nào? -Như vậy, từ việc nêu ra mục đích chân chính của việc học, tác giả đi đến phê phán “lối học hình thức hòng cầu danh lợi”, sau đó khẳng đònh phương pháp học tập đúng đắn và tác dụng của việc học chân chính. Các em hãy cho biết đây có phải là bài văn nghò luận không? - Câu hỏi thảo luận: Hãy xác đònh trình tự lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học” bằng một sơ đồ. -Với cách lập luận chặt chẽ như vậy, bài “Bàn luận về phép học” giúp ta hiểu thêm về điều gì? -Được học bài này, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân về mục đích và phương pháp học? (câu hỏi liên hệ thực tế) Với hệ thống câu hỏi như vậy, học sinh sẽ dễ dàng trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đưa ra (kể cả học sinh yếu, trung bình). Vì đây là thể loại tấu, lần đầu tiên học sinh THCS được tiếp xúc nên giáo viên vừa cho các em giải thích từ khó vừa lồng vào bước tìm hiểu văn bản để giúp các em nắm bắt tác phẩm nhanh hơn. Triệu Thò Hòa – Giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám 6 Để có nhiều ý kiến trong một tiết học, những em ít phát biểu, học yếu hơn, nếu các em giơ tay, bản thân tôi sẽ gọi các em phát biểu ngay để giúp các em tự tin hơn khi nói. Nếu các em nói sai, tôi nghó rằng người giáo viên nên khéo léo xử trí, có thể đặt thêm câu hỏi phụ để dẫn dắt học sinh, hoặc không phủ nhận hoàn toàn câu trả lời của các em mà tìm ra những ý đúng (mặc dù rất ít) để động viên các em. Nhưng những câu hỏi phụ giáo viên đưa ra cũng nên cho ít, nếu quá nhiều sẽ làm loãng câu hỏi chính, các em trả lời không tập trung. Ví dụ: khi yêu cầu các em tìm bố cục một văn bản, nếu các em trả lời không theo bố cục của giáo viên đã chuẩn bò, hoặc có em bổ sung rồi nhưng chưa trúng, giáo viên có thể sửa lại với cách nói: “Em chia như vậy cũng được, nhưng theo thầy (cô), để đoạn nhỏ này vào đoạn trên (đoạn 1 hoặc đoạn 2 …) sẽ hợp lý hơn.” Câu hỏi thảo luận cũng cần lựa chọn, nó thường là vấn đề phức tạp hơn cần phải đàm thoại, nhưng cũng không nên quá khó, quá dài làm cho câu trả lời của học sinh không tập trung. Trong khi thảo luận, tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bò cả về ngôn ngữ để khi diễn đạt sẽ lưu loát hơn. Khi cho đại diện nhóm lên trả lời, tôi cũng chú ý đến những em ít nói, ít bộc lộ suy nghó lên phát biểu, nếu không các em sẽ chỉ chọn những em khá giỏi, nói lưu loát đứng lên trình bày; và các em ít phát biểu kia sẽ mất cơ hội đứng lên trả lời. Thông thường, giáo viên chúng ta thường cho điểm cộng đối với những câu trả lời xuất sắc, như vậy trong nhóm sẽ xảy ra tình trạng “ăn theo” mà không rèn luyện kỹ năng nói cho đa số các em tuy rằng, nếu chúng ta quan sát các em trong Triệu Thò Hòa – Giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám 7 giờ ra chơi, các em ít phát biểu trong giờ học cũng nói rất lưu loát và linh hoạt. Nói tóm lại, hệ thống câu hỏi phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh trong khi khai thác vấn đề. Các câu hỏi suy luận cũng nên tăng dần ở lớp 8 và 9. Một điều cần chú ý nữa là tôi đã hướng dẫn cho học sinh trả lời trúng câu hỏi. Như ở phần trên tôi đã nói, có em khi giáo viên hỏi phát hiện từ ngữ, chi tiết thì đọc hết cả đoạn văn, hoặc trong một giờ tiếng Việt sau khi phân tích các ví dụ, giáo viên đặt câu hỏi để hình thành khái niệm thì các em lại đọc luôn cả phần ghi nhớ mà phần ghi nhớ lại bao gồm nhiều ý chứ không chỉ có phần khái niệm. Ví dụ: ghi nhớ của phần thán từ trong sách giáo khoa ngữ văn 8 bao gồm cả phần khái niệm thán từ, vò trí của thán từ và các loại thán từ. Ở trường hợp này, giáo viên cần uốn nắn cho học sinh trả lời đúng câu hỏi mà thầy cô ra. Tôi cho rằng giáo viên có thể vận dụng kiến thức trong các giờ tiếng Việt : lớp 6 tiết “Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt”, lớp 8 tiết “Hành động nói”, “Hội thoại”, lớp 9 vận dụng bài “Các phương châm hội thoại” và “Xưng hô trong hội thoại” để giúp các em rèn luyện kỹ năng nói một cách có hiệu quả. VD: Ở lớp 8 khi dạy bài “Hội thoại”, tôi không những truyền thụ cho các em kiến thức trên lớp mà còn hướng dẫn các em vận dụng vào cuộc sống thực tế như: trong hội thoại, nên tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời của người khác khi họ đang tham gia hội thoại trừ trường hợp quá đặc biệt và khẩn cấp. Cụ thể, khi bạn đang phát biểu, các em không nên cắt ngang lời bạn. Triệu Thò Hòa – Giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám 8 Muốn bổ sung ý kiến, hãy chờ bạn nói xong mới xin phép nói hoặc không nên chen ngang lời của người lớn (như ông bà, bố mẹ …) khi họ đang nói chuyện. Trong bài này, tôi đã sử dụng kiến thức vai xã hội trong khi tham gia hội thoại, hướng các em xác đònh đúng vai trên – vai dưới để chọn cách nói cho phù hợp. Tôi cũng cho học sinh biết thêm, trong cuộc sống hàng ngày, người nào cũng có mối quan hệ xã hội : rộng – hẹp, thân – sơ … khác nhau; những mối quan hệ ấy thường là vô cùng phức tạp và tinh tế. Một người có thể có đòa vò cao trong xã hội nhưng khi về nhà lại chỉ là một đứa con trong gia đình. Một người là cha, là mẹ trong gia đình nhưng khi đến cơ quan lại chỉ là bạn bè, đồng nghiệp. Nói chung, vai xã hội đa dạng, nhiều chiều đòi hỏi người tham gia hội thoại phải xác đònh đúng vai của mình để tránh những hiểu lầm, xung đột không đáng có. Tôi cũng liên hệ thêm: các em là học sinh, còn nhỏ tuổi, đa phần có vai dưới nên khi tham gia hội thoại với người lớn tuổi ngoài xã hội, với ông ba,ø cha mẹ …, các em cần nói câu có đủ chủ ngữ, vò ngữ, thể hiện sự lễ phép, tránh kiểu nói trống không, cộc lốc hoặc xen ngang vào câu chuyện của người lớn. Khi các em là vai trên (như anh/ chò/ cô dì …), hãy thể hiện sự gương mẫu, đúng mực với vai dưới. Hơn thế nữa, cần chú ý đến âm lượng trong lời nói của các em. Học sinh lớp 6, 7 nói còn lớn vì các em hồn nhiên hơn, nhưng đến lớp 8, lớp 9, do lứa tuổi các em lớn hơn, có những biến đổi về thể chất, các em đang tập làm người lớn nên một số em (nhất là các em nữ) còn e lệ. Tôi đã động viên các em nói to hơn nhưng ở mức vừa phải, nếu nói lớn quá Triệu Thò Hòa – Giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám 9 sẽ mất đi mức độ diễn cảm của lời nói, nhất là lại nói trong giờ giảng dạy ngữ văn. Nếu các em học sinh nói nhỏ quá, tôi sẽ nhắc các em: “Em nói lớn hơn một chút để các bạn phía trên (hoặc dưới) cùng nghe thấy”. Để có được nhiều em phát biểu, tôi đã gọi các em nhận xét bạn trả lời, bổ sung ngay để hoàn thiện bài học. Nhưng tôi cũng nhắc các em cần nhận xét cả về ưu điểm và khuyết điểm của bạn. Nên tránh trường hợp các em chỉ lo tìm những điểm sai, những lỗi của bạn mà quên rằng bạn vẫn có điểm đúng. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là tôi cũng hướng dẫn học sinh nói đúng chính âm, sử dụng từ ngữ toàn dân để diễn đạt. Phần này có thể vận dụng bài “Từ ngữ đòa phương và biệt ngữ xã hội” của lớp 8 để rèn luyện các em. Sẽ rất thiếu sót nếu không có sự khích lệ đúng mức của giáo viên. Đối với những câu trả lời đúng, tôi cho điểm cộng hoặc khen ngợi các em để động viên các em kòp thời. Tóm lại, trong quá trình dạy học môn ngữ văn, ngoài những câu hỏi, những bài tập chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn, còn có những câu hỏi, những bài tập yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận chủ quan của mình trên lónh vực văn học, nghệ thuật. Nếu không có năng lực hay ngôn ngữ văn chương và không mạnh dạn, học sinh rất dễ có tâm lý ngại nói trước tập thể, bạn bè. Vì vậy, giáo viên cần giúp đỡ các em ở nhiều khía cạnh để các em không sợ sai sót, hòa nhập với bạn bè, bộc lộ ý kiến một cách mạnh dạn. 2. Hiệu quả ban đầu Triệu Thò Hòa – Giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám 10 [...]... diễn đạt phù hợp 3 Kiểm nghiệm -Sau thời gian áp dụng cho học sinh các khối trong trường, tỷ lệ học sinh phát biểu trong lớp tăng lên đáng kể Có lớp từ chỗ chỉ có một số học sinh khá giỏi phát biểu đã xuất hiện thêm nhiều em trước đây chưa bao giờ nói mạnh dạn đứng lên nói lên suy nghó của mình -Những em phát biểu ý kiến đã nói có chủ ngữ, vò ngữ, nói to, rõ hơn (trước đây các em thường không nhắc lại... xác các môn học khác 2 Hạn chế: -Thời lượng dành cho các tiết luyện nói quá ít nên giáo viên phải uốn nắn học sinh trong suốt quá trình giảng dạy IV Những bài học khi thực hiện sáng kiến, vận dụng kinh nghiệm -Cần áp dụng, uốn nắn học sinh thường xuyên -Động viên các em phát biểu ý kiến đối với các câu trả lời xuất sắc bằng cách cho điểm cộng hoặc khen ngợi kòp thời -Cố gắng tạo cơ hội cho những em...Cũng cùng tiết học “Bàn luận về phép học nhưng ở năm 20052006 chưa áp dụng phương pháp này và năm 2006-2007 đã áp dụng phương pháp này So sánh hiệu quả thấy như sau: -Năm 2005-2006: chỉ có 45% các em giơ tay phát biểu trong đó 15% học sinh nói đạt yêu cầu về tư thế, tác phong và âm lượng, cách thức diễn đạt phù hợp -Năm 2006-2007: có 75-80% các em giơ tay phát biểu trong đó 50% học sinh nói đạt yêu cầu... tự tin hơn (nhất là trong giờ luyện nói) III Mặt tích cực và hạn chế của SKKN 1 Tích cực: -Động viên học sinh, kể cả các em yếu kém và trung bình mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến, đóng góp xây dựng bài -Giúp các em biết cách xử sự và ăn nói đúng mực trong cuộc sống hàng ngày -Tạo tiền đề cho các em sau này có thể giao tiếp tốt trong các môi trường khác nhau -Tập cho các em tính chủ động và tự tin... suy nghó ở góc độ nào đi nữa, tôi nghó mỗi thầy cô giáo chúng ta đã chọn cho mình một cái nghề vì lương tâm chứ không hẳn vì mục đích kinh tế Hơn lúc nào hết, mỗi thầy cô giáo chúng ta hãy vì trách nhiệm của mình rèn luyện cho các em kỹ năng nói khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, đó cũng chính là giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp để sau này khi các em vào đời, các em có thể tự tin trong... trả lời gọn lỏn, có khi thiếu chủ ngữ làm người nghe không hiểu chính xác câu trả lời) -Trong giờ văn học các em đã biết sử dụng ngôn ngữ văn chương, câu cú rõ ràng, mạch lạc để trình bày trước lớp 4 Tự nhận xét kết quả Qua việc áp dụng sáng kiến trên, tôi tự nhận xét thấy kết quá khá khả quan và học sinh tỏ ra ngày càng mạnh dạn, chủ động trong việc xây dựng bài Đồng thời tôi cũng tự nhận thấy tư thế, . nhà trường hiện nay, để rèn luyện được kỹ năng nói cho học sinh, bản thân tôi đã chú ý uốn nắn cho các em ở nhiều khâu. Trước hết, tôi chú ý đến tư thế đứng nói của học sinh, kể cả khi các em. đề rèn luyện kỹ năng nói chưa được đặt thành vấn đề quan trọng như việc rèn luyện kỹ năng viết. Hơn nữa, trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói, chúng ta mới chỉ dừng lại ở những tiết luyện nói. rõ ràng ở nhiều cấp độ khác nhau, tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh có thể trả lời (khuyến khích học sinh yếu, nâng cao năng lực của học sinh khá giỏi). Thực tế trong khi tìm hiểu văn

Ngày đăng: 04/07/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ngaøy 1/4/2007

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan