1. Kiến nghị
- Với Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tư pháp: Tăng cường sự chỉ đạo, hỗ
trợ về việc hướng dẫn, giải thích và tháo gỡ những vướng mắc trong thi hành pháp Luật xử lý vi phạm hành chính nói chung và áp dụng Biện pháp xử lý hành chính nói riêng trên địa bàn huyện đạt hiệu quả ngày càng cao.
- Với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện: Tăng cường biên chế cho
Phòng Tư pháp huyện và Công chức Tư pháp-Hộ tịch cấp xã nhằm bảo đảm nhân sự để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Xử lý vi phạm hành chính ở địa phương. Quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và cấp kinh phí cho đề án.
2. Kết luận
Xử lý vi phạm hành chính nói chung và áp dụng Biện pháp xử lý hành chính nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp và cải cách hành chính được xác định trong các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, theo hướng: “Hình thành cơ chế pháp lý để Chính phủ thực hiện quyền yêu
cầu xem xét, xử lý bằng thủ tục tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong quá trình quản lý, tổ chức thi hành pháp luật”, “tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng của công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”.
Luật xử lý vi phạm hành chính đã có hiệu lực hơn 02 năm, tuy nhiên, việc thi hành pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính trong thời gian qua có diễn biến phức tạp và chưa thực sự được quản lý thống nhất đã gây ra những khó khăn, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính và hiệu lực quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của năm 2016 và những năm tiếp theo trong việc triển khai thi hành pháp Luật xử lý vi phạm hành chính là: “Đẩy mạnh triển khai thi hành pháp luật về Xử lý vi phạm hành
chính”, nhất là việc áp dụng các Biện pháp xử lý hành chính. Vì đây là các
Biện pháp xử lý hành chính tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, do vậy cần phải có sự quan tâm phối hợp mang tính chủ động của các cơ quan, đơn vị chức năng và chính quyền cấp xã để nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp trong củng cố hoàn thiện hồ sơ áp dụng các Biện pháp xử lý hành chính. Đồng thời triển khai sâu, rộng nội dung của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật liên quan đến cán bộ và nhân dân phục vụ công tác phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm xảy ra và kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương, tạo môi trường ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện trong những năm tới./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”.
2. Bộ Tư pháp (2014), Thông tư số 20/2014/TT-BTP ngày 25 tháng 9
năm 2014, ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Bộ Công an (2014), Thông tư số 48/2014/TT-BCA ngày 17/10/2014
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Bộ Công an (2014), Thông tư số 39/2014/TT-BCA ngày 12/9/2014
Quy định biểu mẫu để sử dụng khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
5. Bộ Công an (2014), Thông tư số 43/2014/TT-BCA ngày 08/10/2014
Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
6. Bộ Công an (2014), Thông tư số 42/2014/TT-BCA ngày 25/9/2014
Quy định về biểu mẫu sử dụng trong Công an nhân dân khi áp dụng và thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
7. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2014), Thông tư liên tịch số
14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 về việc Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
8. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thạch Thất khóa XXII (2015), Báo cáo
chính trị số 01-BC/HU trình Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ huyện Thạch Thất.
9. Chính phủ nước CHCHCN Việt Nam (2013), Nghị định số
81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
10. Chính phủ nước CHCHCN Việt Nam (2013), Nghị định
số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
11. Chính phủ nước CHCHCN Việt Nam (2014), Nghị định
số 02/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX, Nxb, CTQG, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng khoá X, Nxb, CTQG, Hà Nội.
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp nước
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân, Nxb, Tư pháp, Hà Nội.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật xử lý vi phạm hành
chính, Nxb, Lao động, Hà Nội.
17. Lê Thị Thủy (2014), Triết học Mác-lênin - Những vấn đề lý luận cơ
bản, Nxb, Bộ Tổng tham mưu, Hà Nội.
18. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
19. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Chỉ thị số 13/2014/CT-
UBND ngày 17 tháng 3 năm 2014 về triển khai thực hiện quy định của Luật XLVPHC năm 2012 về các biện pháp xử lý hành chính.