Sự nguy hiểm từ ruồi nhà pptx

5 247 0
Sự nguy hiểm từ ruồi nhà pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự nguy hiểm từ ruồi nhà Gọi là ruồi nhà vì chúng sống rất gần gũi với con người. Loại ruồi nhà thường gặp là Musca domestica, nó thường ăn thực phẩm của con người và các loại chất thải nên có thể mang nhiều loại mầm bệnh để phát tán, gây nên dịch bệnh cho con người. Ngoài ruồi nhà còn có các loài ruồi khác như ruồi rác (Musca sorbens), ruồi thối (Musca calliphoridae) cũng có tập tính thích nghi sống gần người, ở các khu dân cư, nơi có nhiều thức ăn của con người và chất thải. Ruồi phát triển qua 4 giai đoạn: trứng - giòi - nhộng và ruồi trưởng thành. Tùy theo nhiệt độ của môi trường, trứng phát triển thành ruồi trưởng thành mất một khoảng thời gian từ 6 đến 42 ngày. Ruồi nhà có đời sống dài khoảng 2 - 3 tuần, nếu ở điều kiện mát mẻ chúng có thể sống tới 3 tháng. Ruồi trưởng thành màu xám, dài 6 - 9 mm, có 4 sọc đen kéo dài trên lưng của các đốt ngực. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản. Trong điều kiện tự nhiên, một con ruồi cái đẻ trứng khoảng 5 lần và mỗi lần đẻ khoảng 120 - 150 trứng. Ruồi là trung gian truyền một số bệnh có thể gây thành dịch như tiêu chảy, nhiễm trùng mắt và da Ruồi ăn gì và đẻ ở đâu? Ruồi cái và ruồi đực đều ăn tất cả các thức ăn, rác rưởi, chất thải của con người kể cả mồ hôi và phân của các loại động vật. Ruồi có thể tìm kiếm và ăn các loại thức ăn khác nhau. Nước là chất mà hàng ngày ruồi phải hút vào trong cơ thể để sống và tồn tại. Nguồn thức ăn thông thường của ruồi là sữa, đường, xi rô, máu, nước luộc thịt và rất nhiều thứ khác mà chúng tìm thấy ở khu dân cư. Ở các chợ thực phẩm, ruồi có thể kiếm được rất nhiều các loại thức ăn ở trên các bàn để thực phẩm, bãi rác và ngay cả dưới nền đất gần chợ. Trong một ngày, ruồi có thể ăn từ 2 - 3 lần. Ruồi cái thường đẻ trứng ở những nơi có chất hữu cơ thối rữa, lên men hoặc mục nát có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, như phân người và các loại động vật, rác và các chất thải từ việc chế biến thức ăn, phân bón hữu cơ, rác cống, rác cây cối chất thành đống Môi trường thuận lợi này xuất hiện ở bất cứ nơi đâu sau các đợt lũ lụt, ở thành thị và nông thôn. Thùng rác là môi trường chủ yếu cho ruồi đẻ trứng ở các thành phố. Ruồi nhà truyền dịch bệnh Ruồi nhà có tập tính thường tập trung tìm kiếm thức ăn, chỗ có thể giao phối, đẻ trứng và trú đậu ở nhiều nơi khác nhau vào ban ngày. Chính vì những hoạt động này, nếu ở đâu có nhiều ruồi, chúng sẽ gây phiền hà rất lớn cho con người khi làm việc, ăn uống cũng như khi nghỉ ngơi. Sự hiện diện của ruồi là dấu hiệu của điều kiện sống và sinh hoạt mất vệ sinh vì nó mang nhiều chất bẩn, mầm gây bệnh ở trên thân mình, chân, vòi Con người có thể bị nhiễm bệnh do ăn phải thức ăn, đồ uống bị ô nhiễm do ruồi có mang mầm bệnh vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm bay đến đậu nghỉ hoặc bu bám để ăn uống. Khi ruồi đậu, bu bám, bò đi tìm kiếm thức ăn ở những nơi bẩn thỉu có mầm bệnh thì cơ thể của chúng có thể mang mầm gây bệnh. Nếu mầm bệnh chỉ dính vào bề mặt ngoài của cơ thể thì chúng sống sót chỉ vài giờ. Khi mầm bệnh cùng với thức ăn được ruồi nuốt vào dạ dày hoặc ruột thì có thể tồn tại sau vài ngày. Khi ruồi tiếp xúc với người và các loại thức ăn của người, mầm bệnh từ ruồi sẽ xâm nhập và gây bệnh. Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều bị nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, đồ uống, không khí, bàn tay Những bệnh do ruồi truyền thường là các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ trực trùng, lỵ amíp, tả, thương hàn, giun, sán Ngoài ra còn bị một số các bệnh khác như nhiễm trùng mắt, mắt hột, mụt cóc, bệnh ngoài da cấp tính, nấm, phong Vì vậy trong đời sống và sinh hoạt của con người, nhất là sau các đợt lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm nặng, cần có các biện pháp truyền thông giáo dục, vận động người dân ở cộng đồng nâng cao nhận thức trong việc phòng bệnh bằng cách làm giảm các mối liên quan, tiếp xúc với ruồi có khả năng mang mầm bệnh. Biện pháp phòng, chống ruồi nhà Phòng, chống ruồi nhà có rất nhiều biện pháp; các biện pháp này cần phối hợp tùy theo điều kiện, hoàn cảnh để đạt được những kết quả tốt. Cải thiện vệ sinh môi trường là biện pháp cần thiết và phải thực hiện ngay sau lũ lụt như: loại bỏ hoặc làm giảm những nơi ruồi tập trung để đẻ, làm giảm những nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến, đề phòng sự tiếp xúc giữa ruồi với mầm bệnh và bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với người và thức ăn, đồ uống ở nhà bếp, nhà ăn Ngoài ra cũng cần thực hiện các biện pháp diệt ruồi trực tiếp bằng phương pháp vật lý như bẫy ruồi bằng lưới có chất dẫn dụ, bẫy dính, bẫy đèn và phương pháp hóa học như hộp bốc hơi hóa chất diệt, đặt hóa chất diệt vào nơi trú đậu của ruồi, mồi thu hút ruồi có bả để diệt, dùng hóa chất diệt côn trùng phun tồn lưu ở chỗ ruồi đậu, có thể phun không gian ở trong nhà và ngoài nhà; cũng cần phun hóa chất diệt giòi vào các nơi ổ đẻ của ruồi Lưu ý là phải dùng loại hóa chất an toàn với người. Một biện pháp dân gian mà các quán hàng ăn thường sử dụng để xua đuổi ruồi rất có kết quả: dựa vào tập tính của ruồi là thích ánh sáng thường ban ngày, song do mắt kép của ruồi có phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu bởi loại gương cầu nên người dân thường cho nước sạch vào các túi nylon và treo lên, ruồi bay đi bay lại gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon đựng nước, ruồi sợ và bay ra ngoài . Sự nguy hiểm từ ruồi nhà Gọi là ruồi nhà vì chúng sống rất gần gũi với con người. Loại ruồi nhà thường gặp là Musca domestica, nó thường ăn. nơi ruồi tập trung để đẻ, làm giảm những nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến, đề phòng sự tiếp xúc giữa ruồi với mầm bệnh và bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với người và thức ăn, đồ uống ở nhà. ở thành thị và nông thôn. Thùng rác là môi trường chủ yếu cho ruồi đẻ trứng ở các thành phố. Ruồi nhà truyền dịch bệnh Ruồi nhà có tập tính thường tập trung tìm kiếm thức ăn, chỗ có thể giao

Ngày đăng: 08/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan