Siết lương thưởng trong doanh nghiệp cổ phần? Việc siết lại chuyện lương thưởng trong doanh nghiệp cổ phần có cổ phần chi phối của Nhà nước được đưa ra trong dự thảo nghị định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng ở những doanh nghiệp này. Đã hết thời gian lấy ý kiến nhưng nghị định vẫn chưa được ký ban hành bởi còn quá nhiều vướng mắc. Tại đại hội cổ đông mới đây của công ty cổ phần SDA, nhiều cổ đông đã đề nghị tăng mức lương đối với chủ tịch hội đồng quản trị là 25 triệu/tháng như hiện tại lên mức 35 – 40 triệu đồng/tháng. Lý do chính nhiều cổ đông đưa ra là công ty làm ăn có lãi và chủ tịch hội đồng quản trị xứng đáng được nhận mức thù lao cao hơn. Hiện tại mức lương trung bình của người lao động trong doanh nghiệp này là 6 triệu đồng/tháng. Theo ai? Sau nhiều “lình xình” về việc trả lương vượt khung quy định cho một số thành viên lãnh đạo, tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có văn bản hỏi bộ Lao động – thương binh và xã hội về trả lương, thưởng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người đại diện phần vốn nhà nước làm việc chuyên trách trong doanh nghiệp. Bà Tống Thị Minh, vụ trưởng vụ Lao động – tiền lương thuộc bộ Lao động – thương binh và xã hội cho biết, do thiếu các quy định về vấn đề này nên SCIC cần một văn bản trả lời có “dấu đỏ” từ cơ quan quản lý để có căn cứ thực hiện. Thực tế sau khi cổ phần hoá, mặc dù Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối nhưng nhiều doanh nghiệp “bâng khuâng” không rõ chuyện lương thưởng trong doanh nghiệp mình được thực hiện như thế nào. Nếu tiếp tục thực hiện như ngày còn là doanh nghiệp nhà nước thì mất đi lợi thế cổ phần hoá. Nếu thực hiện chính sách lương theo thị trường lại có thể vi phạm. Bởi vậy mới có chuyện cổ đông quyết định mức lương trả cho chủ tịch hội đồng quản trị như tại công ty SDA hay việc cần một dấu đỏ từ cơ quan quản lý như nhu cầu của SCIC. Tuy nhiên tới đây những việc tương tự có thể sẽ không còn được thực hiện. Một dự thảo nghị định nhằm siết lại chuyện lương thưởng trong doanh nghiệp cổ phần có cổ phần chi phối của Nhà nước, trong đó có chuyện lương thưởng cho các thành viên đại diện phần vốn góp của Nhà nước. Vướng mắc Khi nghị định này được Chính phủ ký ban hành sẽ khó có chuyện mức lương của ban lãnh đạo những doanh nghiệp này vượt quá 80 triệu đồng/tháng. Trong khi đó báo cáo tình hình lương thưởng của các doanh nghiệp năm 2009 được bộ Lao động – thương binh và xã hội công bố đầu năm nay cho biết, trong doanh nghiệp tư nhân mức lương cao nhất đạt 216 triệu đồng/tháng và trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 208 triệu đồng/tháng. Nhưng theo bà Tống Thị Minh, hiện tại dự thảo nghị định này chưa thể ký ban hành được. Mặc dù đã hết thời hạn lấy ý kiến nhưng tới nay, để ban hành được nghị định này phải có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp. “Dự thảo có quy định về các tiêu chuẩn để đạt được mức lương trần, tuy nhiên trong trường hợp không đạt được các chỉ tiêu về năng suất, lợi nhuận, bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước thì sẽ bị xử lý như thế nào? Các cơ chế này hiện nay chưa có”, bà Minh nói. Tuy nhiên, việc quản lý theo tư duy khống chế mức trần giống như cách quản lý lương thưởng trong doanh nghiệp nhà nước cần được nhìn nhận lại. Một chuyên gia cho biết, mục đích chính của nghị định là đảm bảo sự an toàn và tăng trưởng của phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp, vì sao không chọn cách đưa ra các định lượng cụ thể tối thiểu phải đạt được là bao nhiêu. Trong trường hợp doanh nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng, bảo toàn vốn cao hơn mức tối thiểu đó thì nên để mức lương thoả thuận theo thị trường. Có vậy mới tạo được động lực cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp sau khi đã cổ phần hoá. Theo dự thảo nghị định, lương, thưởng cho người lao động được xây dựng theo nghị định 114/2002. Quỹ lương của lãnh đạo doanh nghiệp tối đa gấp mười lần tiền lương bình quân nếu tiền lương bình quân của người lao động là dưới 5 triệu/tháng, gấp 9 lần nếu tiền lương bình quân từ 5 – 7 triệu đồng/tháng và gấp 8 lần nếu lương bình quân từ 7 triệu đồng/tháng trở lên. Tiền thưởng của những người này không vượt quá ba tháng lương bình quân của họ. . Siết lương thưởng trong doanh nghiệp cổ phần? Việc siết lại chuyện lương thưởng trong doanh nghiệp cổ phần có cổ phần chi phối của Nhà nước được đưa ra trong dự thảo nghị. thực hiện. Một dự thảo nghị định nhằm siết lại chuyện lương thưởng trong doanh nghiệp cổ phần có cổ phần chi phối của Nhà nước, trong đó có chuyện lương thưởng cho các thành viên đại diện phần. thực hiện. Thực tế sau khi cổ phần hoá, mặc dù Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối nhưng nhiều doanh nghiệp “bâng khuâng” không rõ chuyện lương thưởng trong doanh nghiệp mình được thực hiện như