Khi kinh tế thế giới suy thoái cuối năm 2008, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch kích thích 2 năm trị giá 4 nghìn tỷ NDT (586 tỷ USD), trong đó tới 40% được đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã phấn đấu trong một thập kỷ, tạo ra sự thay đổi mang tính chiến lược từ chỗ phải phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu sang các thị trường phương tây. Khi các thị trường này sụp đổ thì chính nó đã tạo ra những khó khăn nhưng cũng
lại là cơ hội để bắt đầu cho một sự chuyển dịch quan trọng. Hệ thống đường sắt mở rộng là bước thiết yếu để phát triển nền kinh tế nội địa. Trung Quốc đã tăng mạnh đầu tư cho đường sắt trong năm 2009, với 600 tỷ NDT (88 tỷ USD), tăng gần 80% so với năm 2008 và cao hơn tổng đầu tư từ năm 1995 đến 2005. Thêm 33.000 km đường sắt đang được xây dựng, như vậy, sẽ cần tới 2,1 nghìn tỷ NDT đầu tư cho các năm tới. Khoảng 70 dự án khác sẽ khởi động trong năm 2010.
Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế. Đại diện của hơn 100 nước đã chứng kiến tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thiên Tân dài 120km bắt đầu khai thác từ tháng 8/2008 với tốc độ tàu đạt 350km/giờ. Trung Quốc mong muốn phát triển các thành phố quy mô trung bình trên cả nước, nhằm giảm áp lực di dân đến các thành phố lớn. Các hành lang tàu cao tốc sẽ được tích hợp vào các hệ thống tàu đường ray nhẹ (LRT) đang mở rộng nhanh chóng xung quanh các thành phố lớn. Trung Quốc sẽ xây dựng các „vòng tròn giao thông‟ để giảm thời gian đi lại giữa các thành phố trung tâm như Thượng Hải, Trịnh Châu, Vũ Hán và các thành phố xung quanh chỉ còn 30-60 phút.
Trong thập kỷ tới, 400 triệu người sẽ di cư đến các thành phố và dân số đô thị sẽ tăng lên 900 triệu. Các khu vực ở Trung Quốc trở nên tập trung hơn, như vậy thì chỉ có các tàu cao tốc mới có thể giải quyết căn bản vấn đề giao thông. Trung Quốc còn thiếu tài nguyên và đường sắt sẽ là giải pháp sử dụng ít tài nguyên đất, có hiệu suất năng lượng cao hơn và sẽ giữ vai trò kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Các nhà sản xuất tàu hỏa Trung Quốc có thể học hỏi và áp dụng các công nghệ tàu cao tốc từ các nước châu Âu nhằm nâng cao khả năng của mình. Sản xuất tàu hỏa cũng có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp khác như điện tử, cơ khí và thép. Đường sắt sẽ là „xương sống‟ bằng sắt để phát triển Trung Quốc. Năm 2005, Trung Quốc bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Vũ Hán, một trong các vùng công nghiệp lớn nhất Trung Quốc ở hạ lưu sông Dương Tử với Quảng Châu, trung tâm sản xuất ở ven biển. Tuyến đường sắt huyết mạch nối Quế Lâm, thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây nghèo khổ ở Tây Nam với tỉnh Quảng Đông, và một tuyến khác nối tỉnh Lan Châu và Gansu, thành phố trên cây Cầu lục địa Á-Âu với Trùng Khánh, một thành phố lớn ở miền trung phía Nam Trung Quốc. Tân Cương, thành phố xa về phía Tây cũng đang có kế hoạch xây dựng 2.000km đường sắt nối với các vùng còn lại của Trung Quốc và châu Á vào năm 2020. Các dự án khác đang được thảo luận gồm tuyến đường sắt chiến lược Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan, nối các vùng xa về phía Tây của Trung Quốc với Trung Á và tuyến đường sắt Trung Quốc-Pakistan, nối với đường cao tốc nổi tiếng Karakoram. Tân Cương khai trương tuyến đường sắt đầu tiên năm 1962 và hiện có hơn 3.000 km đường sắt, gồm Cầu châu lục Á-Âu nối Trung Quốc với Kazakstan, Nga và châu Âu.
IV. KẾT LUẬN
- Một số kết luận rút ra từ kinh nghiệm của các nước:
Từ những phân tích về kinh nghiệm xây dựng hệ thống ĐSCT của các nước được nêu ở trên, có thể rút ra được nhiều bài học bổ ích cho việc hoạch định những dự án ĐSCT. Chính điều đó sẽ đảm bảo tính khả thi tối đa cũng như khả năng tránh những trở ngại thường gặp nhất cho dự án: