Cơ cấuvốntrongdoanhnghiệp cổ phầnhóa:Cầncóthêmnhữngnghiêncứubổ sung
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp,
sau hơn 10 năm (1992-2004) thực hiện cổphần hóa doanhnghiệp
Nhà nước, cả nước đã cổphần hóa được 2.242 doanhnghiệp Nhà
nước và bộphậndoanhnghiệp Nhà nước, với tổng vốn điều lệ là
23.023 tỷ đồng.
Trong đó, giai đoạn 1992- 1998 đã cổphần hóa được 123 doanhnghiệp và giai đoạn 1999-
2004 cổphần hóa được 2.119 doanh nghiệp. Giai đoạn 2001 - 10/2005 cổphần hoá được
2.056 doanhnghiệp Nhà nước, trong đó có một số doanhnghiệp Nhà nước có qui mô lớn như
Công ty sữa Việt nam, Công ty Bảo Minh.
Vấn đề được đặt ra là sự chuyển đổi cơcấu sở hữu trongdoanhnghiệp Nhà nước có cải thiện
kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nhà nước sau cổphần hóa hay không?
Có nhiều nghiêncứu đã được tiến hành cho thấy, 90% doanhnghiệp khẳng định kết quả sản
xuất kinh doanh tốt hơn trước cổphần hóa rất nhiều, chủ yếu là sự gia tăng doanh thu và thu
nhập của người lao động. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp Nhà nước
cổ phần hóa cao hơn so với doanhnghiệp Nhà nước là do lợi nhuận của doanhnghiệp Nhà
nước cổphần hóa cao hơn và do kết quả của táicấu trúc tài chính khi doanhnghiệp tiến hành
cổ phần hóa.
Trong thực tế, doanhnghiệp Nhà nước rất chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận vì doanhnghiệp
kinh doanhcó lãi được cho là doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả và giám đốc doanhnghiệp
được đánh giá cao. Nhưng kết quả kinh doanh thường bất định nên họ có xu hướng không khai
báo hết lợi nhuận thực tế vì hai lý do: dự phòng lợi nhuận cho những năm kinh doanh bất lợi và
không phải gia tăng chỉ tiêu kế hoạch nhiều cho những năm tiếp theo, như vậy sẽ khó hoàn
thành nhiệm vụ kế hoạch cấp trên giao.
Trong khi đó doanhnghiệp Nhà nước cổphần hóa theo đuổi tiêu chí hiệu quả sử dụng vốn và
phải minh bạch trong kết quả sản xuất kinh doanh vì họ bị giám sát bởi nhiều cơ chế: cổ đông là
người lao động trongdoanh nghiệp, ban kiểm soát, hội đồng quản trị, và nhà đầu tư
Ngoài ra họ đạt lợi nhuận cao còn do những ưu đãi của chính phủ đối với doanhnghiệp Nhà
nước cổphần hóa về thuế thu nhập doanhnghiệptrongnhững năm đầu sau khi cổphần hóa.
Những nguyên nhân vừa nêu có thể là tác nhân làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp Nhà nước cổ phần hóa.Số liệu điều tra trên 43 doanhnghiệp Nhà nước và doanhnghiệp
Nhà nước cổphần hóa từ năm 2002 trở về trước trên địa bàn Tp.HCM cũng cho thấy thu nhập
(lương, thưởng và cổ tức) của người lao động trongdoanhnghiệp Nhà nước cổphần hóa cao
hơn trongdoanhnghiệp Nhà nước.
Mức độ hài lòng của người lao động về thu nhập, cơ hội thăng tiến và công việc cũng cao hơn.
Điều này có thể được lý giải như sau: doanhnghiệp Nhà nước cổphần hóa không phải tuân thủ
nghiêm ngặt theo các qui định thang bảng lương của Chính phủ như trong trường hợp của
doanh nghiệp Nhà nước.
Trong thực tế, họ vận dụng linh hoạt các văn bản hướng dẫn về thang bảng lương và thực hiện
việc trả thù lao lao động phù hợp với điều kiện của thị trường sức lao động nhằm giữ chân
người lao động giỏi. Nói cách khác, mức lương mà người lao động được hưởng được chi trả
dựa trên năng lực và kết quả công việc của họ, thay vì dựa vào chức vụ và thâm niên như trong
doanh nghiệp Nhà nước.
Tiến trình cổphần hóa đòi hỏi doanhnghiệp phải táicơ cấu, táibố trí lại lực lượng lao động,
điều này tạo điều kiện cho người lao động có thể được làm việc theo đúng chuyên môn của
mình, do đó dẫn đến sự thỏa mãn về công việc cao hơn.
Do phải chịu áp lực cạnh tranh cao trên thị trường nên doanhnghiệp Nhà nước cổphần hóa
quan tâm đến việc phục vụ tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, dẫn đến kết quả mức độ thoả mãn
của khách hàng cũng cao hơn doanhnghiệp Nhà nước.Kết quả nghiêncứu cũng cho thấy cơ
cấu sở hữu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể kết quả hoạt động của các doanhnghiệp Nhà nước cổphần hóa cóvốn thuộc sở hữu
Nhà nước dưới 30% và cao hơn 50% thì cao hơn doanhnghiệp Nhà nước cổphần hóa cóvốn
thuộc sở hữu Nhà nước từ 30% đến 50%. Các doanhnghiệp Nhà nước cổphần hóa cóvốn
thuộc sở hữu Nhà nước dưới 30% có tỉ lệ cổ đông bên ngoài cao nên chịu áp lực cao của nhà
đầu tư trên thị trường, do đó họ phải sản xuất kinh doanhcó hiệu quả thì giá cổ phiếu mới tăng
cao trên thị trường vốn.
Bên cạnh đó, các doanhnghiệp này thường có thành viên bên ngoài tham gia hội đồng quản trị,
đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược như các quỹ đầu tư chuyên nghiệp hay các định chế tài
chính trung gian, cho nên tạo ra sự thay đổi trong phương hướng hoạt động của doanhnghiệp
và hướng tới việc nâng cao hiệu quả cho nhà đầu tư.
Ngược lại, các doanhnghiệp Nhà nước cổphần hóa trong đó Nhà nước nắm giữ hơn 50% thì
vẫn còn nhận được nhiều ưu đãi từ cơ quan chủ quản cho nên vẫn còn nhiều lợi thế trong kinh
doanh, bên cạnh những ưu đãi của Nhà nước khi tiến hành cổphần hóa. Điều đó tác động có
lợi đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy, quá trình cổphần hoá doanh
nghiệp Nhà nước ở nước ta đã làm thay đổi quan hệ sở hữu trong các doanhnghiệp Nhà
nước, và từ đó đã tác động tích cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên vấn đề tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trongdoanhnghiệpcổphần hóa còn cầnbổsung
thêm các nghiêncứu khác để tìm câu trả lời xác đáng cho câu hỏi tỷ lệ vốn Nhà nước trong các
doanh nghiệp Nhà nước cổphần hóa?
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn
)
. Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp cổ phần hóa: Cần có thêm những nghiên cứu bổ sung
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, . xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên vấn đề tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp cổ phần hóa còn cần bổ sung
thêm các nghiên cứu khác để