1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tai lieu BDHSG 12 phan Co Trung - Can Hien

5 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lịch sử Việt Nam cổ trung - cận hiện đại A. Phần cổ trung đại: - Quá trình hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ X- XV. - Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa từ X – XVIII. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. - Nghệ thuật quân sự thời Lý. - Đại Việt thời Lê Sơ, tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ, đánh giá cải cách Lê Thánh Tông. - Những công hiến của phong trào nông dân Tây Sơn thế kỷ XVIII. B. Phần cận hiện đại. 1. Triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc (đánh giá trách nhiệm) a. Những khả năng đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. - Các nước tư bản Phương Tây sau những cuộc cách mạng chính trị và cách mạng công nghiệp, đang trên đà phát triển thế lực về mọi mặt, đẩy mạnh công cuộc chinh phục thuộc địa để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường. Nhiều nước ở Châu Á đã bị xâm lược, Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho đế quốc thực dân chủ yếu là đế quốc Pháp. - Những thách thức lịch sử đó đặt ra cho Việt Nam hai con đường lựa chọn: + Cải cách làm cho đất nước hùng mạnh nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trong nước. Mở rộng quan hệ bang giao để khôn khéo bảo toàn chủ quyền độc lập. + Hoặc chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động. b/ Chính sách bảo thủ, phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại. - Đối nội: Nhà Nguyễn đã cự tuyệt những đề nghị cải cách, duy trì chính sách cai trị cũ - Đối ngoại: Nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan toả cảng”(0.25) độc quyền ngoại thương, cấm đoán nhân dân trong nước tiếp xúc giao lưu với thế giới bên ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây . c. Nhận xét về chính sách của nhà Nguyễn: - Chính sách bảo thủ phản động của nhà Nguyễn làm cho tiềm lực đất nước suy yếu, kiệt quệ, mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp kiếm cớ tiến hành xâm lựơc nước ta. - Việt Nam bị các nước Tư bản phương Tây nhòm ngó là một tất yếu lịch sử. Nhưng bị xâm lược, mất nước không phải là tất yếu lịch sử, hoàn toàn có khả năng tránh được. Nhà Nguyễn không canh tân đất nước nên tiềm lực đất nước suy yếu, thì dù có cương quyết kháng chiến cũng khó giữ được độc lập dân tộc. - Vì vậy trách nhiệm không phải ở chỗ không kiên quyết đánh Pháp mà nhà Nguyễn không giải quyết tình trạng khủng hoảng xã hội, lại duy trì đường lối thủ cựu, làm kiệt quệ đất nước dẫn đến mất nuớc. d. Trong quá trình tiến hành chống lại sự xâm lược của Pháp, nhà Nguyễn đã mắc phải một số sai lầm không thể tha thứ: từ bỏ đấu tranh vũ trang đi theo con đường thương lượng. e. Tuy nhiên, trong quá trình chống Pháp đã có những vị quan, thậm chí cả Vua đãc nêu cao tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc. KL: Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối XIX – trách nhiệm thuộc về 1 bộ phận vua quan nhà Nguyễn. 2. Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX (phong trào Cần Vương) * Bối cảnh - Sau hai Hiệp ước Hác-măng năm 1883 và Pa-tơ-nốt 1884, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục phát triển. 1 - Cuộc phản công của phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu vào đêm 4 rạng 5-7-1885 thất bại… - Trong bối cảnh hổn loạn Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành Huế. - Ngày 13-7-1885 tại Tân Sở (Quãng Trị) chiếu Cần vương lần thứ nhất được phát ra và đến ngày 20 – 9 – 1885 tại Hương Khê (Hà Tĩnh) chiếu Cần vương lần 2 được phát ra kêu gọi văn thân, sỹ phu và nhân dân cả nước giúp vua đánh đuổi thực dân Pháp. * Diễn biến: + Từ năm 1885 đến 1888: - Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân sĩ phu yêu nước. - Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. - Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kỳ. - Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy. - Kết quả: Cuối 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang An-giê-ri. + Từ năm 1888 - 1896 - Lãnh đạo: Sĩ phu, văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo. - Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê. - Kết quả: Năm 1896 phong trào thất bại. Tên cuộc khởi nghiã Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động chủ yếu Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 - 1892 Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật Hưng Yên, Hải Dương Khởi nghĩa Ba Đình 1886 - 1887 Phạm Bành, Đinh Công Tráng Nga Sơn – Thanh Hóa Khởi nghĩa Hùng Lĩnh 1887 - 1892 Tống Duy Tân Vĩnh Lộc – Thanh Hóa Khởi nghĩa Hương Khê 1885 -1896 Phan Đình Phùng, Cao Thắng Miền núi Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình * Nhận xét: + Diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước nhưng chủ yếu ở Bắc kì và Bắc trung kì + Tập hợp được đông đảo văn thân, sỷ phu và nhân dân tham gia thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Phong trào đã gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn và tổn thất trong quá trìng bình định của chúng + Tuy nhiên, phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, tổ chức chưa chặt chẻ… tạo điều kiện cho thực dân Pháp đàn áp … * Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc. 2 * Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương : + Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong cuộc khởi nghĩa Cần vương. + Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ. + Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác. + Chuẩn bị tương đối chu đáo: Có thể chế tạo súng trường, tích trữ lương thảo, đào đắp công sự liên hoàn. + Đánh nhiều trận nổi tiếng. * So sánh phong trào Cần Vương (1885-1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức đấu tranh. 1. Vào cuối thế kỉ XIX, bên cạnh phong trào Cần Vương (1885 - 1896) còn có các phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương, nổi bật là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913). 2. Mục tiêu của phong trào Cần Vương là đấu tranh chống Pháp và tay sai để giải phóng dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập. Mục tiêu trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là đấu tranh chống Pháp và tay sai bảo vệ cuộc sống của nhân dân địa phương, góp phần vào cuộc đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc. 3. Lực lượng lãnh đạo phong trào Cần Vương chủ yếu là các văn thân, sĩ phu ( ). Bên cạnh đó còn có một số thủ lĩnh nông dân ( ) Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chủ yếu là nông dân ( ) 4. Quy mô phong trào: Phong trào Cần Vương diễn ra rộng khắp Trung Kỳ, Bắc Kỳ từ 1885 – 1888, đến giai đoạn 1888- 1896 thì qui tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê. Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra chủ yếu ở Yên Thế. Nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Thái Nguyên 5. Phương thức đấu tranh: cả hai phong trào đều tiến hành bằng phương thức đấu tranh vũ trang. Các lãnh tụ của phong trào đều dựa vào địa hình hiểm trở để xây dựng căn cứ địa, tiến hành các chiến thuật phục kích, tập kích để tiêu diệt địch. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn sử dụng phương thức giảng hòa; phối hợp hoạt động với các sĩ phu yêu nước tiến bộ trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX. 6. Tuy có điểm giống nhau và khác nhau nhưng phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là biểu hiện cụ thể, sinh động tinh thần quật khởi bất khuất của nhân dân ta, đánh dấu một mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. 3. Phong trào Dân tộc dân chủ đầu thế kỷ XX * Những điều kiện lịch sử dẫn đến sự hình thành trào lưu Dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam đầu XX ? + Sự chuyển biến của KT – CT – XH VN đầu thế kỷ XX : - Những thay đổi về chính trị (chính phủ 5 xứ Đông dương,Quân đội thuộc địa,Tòa án Nam . . ) - Những thay đổi về kinh tế - văn hóa (thực hiện khai thác tài nguyên,phát triển giáo dục, văn hóa Pháp . . ) đã làm cho cơ cấu xã hội VN thay đổi (gc công nhân hình thành, tầng lớp thương nhân,Tiểu tư sản thành thị ra đời . .) - Đặc biệt là sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng chính trị trong giới Sĩ phu Nho học + Những ảnh hưởng bên ngoài tác động vào : - Phong trào cải cách chính trị - văn hóa của Lương Khải Siêu – Khang Hữu Vi ở TQ - Những tư tưởng cách mạng Pháp qua các tác phẩm của Montesquieur, Russeau . . - Cách mạng Tân Hợi bùng nổ năm 1911 đã giúp sĩ phu VN chuyển qua tư tưởng Cộng Hòa . . 3 - Sau 30 năm cuộc Duy Tân Minh Trị : Nhật Bản trở thành nước TBCN cường thịnh ,Chiến thắng của Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật 1905 đã làm các sĩ phu VN bái phục, muốn cải cách, Duy tân theo gương Nhật Bản . * Sự ra đời của trào lưu Dân tộc chủ nghĩa :Đầu thế kỷ XX xuất hiện khuynh hướng chính trị mới : Trào lưu Dân tộc chủ nghĩa , kế tục phong trào Cần Vương nhưng mang nét mới : - Lãnh đạo: sĩ phu yêu nước,tiến bộ (tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh) - Tư tưởng không còn “Trung Quân Ái Quốc” mà chuyển sang ý thức về chủ nghĩa Quốc gia – Dân tộc vì lợi ích của đồng bào. - Ý thức về Dân sinh – Dân chủ – Dân quyền, không còn tin vào Quân chủ chuyên chế như trước - Phương pháp đấu tranh không hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang mà kết hợp các biện pháp chính trị – ngọai giao, tiến hành cải cách . * Những chủ trương chính trị lớn của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. * Phan Bội Châu: (1867 -1940),lãnh tụ nổi bật của trào lưu dân tộc chủ nghĩa Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông là một sĩ phu sớm có lòng yêu nước (vắn tắt tiểu sử). - Chủ trương vận động quần chúng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài (chủ yếu là Nhật Bản). - Tổ chức bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng nên chế độ chính trị dựa vào dân - Ông đã lập Hội Duy Tân (1904), sang Nhật mưu cầu ngoại viện (1905), tổ chức phong trào Đông Du chống Pháp (1905 – 1908) . - Sau CM Tân Hợi ông lưu lạc ở Trung Quốc, lập ra tổ chức VN Quang Phục hội (1912), chuẩn bị đưa quân về nước khởi nghĩa, nhưng cũng không tránh khỏi thất bại. * Phan Châu Trinh: (1872 – 1926), một sĩ phu ở Quảng Nam, giương cao ngọn cờ dân chủ cải cách xã hội (vắn tắt tiểu sử). - Từng bôn ba ở nhiều nước, sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền: viết thư gởi toàn quyền Đông Dương tố cáo chế độ thuộc địa , diễn thuyết hô hào Duy Tân cải cách, mở trường học… - Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị ở thuộc địa. - Tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh thể hiện một tinh thần yêu nước sâu sắc , nhưng chủ trương dùng cải cách để cứu nước của ông có phần không hợp thời thế. * Hãy cho biết những nét chính về điểm giống và khác nhau của hai khuynh hướng cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, ý nghĩa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. - Những điểm giống nhau: + Cả hai khuynh hướng cách mạng đều xuất phát từ tấm lòng vì dân vì nước,vì nước mạnh dân cường. + Cả hai khuynh hướng đều muốn nước nhà có độc lập thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. + Cả hai đều có ý muốn cải tổ, duy tân canh tân đổi mới đất nước trên tất cả các phương diện. - Những điểm khác nhau: + Một bên chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một thể chế chính trị mới ở Việt Nam. + Một bên chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ phong kiến đang ngày càng thối nát,coi đây là điều kiện cần thiết để tiến tới nền độc lập. + Một bên chủ trương sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng để thực hiện mục tiêu của mình… + Một bên là cải cách, ca ngợi thể chế dân chủ, đả phá chuyên chế, vận động học theo cái mới, làm theo cái mới,hô hào chấn hưng thực nghiệp. 4 + Một bên chủ trương dựa vào sự giúp sức củ đế quốc Nhật Bản để xây dựng lực lượng quân sự là bạo động ,một bên chủ trương dựa vào Pháp để yêu cầu cải cách xã hội tiến tới xây dựng dân quyền.  Ý Nghĩa: - Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa. - Ngoài yếu tố yêu nước phong trào đã có thêm những yếu tố cách mạng (việc từ bỏ thể chế quân chủ, xây dựng thể chế dân chủ sơ khai, đoạn tuyệt cái cũ, cái lạc hậu…) - Phong trào đã đề xướng những chủ trươg cứu nước mới, thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội hoà nhập với trào lưu mới.(0.25đ) - Phong trào đã dấy lây một cuộc vân động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia, đã làm thức tỉnh dân tộc đã tao ra được ý thức tự lực tự cường đất nước. - Phong trào đã đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động,quy mô…đạt cơ sở cho việc tập hợp lực lương,đoàn kết các dân tộc chống đế quốc. - Phong trào đã có những đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hoá, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ, chữ viết,và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam . * So sánh phong trào Phong trào Cần Vương và Phong trào yêu nước và cách mạng đầu XX Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước và cách mạng đầu XX Bối cảnh lịch sử - Triều điình kí 2 hiệp ước 1883, 1884. - Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại…., vua Hàm Nghi xuấy bôn. - Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương…. - Sự hình thành các tầng lớp, giai cấp mới…. - Những trào lưu tiến bộ thế giới…… Mục tiêu đấu tranh Quay về chế độ PK đã lỗi thời Hướng tới một nền cộng hòa, một nước VN độc lập. Hình thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang Đa dạng, phong phú: Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục…… Lực lượng tham gia Sỹ phu, nông dân Sỹ phu tiến bộ, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. Kết quả, ý nghĩa - Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. - Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của dân tộc - Có nhiều đóng góp trong sự nghiệp CMGPDT. - Mở ra một hướng của con đường cứu nước mới… 5 . cổ trung - cận hiện đại A. Phần cổ trung đại: - Quá trình hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ X- XV. - Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa từ X – XVIII. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. -. XIX (phong trào Cần Vương) * Bối cảnh - Sau hai Hiệp ước Hác-măng năm 1883 và Pa-tơ-nốt 1884, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Phong trào đấu tranh chống Pháp. triển. 1 - Cuộc phản công của phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu vào đêm 4 rạng 5-7 -1 885 thất bại… - Trong bối cảnh hổn loạn Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành Huế. - Ngày

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w