Bài 26: ĐẤT CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT.. - Biết các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất.. Kỹ năng: - Hiểu tầm quan trọng của độ phì của đất và ý thức vai trò của con
Trang 1Bài 26: ĐẤT CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
1 MỤC TIÊU:
a Kiến thức:
- Học sinh biết được khái niệm về đất
- Biết các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất
b Kỹ năng: - Hiểu tầm quan trọng của độ phì của đất và ý thức vai trò của
con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm
c Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên đất
2 CHUẨN BỊ:
a Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, mẫu đất
b Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Sử dụng mẫu đất, khai thác kiến thức
4 TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định lớp: 1’ Kdss
4.2 Ktbc: không
4 3 Bài mới: 37’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Giới thiệu bài
Trang 2Hoạt động 1
+ Đất là gì?
TL:
+ Quan sát H 66 Mẫu đất nhận xét về màu sắc
và độ dày của các lớp đất?
TL: - Tầng chứa mùn A
- Tầng tích tụ B
- Tầng đá mẹ C
+ Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng
của thực vật?
TL: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
Chuyển ý
Hoạt động 2
** Hoạt động nhóm
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động
từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo
viên chuẩn kiến thức và ghi bảng
* Nhóm 1:Trong đất có các thành phần nào?
1 Lớp đất trên bề mặt các lục địa:
- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa
2 Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng:
Trang 3TL:
# Giáo viên: - Khoáng chất ( 90 – 95% )
- Chất hữu cơ
- Nước, không khí
* Nhóm 2: Nguồn gốc của thành phần khoáng
trong đất?
TL:
# Giáo viên: Khoáng có nguồn gốc từ các sảm
phẩm phong hóa đá gốc
* Nhóm 3: Nguồn gốc thành phần hữu cơ của
đất? Tại sao hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất
lại có vai trò lớn đối với thực vật?
TL:
# Giáo viên: - Có nguồn gốc từ xác động thực
vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động
vật trong đất cấu tạo thành chất mùn
- Tồn tại trong tầng trên cùng của đất, có
màu xám thẫm hoặc đen là màu của mùn ( là
nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp chất cần thiết
cho các thực vật tồn tại trên mặt đất)
- Trong đất có các thành phần như khoáng, chất hữu cơ, nước và không khí
Trang 4+ Nêu sự giống và khác nhau của đá và đất?
TL: - Giống nhau: Có tính chất chế độ nước,
tính thấm khí, độ chua
- Khác nhau: Độ phì nhiêu
+ Độ phì là gì?
TL:
+ Con người làm giảm độ phì của đất như thế
nào?
TL: Phá rừng gây xói mòn đất, sử dụng
không hợp lí phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,
đất bị mặn, nhiễm phèn, bị hoang mạc hóa
+ Con người đã có biện pháp làm tăng độ phì
cho đất như thế nào?
TL: Bón phân làm cho đất tốt
Chuyển ý
Hoạt động 3
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác
để thực vật sinh trưởng và phát triển
Trang 5** Phương pháp đàm thoại gợi mở
+ Nêu các nhân tố hình thành đất?
TL: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu ( 3 nhân tố quan
trọng nhất ), địa hình, thời gian và con người
+ Tại sao đá mẹ là nhân tố quan trong nhất ?
TL: Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần
khoáng trong đất
+ Sinh vật có vai trò quan trọng như thế nào
trong quá trình hình thành đất?
TL: Là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ
+ Tại sao khí hậu là nhân tố tạo thuận lợi và
khó khăn trong quá trình hình thành đất?
TL: Yếu tố nhiệt độ và lượng mưa quyết định
sự hình thành đất
3 Các nhân tố hình thành đất:
- Các nhân tố quan trọng hình thành đất: đá mẹ, sinh vật, khí hậu,
- Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của thời gian
4.4 Củng cố và luỵên tập: 4’
+ Đất là gì?
- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa
+ Chọn ý đúng nhất: Các nhân tố hình thành đất:
a Đá mẹ
b Sinh vật
Trang 6c Khí hậu
@ Tất cả đều đúng
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Học bài
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập
- Tự xem lại các bài đã học
5 RÚT KINH NGHIỆM:
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………