Sinh mạng trẻ và sự nguy hiểm từ vỏ chai Rất nhiều gia đình ở nông thôn do tiết kiệm đã dùng lại vỏ chai nước uống để đựng xăng, thuốc trừ sâu, diệt kiến. Chính sự bất cẩn này đã suýt cướp đi nhiều mạng sống của trẻ em. Trẻ lâm nạn vì sự bất cẩn của người lớn Mặc dù sự việc đau lòng xảy ra cách đây gần 3 tuần, nhưng chị Nông Thị Hường và người dân xã Lam Sơn, huyện Na Ảnh minh họa. Nguồn: Images Rì, tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại buổi sáng định mệnh đã cướp đi mạng sống cô con gái út của chị khi cháu chưa đầy 3 tuổi và cô con gái lớn vừa qua giai đoạn thập tử nhất sinh. Theo lời kể của chị Hường, sau khi đi phun thuốc trừ sâu về đã để chai nước trừ sâu dưới gầm sàn gỗ, nơi có hai con gái (một 3 tuổi, một 4 tuổi) đang ngồi chơi. Sau đó, chị Hường đi nấu cơm. Bẵng đi một lúc không nghe tiếng hai con gái chí choé với nhau như mọi khi, chị Hường ra khỏi bếp để kiểm tra bỗng hoảng hốt khi thấy hai cô con gái nằm lả xuống đất, hơi thở khó nhọc, trong miệng sực mùi thuốc trừ sâu. Đoán là hai con gái tưởng là nước uống nên đã uống nhầm, chị Hường cùng gia đình vội vã đưa các cháu vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ cứu được cô con gái lớn của chị Hường, còn cô con gái út đã tử vong do lượng lớn thuốc trừ sâu ngấm quá sâu. Tương tự, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM) cũng vừa cứu sống một trường hợp uống nhầm nước rửa móng tay (aceton) đựng trong vỏ chai nước trà xanh để trên sàn nhà. Bệnh nhi may mắn này là cháu Nguyễn Ngọc Vân, 14 tháng tuổi, trú tại Bến Tre. Mẹ bé Vân cho biết: Do bận làm móng tay cho khách nên chị đã sơ ý để chai cồn rửa móng aceton ở dưới đất. Sau khi sửa móng cho khách xong, quay sang dọn đồ thì chị bỗng tá hoả khi thấy cô con gái 14 tháng tuổi của mình đang ngửa cổ dốc cạn chai aceton vào miệng. Nằm cạnh giường cháu Vân, bé Nguyễn Phương Vy, 2 tuổi rưỡi, trú tại TP. HCM cũng được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu qua cơn nguy kịch do uống nhầm dầu lửa đựng trong vỏ chai nước suối đặt ở trong nhà. Người nhà bé Vy kể lại: Bé đang chạy chơi với các bạn ngoài ngõ rồi chạy về nhà cầm chai dầu ngửa cổ tu ừng ực. Thấy bé Vy ho sặc sụa, người nhà chạy vào ngửi thấy nồng nặc mùi dầu hoả bốc ra từ miệng của bé. Biết con gái uống nhầm dầu hỏa, mọi người trong gia đình đã vội vàng móc họng cho bé Vy nôn ra. Tuy nhiên càng nôn, bé Vy càng ho nhiều hơn và sau đó sốt cao, khó thở. Lúc này, gia đình mới đưa bé Vy vào bệnh viện. Khám nghiệm chụp phim phổi của bệnh viện cho kết quả bé Vy bị viêm phổi cả hai bên. Không phải trường hợp nào cũng gây nôn TS Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết đa số các loại thuốc trừ sâu đều có độc tính cao, nguy hiểm cho sức khoẻ không chỉ với trẻ em mà ngay cả với người lớn. Bác sĩ Lương Thị Thập, Trưởng khoa tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn, người trực tiếp cấp cứu cho hai con gái chị Nông Thị Hường cho biết: Sở dĩ phải bó tay không cứu được con gái út chị Hường là do chất độc của một lượng lớn thuốc trừ sâu ngấm quá sâu vào cơ thể của bé gái này. Khi vào viện hai chị em đã ở trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp nặng, co giật. Vì vậy, trong trường hợp tương tự, người lớn nên có động tác thọc tay vào miệng để bé nôn ra rồi đem ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dùng tay móc họng để bé nôn ra ngoài. Bác sĩ Hải Thoa, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo: Với những chất bay hơi như aceton hoặc dầu lửa lại không nên gây nôn tại chỗ vì aceton, dầu lửa là chất dễ bay hơi nên ngoài tình trạng ngộ độc do uống, nguy cơ lớn nhất đối với các cháu là biến chứng viêm phổi do hít sặc phải aceton, dầu lửa. Do vậy trong sơ cứu ngộ độc chất bay hơi, không được gây nôn vì sẽ gây nguy cơ sặc, viêm phổi khiến bệnh càng nặng hơn. Theo đánh giá của bác sĩ Hải Thoa, ngộ độc dầu lửa rất hay xảy ra với trẻ em vào mùa hè do mầu của dầu lửa rất giống với màu một số loại nước uống khác. Đây là loại ngộ độc gây suy hô hấp cấp tính hoặc nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại nhiều năm sau đó. Vì vậy, các bậc phụ huynh lưu ý không đựng dầu lửa trong chai nước suối, hay bất kỳ vật dụng đựng nước uống hàng ngày nào khác như chai nước ngọt, ca, ly, chén vì rất khó phân biệt giữa dầu lửa và nước uống khi trẻ khát tìm uống. Các bậc cha mẹ cũng không cất giữ dầu lửa ở góc nhà, kệ tủ, hay để trên bàn, trên sàn nhà vì khi trẻ chơi nghịch dễ thấy, dễ lấy. Nếu phát hiện trẻ uống dầu lửa, không gây nôn cũng nên đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và theo dõi ngay để tránh biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. . Sinh mạng trẻ và sự nguy hiểm từ vỏ chai Rất nhiều gia đình ở nông thôn do tiết kiệm đã dùng lại vỏ chai nước uống để đựng xăng, thuốc trừ sâu, diệt kiến. Chính sự bất cẩn. đã suýt cướp đi nhiều mạng sống của trẻ em. Trẻ lâm nạn vì sự bất cẩn của người lớn Mặc dù sự việc đau lòng xảy ra cách đây gần 3 tuần, nhưng chị Nông Thị Hường và người dân xã Lam Sơn,. đi mạng sống cô con gái út của chị khi cháu chưa đầy 3 tuổi và cô con gái lớn vừa qua giai đoạn thập tử nhất sinh. Theo lời kể của chị Hường, sau khi đi phun thuốc trừ sâu về đã để chai