Định nghĩa: Chấn thương ngực kín là những tổn thương lồng ngực do các nguyên nhân khác nhau, nhưng không có mất sự liên tục của tổ chức da bao quanh lồng ngực.. Vết thương ngực là các t
Trang 1Chấn thương ngực kín và vết
thương ngực
(Kỳ 1)
1 Đại cương
1.1 Định nghĩa:
Chấn thương ngực kín là những tổn thương lồng ngực do các nguyên nhân khác nhau, nhưng không có mất sự liên tục của tổ chức da bao quanh lồng ngực
Vết thương ngực là các tổn thương lồng ngực trong đó có mất sự liên tục của da thành ngực
1.2 Nguyên nhân:
1.2.1 Chấn thương ngực:
+ Trực tiếp: do lồng ngực bị một vật tù đập mạnh vào
+ Gián tiếp: do lồng ngực bị đè ép giữa hai vật
Trang 2+ Do sóng nổ
1.2.2 Vết thương ngực:
+ Do vật nhọn đâm
+ Do đạn, mảnh hoả khí
2 Các biện pháp thăm khám
2.1 Thăm khám lâm sàng:
2.1.1 Nguyên tắc khám xét chung:
+ Trước hết phải khám nhanh để xác định tình trạng sốc, suy hô hấp và những tổn thương quan trọng ở lồng ngực của bệnh nhân
+ Tiếp đó khám toàn thân nhanh chóng để xác định và không bỏ sót các tổn thương phối hợp (sọ não, bụng, tứ chi, cột sống )
+ Khi điều kiện cho phép thì cho làm các khám xét cận lâm sàng cần thiết khác: chụp X.quang ngực, công thức máu, nhóm máu
2.1.2 Hỏi bệnh:
Có thể hỏi bệnh nhân hoặc người hộ tống nếu bệnh nhân nặng
+ Thời gian, hoàn cảnh bị thương
Trang 3+ Cơ chế bị thương
+ Những triệu chứng ban đầu ngay sau chấn thương: ngất, đau ngực, khó thở, ho ra máu, hiện tượng phì phò sùi bọt máu tại chỗ vết thương
+ Các biện pháp sơ cứu và diễn biến của các triệu chứng nói trên
2.1.3 Khám thực thể:
2.1.3.1 Xác định tình trạng sốc của bệnh nhân:
+ Tri giác: tỉnh táo hay thờ ơ, mất tri giác, giãy giụa
+ Da và niêm mạc: nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, tím đầu chi
+ Mạch: nhanh, nhỏ, không đều
+ Huyết áp: huyết áp tụt
+ Thân nhiệt: thường giảm trong các tình trạng sốc nặng
+ Nhịp thở: nhanh, nông, không đều
+ Các phản xạ, cảm giác, trương lực cơ: giảm hoặc mất
2.1.3.2 Xác định tình trạng suy chức năng hô hấp:
Các triệu chứng cơ bản của suy hô hấp là:
Trang 4+ Nhịp thở nhanh trên 25 lần/1 phút, cánh mũi phập phồng, rút lõm hố trên đòn, tiếng thở thô, rít hay khò khè do ứ đọng đờm dãi
+ Vã mồ hôi lạnh, tím môi và đầu chi
+ Mạch nhanh, huyết áp tăng trong giai đoạn đầu
+ Nghe phổi có nhiều tiếng thở rít hoặc ran ứ đọng
+ Bệnh nhân có thể ở tình trạng kích thích, vật vã hoặc nếu suy hô hấp nặng
có thể trong tình trạng lơ mơ, mất tri giác
2.1.3.3 Khám lâm sàng các tổn thương lồng ngực:
+ Khám các tổn thương ở thành ngực: vết thương thành ngực, gãy xương sườn, tràn khí dưới da
+ Khám các tổn thương ở màng phổi: tràn khí khoang màng phổi, tràn dịch khoang màng phổi
+ Khám tìm các tổn thương khác ở lồng ngực: tràn máu màng ngoài tim, tràn khí trung thất
2.1.3.4 Khám xác định các tổn thương phối hợp của các cơ quan khác:
Trong chấn thương ngực cần phải chú ý khám toàn diện để phát hiện các tổn thương của các cơ quan khác như: sọ não, bụng, tứ chi, cột sống, tiết niệu
Trang 5Rất nhiều trường hợp các tổn thương này bị bỏ sót dẫn tới hậu quả nặng cho bệnh nhân