1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bệnh nguy hiểm (Phần 2) pdf

7 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 136,8 KB

Nội dung

Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bệnh nguy hiểm (Phần 2) Những căn bệnh nguy hiểm thường là những "kẻ thù giấu mặt", những triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh đã diễn tiến đến thời kỳ nguy hiểm. Việc phát hiện ra những "tín hiệu cấp cứu" của cơ thể sớm là một bước rất quan trọng để tìm ra bệnh cũng như phương pháp chữa trị hợp lý. Chính vì thế các chuyên viên y tế khuyên mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm ít nhất một lần. ● Loãng xương: Loãng xương có thể gây ra những tác hại như: - Dễ bị gãy xương tại: cổ xương đùi, xương cẳng tay. - Còng lưng do cột sống bị sụp, đau lưng. Những người có các yếu tố làm tăng nguy cơ bị loãng xương và cần đo mật độ xương định kỳ là: - Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh. - Người nhỏ bé. - Tiền sử gia đình có người bị loãng xương. - Mãn kinh sớm (nguyên nhân tự nhiên hay do cắt buồng trứng). - Uống nhiều Corticoides (điều trị hen suyễn, thấp khớp…). - Ăn uống ít Calcium. - Uống nhiều rượu. - Hút thuốc lá. - Ít vận động. - Thiếu Estrogen. ● Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các loại ung thư và cũng là loại ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư ở cơ quan sinh dục nữ. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung là: - Giao hợp sớm trước 17 tuổi. - Quan hệ tình dục với nhiều người. - Sinh đẻ nhiều lần. - Viêm sinh dục do virus Herpès simplex II, HPV. - Các bệnh lây lan qua đường tình dục khác. - Suy giảm miễn nhiễm, yếu tố nội tiết. - Nghiện thuốc lá, ăn uống thực phẩm thiếu sinh tố A, acid folic… Những người đã có quan hệ tình dục, đặc biệt là những người có rong huyết sau giao hợp và những người có các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung nên khám phụ khoa, phết tế bào âm đạo (Pap’s) định kỳ. Nếu cần thì phải soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung. ● Ung thư vú: Việc truy tầm phát hiện sớm các khối u ác tính ở vú sẽ giúp cải thiện tiên lượng cho loại ung thư này. Lịch truy tầm các khối u ác tính ở vú được đề nghị như sau: - Tự khám vú đều đặn từ 20 tuổi trở đi. - Tất cả các cuộc khám sức khoẻ định kỳ phải bao gồm cả việc khám vú một cách đầy đủ và phải được khám mỗi năm một lần sau 35 tuổi. - Chụp nhũ ảnh: + Lần đầu tiên lúc 35 – 39 tuổi. + Từ 45 – 49 tuổi, chụp mỗi 1 – 2 năm một lần tuỳ theo các yếu tố nguy cơ của người phụ nữ. + Mỗi năm một lần cho phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Yu t làm tăng nguy c b ung th vú: - Đã bị ung thư ở vú bên kia (nguy cơ tăng gấp 5 – 6 lần). - Trong gia đình có người bị ung thư vú, nhất là mẹ, chị, em gái (nguy cơ tăng gấp 3 – 5 lần). - Có tổn thương lành tính ở tuyến vú (nguy cơ tăng gấp 3 – 5 lần). - Không sinh đẻ, sinh lần đầu tiên trên 30 tuổi (nguy cơ tăng gấp 3 lần). - Không cho con bú mẹ (nguy cơ tăng gấp 2 lần). - Đời sống kinh tế xã hội cao (nguy cơ tăng gấp 2 lần). - Thường xuyên bị stress (nguy cơ tăng gấp 2 lần). - Béo phì (nguy cơ tăng gấp 2 lần). - Có kinh lần đầu sớm và mãn kinh muộn (nguy cơ tăng gấp 1,5 lần). - Chu kỳ không rụng trứng. ● Ung thư đại trực tràng Là ung thư gây tử vong nhiều nhất ở các nước phát triển và là loại ung thư hay gặp ở nam giới. Yu t nguy c mc bnh ung th đi tràng: - Ăn ít chất xơ, rau quả; ăn nhiều thịt, chất béo. - Không vận động, ngồi suốt ngày. - Bướu ruột (polype). - Viêm đường ruột như bệnh Crohn’s, viêm đại tràng có loét… - Ung thư vú, ung thư tử cung. - Cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư đại tràng. Những người từ 50 tuổi trở lên, nhất là nếu có đi tiêu ra máu, hoặc những người có yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng nên xét nghiệm phân và nội soi trực tràng, đại tràng chậu hông, có thể làm nội soi cả đại tràng khi cần để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng nếu có. ● Ung thư tiền liệt tuyến Ung thư tiền liệt tuyến chiếm 10% các ung thư ở nam giới. Đây là một bệnh nan y nhưng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị triệt để thì có thể kéo dài thêm thời gian sống của bệnh nhân. Vì vậy, nam giới trên 50 tuổi nên tầm soát ung thư tiền liệt tuyến hàng năm (khám tiền liệt tuyến, xét nghiệm PSA trong máu, siêu âm bụng hoặc siêu âm tiền liệt tuyến qua trực tràng). Việc khám và tầm soát ung thư tiền liệt tuyến càng cần thiết hơn nhất là khi thấy có những dấu hiệu rối loạn tiểu tiện như són tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu chậm và có thể tầm soát sớm hơn khi có yếu tố nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến như: - Lớn tuổi (tuổi càng cao càng dễ bị ung thư tiền liệt tuyến). - Có ông, cha, anh, em trai ruột bị ung thư tiền liệt tuyến. - Tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ. - Ăn nhiều thịt, mỡ động vật. - Chỉ số BMI cao, đã thắt ống dẫn tinh từ 20 năm trở lên, thiếu sinh tố D, phì đại tiền liệt tuyến, hoạt động tình dục nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến… . Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bệnh nguy hiểm (Phần 2) Những căn bệnh nguy hiểm thường là những "kẻ thù giấu mặt", những. xuất hiện khi bệnh đã diễn tiến đến thời kỳ nguy hiểm. Việc phát hiện ra những "tín hiệu cấp cứu" của cơ thể sớm là một bước rất quan trọng để

Ngày đăng: 21/01/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w