Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết BÀI 36. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm phát triển ở thực vật có hoa. - Trình bày được các nhân tố chi phối sự ra hoa. 2. Kỹ năng: - Làm việc với sách giáo khoa. - Quan sát, phân tích. - Hoạt động nhóm. - Liên hệ thực tế. II. Trọng tâm: Khái niệm phát triển của thực vật có hoa và các nhân tố chi phối sự ra hoa. III. Phương pháp: Sách giáo khoa – hỏi đáp. Hoạt động nhóm – phiếu học tập. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bài giảng điện tử của bài 36. - Phim, một số hình ảnh tham khảo về các cây ngày dài, cây ngày ngắn, cây trung tính và ứng dụng. 2. Chuẩn bị của học sinh: Tự nghiên cứu sách giáo khoa (SGK). V. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - Thế nào là hoocmôn thực vật? - Ở thực vật, hoocmôn có vai trò thúc quả chóng chín là: a. Axit abxixic. b. Êtilen. c. Xitôkinin. d. Gibêrelin. Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 Đáp án: b - Trình bày các đặc điểm chung của hoocmôn TV. - Nơi sản sinh ra auxin: a. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. b. Tế bào đang phân chia ở mô PS chồi ngọn c.Lá già, thân, quả, hạt d. Lục lạp, phôi hạt, chóp rễ Đáp án: b 2. Bài mới: Đặt vấn đề: Đối với thực vật có hoa, ra hoa là một dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển. Vậy phát triển là gì, cây ra hoa khi nào, chịu tác động của những nhân tố nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 36 – Phát triển ở thực vật có hoa. Bài 36 – PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA Hoạt động của GV và HS Nội dung chi tiết Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm phát triển của thực vật có hoa Giáo viên chiếu một đoạn phim ngắn về chu trình sống của cây cải, yêu cầu học sinh (HS) theo dõi, cho biết cây cải đã trải qua những giai đoạn nào trong đời sống. - HS theo dõi phim, trả lời câu hỏi Yêu cầu học sinh (HS) nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Phát triển của cơ thể thực vật là gì ? - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi của giáo viên (GV). GV bổ sung hoàn chỉnh, cho HS ghi bài. Hoạt động 2: tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. Đặt vấn đề: trong khái niệm “phát triển” mà ta vừa tìm hiểu có bao gồm “sinh trưởng”, ở bài trước chúng ta cũng đã học về sinh trưởng. Vậy sinh trưởng và phát triển quan hệ với nhau như thế nào, ta sang phần II. Yêu cầu HS quan sát hình 36 SGK, GV giải thích I. Khái niệm Phát triển của cơ thể thực vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. II. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển Sinh trưởng gắn với phát triển, phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng è Sinh trưởng và phát triển là những quá trình liên quan với nhau, là hai mặt trong chu trình sống của cây. Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 hình, đặt câu hỏi: Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ gì? - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. GV bổ sung hoàn chỉnh, cho HS ghi bài. Hoạt động 3: tìm hiểu các nhân tố chi phối sự ra hoa Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết những nhân tố nào chi phối sự ra hoa. - HS suy nghĩ, trả lời. (Dẫn: người ta đã sắp xếp các nhân tố trên vào 2 nhóm: nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong, chúng ta sẽ tìm hiểu nhóm nhân tố bên ngoài trước) GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trong SGK, trả lời câu hỏi: - Cây dạng mùa đông là gì? - Hiện tượng xuân hóa là gì? - Cho ví dụ các loài thực vật ra hoa ở nhiệt độ thấp. - Người ta ứng dụng hiện tượng xuân hóa để làm gì? Yêu cầu HS trả lời câu hỏi dựa vào SGK: - Quang chu kì là gì? - Các cây ra hoa chịu ảnh hưởng của quang chu kì được chia thành những nhóm nào ? Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập, trình bày, bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập. (Liên hệ thực tế : chiếu hình cây thanh long, hỏi : Vì sao người ta thắp đèn cho cây thanh long vào ban đêm ? - HS trả lời câu hỏi của GV. - Cây ngày ngắn và cây ngắn ngày khác nhau như thế nào ?) GV hỏi : III. Các nhân tố chi phối sự ra hoa 1. Nhân tố bên ngoài. a. Nhiệt độ thấp. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp (sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lí bởi nhiệt độ dương thấp) gọi là xuân hóa. VD: lúa mì, bắp cải b. Quang chu kì - Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. (Nội dung phiếu học tập) - Cây ngày dài: ra hoa vào cuối mùa xuân và mùa hè, ở vùng ôn đới. VD: rau bina, lúa mì - Cây ngày ngắn: ra hoa vào mùa thu ở vùng ôn đới, và phần lớn TV nhiệt đới. VD: cà phê, lúa - Cây trung tính: ra hoa không phụ thuộc nhiệt độ xuân hóa và quang chu kì. VD: Hướng dương, cà chua, ngô * Nguyên nhân: phitôcrôm ( sắc tố cảm nhận quang chu kì) + Dạng tồn tại: • Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) • Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) Ánh sáng đỏ P đ P đx Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 - Nguyên nhân gây ra hiện tượng quang chu kì là gì ? - Phitôcrôm tồn tại ở những dạng nào ? Chúng quan hệ như thế nào với nhau? - P đx có tác dụng gì đối với cây ? - HS trả lời câu hỏi của GV GV yêu cầu HS nêu lại tên các nhân tố bên trong. Yêu cầu HS quan sát hình 36, cho biết : (thực hiện lệnh SGK) - Khi nào cây cà chua ra hoa ? - Dựa vào đâu để xác định được tuổi của cây một năm? - Hoocmôn ra hoa còn được gọi tên nào khác ? - Hoocmôn ra hoa được hình thành ở đâu, trong điều kiện nào và có tác dụng gì? Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển (Dẫn : Người ta đã có những ứng dụng kiến thức rất hữu ích về sinh trưởng và phát triển trong thực tế) Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: - Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lí hạt, củ nảy mầm. - Người ta ứng dụng gì trong trồng rừng, trong công nghiệp rượu bia? - Kiến thức về phát triển được ứng dụng như thế nào trong nông nghiệp? (Liên hệ thực tế thêm) (bất hoạt) Ás đỏ xa (có hoạt tính) P đx làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, hoa nở. 2. Nhân tố bên trong a. Tuổi của cây Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa. b. Hoocmôn ra hoa Florigen được hình thành trong lá, ở điều kiện quang chu kì thích hợp à di chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân à cây ra hoa IV. Ứng dụng. 1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng + Trong trồng trọt: Dùng gibêrelin thúc hạt hay củ nảy mầm sớm khi đang ở trạng thái ngủ. Điều tiết sinh trưởng của thân cây gỗ trong rừng. + Trong công nghiệp rượu bia: Dùng gibêrelin làm tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha. 2. Ứng dụng kiến thức về phát triển. Chọn cây trồng theo vùng địa lí, mùa, xen canh, chuyển/gối vụ cây nông nghiệp, trồng rừng hỗn loài. 3. Củng cố: 1. Loại chất nào của cây có liên quan đến sự ra hoa? a. Gibêrelin b. Xitôkinin c. Xitôcrom d. Phitôcrôm Đáp án: d 2. Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào: a. Độ dài ngày b. Độ dài ngày đêm c. Tuổi của cây d. Độ dài đêm Đáp án: b Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 3. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật: a. Diệp lục b. b. Phitocrom c. Carotenoit d. Diệp lục a, b, và phitocrom. Đáp án: b 4. Thời điểm ra hoa ở TV một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo: a. Chiều cao cây b. Đường kính gốc c. Số lượng lá d. Cả a,b,c Đáp án: c 4. Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi SGK. Đọc trước bài mới: bài 37 – Sinh trưởng và phát triển ở động vật PHIẾU HỌC TẬP Nhóm cây Đặc điểm Ví dụ Cây ngày dài Ra hoa vào cuối mùa xuân và mùa hè, ở vùng ôn đới. Rau bina, lúa mì Cây ngày ngắn Ra hoa vào mùa thu ở vùng ôn đới, và phần lớn TV nhiệt đới. cà phê, lúa Cây trung tính Ra hoa không phụ thuộc nhiệt độ xuân hóa và quang chu kì Hướng dương, cà chua, ngô RÚT KINH NGHIỆM Ngày , tháng , 2010 Tổ trưởng kí duyệt Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 Thứ … ngày… tháng… năm 20… Bài 36 - PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA I. Khái niệm. a. Định nghĩa. Phát triển ở cơ thể thực vật là bao gồm , , của cơ thể. II. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển Sinh trưởng phát triển, phát triển của sinh trưởng è sinh trưởng và phát triển là. những quá trình liên quan với nhau, là trong chu trình sống của cây. III. Các nhân tố chi phối sự ra hoa. 1. Nhân tố bên ngoài. a.Nhiệt độ thấp Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào ( sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được ) gọi là b. Quang chu kì - Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào gọi là quang chu kì Nhóm cây Đặc điểm Ví dụ Cây ngày dài Ra hoa vào , ở vùng ôn đới. Cây ngày ngắn Ra hoa ở vùng ôn đới, và phần lớn TV Cây trung tính Ra hoa nhiệt độ xuân hóa và quang chu kì , ngô * Nguyên nhân: (sắc tố cảm nhận ) Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 P đ P đx (bất hoạt) (có hoạt tính) P đx làm cho , , 2. Nhân tố bên trong a.Tuổi của cây. Tùy vào giống và loài, thì cây ra hoa. b. Hoocmôn ra hoa. được hình thành trong , ở điều kiện thích hợp à di chuyển vào của thân à cây ra hoa. IV. Ứng dụng 1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng + Trong trồng trọt: - Dùng thúc hạt hay củ nảy mầm sớm khi đang ở - Điều tiết của thân cây gỗ trong rừng. + Trong công nghiệp rượu bia: Dùng làm tăng quá trình thành mạch nha. 2. Ứng dụng kiến thức về phát triển. Chọn cây trồng theo , mùa, , chuyển/gối vụ cây nông nghiệp, trồng rừng hỗn loài. . Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết BÀI 36. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm phát triển. giáo khoa – hỏi đáp. Hoạt động nhóm – phiếu học tập. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bài giảng điện tử của bài 36. - Phim, một số hình ảnh tham khảo về các. Môn: Sinh Học 11 Thứ … ngày… tháng… năm 20… Bài 36 - PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA I. Khái niệm. a. Định nghĩa. Phát triển ở cơ thể thực vật là bao gồm , , của cơ thể. II. Mối quan hệ giữa sinh