Công ty M cho rằng các đối tượng trên vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty nên dự định khởi kiện ra trọng tài thương mại để giả

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH (Trang 29 - 31)

II I Bài tập tình huống Tình huống 1:

2.Công ty M cho rằng các đối tượng trên vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty nên dự định khởi kiện ra trọng tài thương mại để giả

hoạt động bình thường của công ty nên dự định khởi kiện ra trọng tài thương mại để giải quyết. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về dự định của cty M.

Đáp án:

1. Hành vi trên của ba đối tượng A, B, C đã vi phạm Luật Cạnh tranh 2004, cụ thể là vi phạm khoản 4 Điều 39, Điều 43 Luật Cạnh tranh 2004. Hành vi trên của A, B, C được xem là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác. Ba đối tượng trên đã trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực (công ty M kinh doanh thua lỗ 20 tỷ trong năm 2015) gây ảnh hướng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp M (thông tin trên khiến cho cổ phiếu của công ty M trên thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng một cách đáng kể).

2. Việc khởi kiện của công ty M lên trọng tài thương mại là không hợp lý. Công ty M cần thực hiện thủ tục khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004. Bởi lẽ, chỉ có cơ quan quản lý cạnh tranh mới có thẩm quyền xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh (cụ thể ở đây là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác của ba đối tượng A, B, C). Như vậy, công ty M cần thực hiện việc khiếu nại theo thủ tục tố tụng cạnh tranh thì mới có thể đảm bảo được quyền lợi của mình.

Ông A đang nghiên cứu cách làm tiết kiệm xăng của bộ chế hòa khí xe máy. Có ba công ty chuyên sản xuất, phân phối bộ chế hòa khí trên thị trường Việt Nam là X, Y, Z (có thị phần kết hợp là 68% trên thị trường liên quan) thỏa thuận với ông A về việc “họ sẽ trả cho ông A một khoản tiền lớn với điều kiện ông A phải hủy bỏ, không tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên. Trường hợp ông A tiếp tục nghiên cứu sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng”. Điều kiện này được ông A đồng ý.

Hãy xác định 3 công ty nêu trên có vi phạm Luật Cạnh tranh 2004 không? Vì sao?

Đáp án:

Hành vi của ba công ty trên đã vi phạm Luật Cạnh tranh 2004, cụ thể là khoản 3 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004. Bởi lẽ,

Thứ nhất, thị phần kết hợp của X, Y, Z là 68% đã đủ điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh trạnh 2004.

Thứ hai, X, Y, Z có hành vi đe dọa ông A thông qua việc ép buộc ông A phải việc ngừng nghiên cứu bộ chế hòa khí xe máy nếu không thì ông A sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng, phù hợp với hành vi được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP

Thứ ba, hậu quả của việc đe dọa trên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng

Tình huống 3:

Công ty cổ phần B tung ra thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Z10 với giá 12.5 triệu đồng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường điện thoại di động Việt Nam trong thời gian qua đã khiến cho doanh số của Z10 không đạt được như mong muốn của công ty B. Do đó, công ty này thực hiện chương trình khuyến mại. Theo đó từ ngày 1/9/2013- 30/10/2013 khi khách hàng mang một điện thoại bất kỳ của các hãng sản xuất khác đến cửa hàng/ đại lý ủy quyền của công ty B thì sẽ được mua điện thoại thông minh Z10 với giá 9.5 triệu đồng. Biết rằng thị phần trên thị trường liên quan của B là 7,8%. Giá thành toàn bộ của điện thoại thông minh Z10 là 8,1 triệu đồng.

Công ty B có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không?

Đáp án:

Công ty B không vi phạm pháp luật cạnh tranh bởi lẽ,

Thứ nhất, thị phần của B trên thị trường liên quan chỉ là 7,8%, do vậy, B không thể trở thành chủ thể vi phạm pháp luật cạnh tranh đối với nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay vị trí độc quyền. Mặt khác, ở đây không tồn tại một thỏa thuận nào quy định taị Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004, đồng thời, B cũng không có hành vi tập trung kinh tế theo Điều 16 Luật Cạnh tranh 2004. Do đó, B không vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh về hạn chế cạnh tranh. Thứ hai, B cũng không vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh 2004 về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể là không vi phạm khoản 7 Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Ở đây, phương thức khuyến mại của B được xem như là phương thức đổi có đền bù chứ không phải đổi ngang (đổi không đền bù) như quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2004.

Các hành vi sau đây có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Tại sao?

1. Công ty A có thị phần 35% trên thị trường liên quan đã đưa ra quyết định về tỷ lệ giảm giá khác nhau cho các đại lý ở các địa bàn khác nhau

 Có vi phạm: vì thị phần 35% ( thống lĩnh thị trường khoản 1 Điều 11 LCT) quyết dịnh đưa ra tỉ lệ giảm giá khác nhau trong các giao dịch khác nhau giữa các đại lý tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng ( khoản 4 Điều 13 LCT)

2. 6 công ty sản xuất lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị trường liên quan đã đăng ký thỏa thuận hợp tác lắp ráp máy tính giá trx thuoeng hiệu chung và ấn định giá bán loại máy này phải dưới 4 triệu đồng

 Không vi phạm. vì 6 công ty có thị phần 30% không thuộc các trường hợp nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều 11 LCT, do đó việc thỏa thuận chung ấn định giá bán dưới 4 triệu đồng không thuộc các hành vi bị cấm tại Điều 13 LCT vì các hành vi này chỉ cấm đối với các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

Tình huống 5

Hãy cho biết các hành vi này có vi phạm LCT hay không? Nếu có thì hành vi là gì và hãy nêu rõ biện pháp xử lý

1. Công ty X là 1 doang nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có thị phần chiếm 27% trênthị trường liên quan. CT X ký HĐ đại lý với 1 cửa hàng vaajtlieeju xây dựng y theo

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH (Trang 29 - 31)