Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (tt) . 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Học sinh nắm: - Sự phân bố khí hậu ở Trung và Nam Mĩ, vai trò của sự phân hóa địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố khí hậu. - Đặc điểm các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ. b. Kỹ năng: Kỹ năng phân tích mối quan hệ, so sánh thấy rõ sự phân hóa của địa hình và khí hậu. c. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ tự nhiên. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Giáo án, Sgk, tập bản đồ, bản đồ TNCMĩ. b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - phân tích - Hoạt động nhóm. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định lớp: 1’ Kdss. 4.2. Ktbc: 4’ + Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ang ti như thế nào? (7đ). - Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới. - Eo đất Trung Mĩ có nhiều núi lửa hoạt động. - Quần đảo Ang ti có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển. - Khí hậu và thực vật phân hóa hướng đông tây. + Chọn ý đúng nhất: Đáp án nào thể hiện đặc điểm vị trí quần đảo Ang ti? (3đ). @. Bao quanh lấy vùng biển Caribê. b. Quần đảo chạy theo hướng vòng cung. c. Phiá Tây có nhiều rừng rậm. 4.3. Bài mới: 33’ HO ẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. N ỘI DUNG. Giới thiệu bài mới. Hoạt động 1. **Trực quan. – Phân tích. - Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng. - Quan sát bản đồ tự nhiên châu Mĩ + H 42.1 ( lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ). - Học sinh lên bảng xác định vị trí vùng. * Nhóm 1: Nam Mĩ có kiểu khí hậu nào phân 2. Sự phân hóa tự nhiên: a. Khí hậu: bố từ Bắc – Nam? Đọc tên? TL: Cận xích đạo - xích đạo – cận xích đạo – nhiệt đới – cận nhiệt đới – ôn đới. * Nhóm 2: Từ Đông – Tây có những kiểu khí hậu nào? TL: Hải dương, lục địa, núi cao, ĐTHải. * Nhóm 3: Khí hậu vùng núi Anđét phân hóa như thế nào? TL: Phân hóa từ thấp lên cao ( Anđét). * Nhóm 4: Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đaỏ Ang Ti? TL: - Giáo viên: . Khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ang Ti không phân hóa phức tạp như ở Nam Mĩ do địa hình đơn giản, giới hạn lãnh thổ hẹp. . Khí hậu Nam Mĩ phân hóa phức - Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu. - Khí hậu phân hóa theo chiều từ B – N, từ Đ –T, từ thấp lên cao. tạp chủ yếu có khí hậu thuộc đới nóng và ôn đới do lãnh thổ trải dài trên nhiều độ vĩ, kích thước lớn, địa hình phân hóa nhiều dạng. * Nhóm 5: Phân hoá khí hậu Nam Mĩ có quan hệ như thế nào với địa hình? TL: Do địa hình, khí hậu giữa khu tây dãy Anđét và khu đông dãy Anđét là đồng bằng và cao nguyên phía đông nên phân hóa khác nhau. - Giáo viên: Trung và Nam Mĩ do địa hình, phân hóa khí hậu, không gian địa lí rộng, gió tín phong, các dòng biển lạnh ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên. + Việt Nam khí hậu có quan hệ với địa hình không? TL: Có, sự khác biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền nam mà yếu tố quyết định là dãy núi Bạch Mã làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh còn miền Nam thì mùa đông rất ngắn hoặc chỉ thoáng qua không sâu sắc bằng mùa đông ở miền bắc. * Nhóm 6: Tự nhiên châu Phi và Nam Mĩ giống nhau như thế nào? TL: Đaị bộ phận nằm trong đới nóng. Chuyển ý. Hoạt động 2. ** đàm thoại + Hãy nêu tên và sự phân bố các môi trường tự nhiên ở Trung Mĩ và Nam Mĩ? TL: 1. Rừng xích đạo xanh quanh năm ( điển hình nhất thế giới) = Đồng bằng Amadôn. (( Khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa quanh năm. A-ma-dôn là con sông lớn có diẹn tích lưu vực lớn nhất thế giới, hơn 500 phụ lưu lơn nhỏ cả ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam toàn bộ đồng bằng có rừng rậm nhiệt đới bao phủ, động thực vật phong phú)). 2. Rừng rậm nhiệt đới = Đông trung Mĩ, quần đaỏ Ăngti. 3. Rừng thưa Xavan = phía tây Trung Mĩ b. Các đặc điểm khác của môi trường: và quần đảo Angti, đồng bằng Orinôcô. 4. Thảo nguyên Pampa = đồng bằng Pampa. 5. Hoang mạc và bán hoang mạc = đồng bằng duyên hải Tây Anđét, cao nguyên Patagônia. 6. Thiên nhiên thay đổi từ B – N từ chân núi lên đỉnh núi Anđét. - Quan sát bản đồ TNCM = H42.1. + Vì sao dải đất duyên hải phía Tây Anđét lại có hoang mạc? TL: Do dòng lạnh chạy ngang qua. 4.4 Củng cố và luỵên tập: 4’. + Khí hậu Trung và Nam Mĩ như thế nào? - Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu. - Khí hậu phân hóa theo chiều từ B – N, từ Đ –T, từ thấp lên cao. + Chọn ý đúng: Phía Tây Anđét xuất hiện hoang mạc ven biển do: a. Đông Anđét chắn gió ẩm từ TBD. @. Đông dòng lạnh Pêru chảy rất mạnh sát ven bờ. c. Do địa hình khuất gió. + Hướng dẫn làm tập bản đồ, câu hỏi và bài tập sgk. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’. - Học bài. – Chuẩn bị bài mới: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ. - Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk. + Dân cư Trung và Nam Mĩ như thế nào? 5.RÚT KINH NGHIỆM: . THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (tt) . 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Học sinh nắm: - Sự phân bố khí hậu ở Trung và Nam Mĩ, vai trò của sự phân hóa địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố khí hậu. -. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ang ti như thế nào? (7 ). - Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới. - Eo đất Trung Mĩ có nhiều núi lửa hoạt động. - Quần đảo Ang ti có địa hình núi cao và đồng. viên chuẩn kiến thức và ghi bảng. - Quan sát bản đồ tự nhiên châu Mĩ + H 42.1 ( lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ) . - Học sinh lên bảng xác định vị trí vùng. * Nhóm 1: Nam Mĩ có kiểu khí hậu