Tập trung kinh tế: Khái niệm, đặc điểm, các hình thức tập trung kinh tế?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH (Trang 27 - 29)

Trả lời Tâp trung kinh tế được nhin nhân như một quá trình gắn liền với việc hình thành và ̣ ̀ ̣ thay đổi của cấu trúc thị trường, hành vi tập trung kinh tế trên thị trường được hiểu là việc giảm số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường thông qua các hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh c ủa doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng

năng lực sản xuất. Luật Cạnh tranh không định nghĩa về hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, Điều 3 Khoản 3 khẳng định tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh, Điều 16 quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:

- Sáp nhập doanh nghiệp;

- Hợp nhất doanh nghiệp; - Mua lại doanh nghiệp; - Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

- Các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật Thứ nhất , chủ thể của tập trung kinh tế là các doanh nghiệp họat động trên thị trường các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các doanh nghiệp trên cùng hoặc không cùng họat động trên thị trường liên quan. Từ dấu hiệu này, có thể phân biệt các hành vi tập trung kinh tế của doanh nghiệp với họat đầu đầu tư vào nhiều doanh nghiệp của các nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp. Với vai trò là nhà đầu tư, các cá nhân có thể góp vốn vào nhiều doanh nghiệp và là chủ sở hữu (đồng chủ sở hữu) của các đơn vị kinh doanh cùng hoặc không cùng ngành nghề. Lúc đó, các doanh nghiệp cho dù có chung chủ sở hữu nhưng cũng không thuộc phạm vi của khái niệm tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế là hành vi của các chủ thể đang họat động kinh doanh trên thị trường. Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định phạm vi của khái niệm doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hộ kinh doanh cá thể. Đối chiếu bốn hành vi tập trung kinh tế nói trên với các quy định có liên quan đến chúng trong pháp luật về doanh nghiệp có thể nhận thấy rằng, chủ thể của hành vi sáp nhập, hợp nhất chỉ có thể là:

- Các lọai công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên);

- Công ty Nhà nước theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003;

- Các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2003.Như vậy , không phải mọi lọai doanh nghiệp đều có thể tham gia vào các hành vi tập trung kinh tế mà với mỗi hình thức tập trung kinh tế khác nhau sẽ có giới hạn khác nhauvề chủ thể tham gia nhất định. Hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh chỉ xảy ra khi có nhi ều doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện. Có nghĩa là, trước khi thực hiện các hành vi tập trung kinh tế, các doanh nghiệp tham gia đã tồn tại và đang họat động trên thị trường. Hành vi tập trung kinh tế không phải là hành vi đơn phương của doanh nghiệp. Vì vậy, hànhvi đầu tư vốn để thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của mộtdoanh nghiệp nào đó có thể tạo ra nhóm kinh doanh nhưng sẽ không là hiện tượng tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh. Thứ hai, hình thức tập trung kinh tế bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp. Các hiện tượng tập trung kinh tế đòi hỏi sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thị trường. Các doanh nghiệp nói trên đã liên kết khả năng kinh doanh bằng cách chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quảnlý, tổ chức kinh doanh… mà họ đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất bằng việc sáp nhập, hợp nhất hoặc phối hợp theo kiểu tập đoàn theo mô hình liên kết về sở hữu hoặc góp vốn bằng cách mua lại vốn góp của nhau, liên doanh với nhau. Dấu hiệu này giúp khoa học pháp lý phân biệt tập trung kinh tế với việc tích tụ tư bản trong kinh tế học. Tích tụ tư bản là tăng thêm tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Tích tụ tư bản là quá trình phát triển nội sinh của một doanh

nghiệp theo thời gian bằng kết quả kinh doanh. Theo đó, bằng việc sử dụng giá trị thặng dư trong kinh doanh (lợi nhuận) để tái đầu tư tăng vốn, doanh nghiệp đã dần dần nâng cao được năng lực kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể tích tụ tư bản để có được vị trí đáng kể trên thị trường, song để điều đó xảy ra đòi hỏi thời gian khá dài. Thứ ba, hậu quả của tập trung kinh tế là việc hình thành các tập đòan kinh tế, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường. Các hình thức sáp nhập, hợp nhất sẽ làm cấu trúc thị trường thay đổi theo hướng giảm đi số lượng doanh nghiệp đang họat động bằng cách tập trung tất cả năng lực vào một doanh nghiệp duy nhất (doanh nghiệp được sáp nhập hoặc doanh nghiệp mới hình thành). Việc mua lại hoặc liên doanh sẽ hình thành nên các liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập theo mô hình sở hữu để tạo ra nhóm kinh doanh theo kiểu t ập đoàn. Cho dù tập trung được thực hiện theo mô hình tích tụ hay liên kết năng lực kinh doanh thì cuối cùng đều dẫn đến kết quả là tương quan cạnh tranh trên thị trường sau khi tập trung kinh tế sẽ khác so với trước đó. Bởi lúc này, thị trường đột ngột xuất hiện doanh nghiệp, hoặc nhóm doanh nghiệp có tiềm lực kinh doanh lớn hơn trước mà không phải trải qua quá trình tích tụ tư bản. Vị trí của các doanh nghiệp còn lại trong quá trình cạnh tranh sẽ giảm đi trước doanh nghiệp được hình thành từ tập trung kinh tế.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w