1. Trang chủ
  2. » Tất cả

PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ IN, XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH

448 470 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 448
Dung lượng 6,47 MB

Nội dung

1. PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ IN, XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH 1.1. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống phần mềm Quản lý nghiệp vụ in, xuất bản, phát hành phục vụ công tác quản lý điều hành 1.1.1. Tên hệ thống phần mềm Tên hệ thống phần mềm: “Quản lý phục vụ điều hành in, xuất bản, phát hành” 1.1.2. Các thông số chủ yếu của hệ thống phần mềm Kiến trúc của hệ thống phần mềm Giải thích mô hình: Hệ thống được xây dựng theo mô hình ứng dụng web với kiến trúc đa tầng bao gồm lớp trình bày, lớp chức năng ứng dụng và lớp dữ liệu. Dữ liệu của hệ thống phần mềm quản lý nhà nước của Cục xuất bản được lưu trữ phân tán để đáp ứng việc truy xuất dữ liệu nhanh, đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trong mọi trường hợp. Lớp trình bày: Bao gồm các trang quản trị, trang nghiệp vụ tương ứng với vai trò của người dùng, trang tìm kiếm dành cho tất cả những Người dùng. Lớp chức năng: Lớp chức năng của hệ thống bao gồm các chức năng chính: • Định nghĩa quy trình: giúp cho việc thiết lập các quy trình nghiệp vụ trong các phòng In, Phát hành, Xuất bản • Quản lý In: Cho phép Người dùng quản lý được các công việc liên quan đến phòng In • Quản lý Phát hành: Cho phép Người dùng quản lý được các công việc liên quan đến phòng Phát hành • Quản lý Xuất bản: Cho phép Người dùng quản lý được các công việc liên quan đến phòng Xuất bản • Quản lý nhân sự: Cho phép người dùng quản lý nhân sự trong Cục • Quản lý tài sản: Cho phép người dùng quản lý tài sản của Cục • Thống kê, báo cáo: giúp cho người dùng tạo lập báo cáo từ các thông tin cần thiết được kiết xuất từ nội dung trong hệ thống • Tìm kiếm: hỗ trợ công tác tìm kiếm,tra cứu thông tin, hồ sơ liên quan trong công việc quản lý chuyên môn in, phát hanh và xuất bản. • Security (xác thực/phân quyền): cung cấp chức năng quản trị người dùng và phân quyền. Chức năng quản trị người dùng giúp cho chuyên viên quản trị hệ thống của đơn vị tạo lập danh sách người dùng trong hệ thống. Việc tạo lập có thể thực hiện bằng việc lấy danh sách người dùng từ máy chủ hoặc tạo mới danh sách người dùng. Chức năng quản trị phân quyền giúp cho chuyên viên quản trị tạo lập các nhóm người sử dụng khác nhau và phân quyền sử dụng đến các chức năng của hệ thống. Lớp dữ liệu: Dùng để lưu trữ dữ liệu của toàn bộ hệ thống phần mềm quản lý nhà nước của Cục xuất bản dạng phân tán. Mô hình logic của hệ thống Giải thích mô hình Hệ thống được xây dựng phân hoạch thành các mạng riêng. Có 3 vùng mạng trên hệ thống gồm: vùng Internet, vùng DMZ, vùng Private Network, cả 3 vùng này có chức năng nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật tương tự như hệ thống Cổng thông tin điện tử đã phân tích ở trên. Danh sách các thành phần trong hệ thống: - Datacenter Router (là thiết bị nhà cung cấp dịch vụ, không thuộc hệ thống) - Firewall gateway - Switch truy cập - Server Web - Server Database - Thiết bị SMS modem Gateway • Datacenter Router: Là thành phần thiết bị định tuyến mạng của nhà cung cấp dịch vụ internet, không thuộc thành phần hệ thống. Hệ thống sẽ được đặt tại datacenter của nhà cung cấp mạng, đi kèm với gọi dịch vụ cung cấp chỗ đặt, đảm bảo môi trường lạnh, cung cấp điện, và cung cấp kết nối mạng internet. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp địa chỉ IP hoặc dải IP public để gán vào các máy chủ ở vùng DMZ, cho phép người dùng kết nối từ ngoài Internet vào sử dụng hệ thống. • Firewall: Là thành phần quan trọng của hệ thống.Nhiệm vụ firewall phải kiểm soát luồng thông tin đến và ra hệ thống,thiết lập cơ chế điều khiển dòng thông tin giữa mạng bên trong và ngoài • Cho phép hoặc cấm những dịch vụ truy nhập ra ngoài (từ Intranet ra Internet): không cho các phần mềm trái phép kết nối tải dữ liệu nguy hiểm. • Cho phép hoặc cấm những dịch vụ phép truy nhập vào trong (từ Internet vào Intranet): ngăn chặn virus,phần mềm nguy hại mở các cổng hậu – backdoor- để xâm nhập từ bên ngoài internet vào hệ thống. • Theo dõi luồng dữ liệu mạng giữa Internet và Intranet: giúp quản trị và kiểm soát các dịch vụ hoạt động trên hệ thống. Xác định các dịch vụ tăng đột biến hoặc nguy cơ quá tải. • Kiểm soát địa chỉ truy nhập, cấm địa chỉ truy nhập từ các nguồn xác định cố ý xâm hại hệ thống, từ các server khống chế, hệ thống spam email gửi liên tục. • Kiểm soát nội dung thông tin thông tin lưu chuyển trên mạng. • Phòng chống các cuộc tấn công chủ ý như Floods service, DDOS service hoạt động: firewall cần có các cơ chế tự động bảo vệ hệ thống khỏi tấn công từ chối dịch vụ. Cản lọc theo nhận dạng gói tin, tần suất gửi nhận, một số đặc điểm nhận dạng khác. • Hệ thống firewall tích hợp chức năng VPN, cho phép người dùng quản trị, người dùng biên tập viên kết nối đến hệ thống trong môi trường mạng mã hóa an toàn bảo mật. Mỗi một firewall cần có băng thông cản lọc ở mức 800Mbps đến 1Gbps để đáp ứng lượng người dùng truy cập hệ thống online ở mức từ 10,000 đến 100,000. Khả năng đáp ứng từ 200,000 đến 600,000 packet/s kết nối đến hệ thống trong các trường hợp tấn công từ chối dịch vụ. Có khả năng tạo dựng mạng VPN, hỗ trợ đồng thời 20-100 user VPN, đáp ứng các nghiệp vụ công việc như quản trị, biên tập bài viết.Với dịch vụ chính hoạt động là web, hệ thống firewall còn phải có khả năng cản lọc tầng ứng dụng lớp 7 mô hình OSI, cho phép bảo về hệ thống webservice khỏi các tấn công ác ý tầng ứng dụng như Slow Flood, scans URL, SQL injection, local actack, upload shell script, … Hệ thống cần sử dụng tối thiểu 02 Firewall chạy theo mô hình active-backup. • Switch truy cập Là thành phần không thể thiếu trong hệ thống, switch có nhiệm vụ kết nối mạng giữa các server lại với nhau, đảm bảo truyền tải dữ liệu một cách hiệu quả giữa các dịch vụ. • Server web Là hệ thống chịu trách nhiệm chính trong việc nhận yêu cầu từ người dùng, tiến hành xử lý yêu cầu và dựng thành trang HTML cuối trả về cho người dùng. Hệ thống web đứng sau và nhận request từ hệ thống firewall, hệ thống web có thể có khả năng vận hành với một server lỗi mà không gây gián đoạn quá trình truy cập web. Hệ thống Webserver được thiết kế để quá trình thay thế server khi có lỗi là rất đơn giản và nhanh chóng. Bao gồm các tools tự động đồng bộ mã nguồn sourcecode để chạy chương trình giữa các server. Khả năng thay thế gánh vác công việc lẫn nhau hoàn toàn tự động. Với đặc thù phải xử lý kết nối nhiều thành phần trước khi trả về mã HTML cho người dùng, hệ thống web có tải CPU cao nhất, yêu cầu số lượng server nhiều hơn các thành phần còn lại.Server web cần lắp 2 CPU Xeon thế hệ mới để đảm bảo xử lý số lượng truy vấn đồng thời nhiều nhất và nhanh nhất.Để tăng tốc quá trình xử lý này, hệ thống lắp thêm ổ cứng SSD lưu đệm các yêu cầu xử lý khi hoạt động. Với đặc điểm yêu cầu thiết kế, hệ thống cần xây dựng ở mức tối thiểu 02 server chạy dự phòng online. • Server Database Là trái tim lưu trữ chính của hệ thống, hệ thống database chứa các bản ghi cơ sở dữ liệu, dùng để truy vấn, trích xuất dữ liệu gửi đến hệ thống Web để tạo mã HTML trả về khách hàng. Hệ thống có đặc trưng lưu trữ các bản ghi dữ liệu với kích thước nhỏ, chỉ vài kB nhưng có số lượng lớn. Hệ thống cần được thiết kế để có thể đảm bảo vẫn hoạt động trong điều kiện có lỗi server xảy ra, hệ thống cần có Master Server và Backup Server đóng vai trò lưu trữ song song cơ sở dữ liệu. Hệ thống Database server yêu cầu tiêu tốn nhiều CPU trong các giải thuật xử lý dữ liệu , các quá trình tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu hiển thị. Để tăng tốc, hệ thống lưu đệm dữ liệu trên RAM cũng như sử dụng các ổ cứng SSD để lưu dữ liệu. Với đặc điểm yêu cầu thiết kế, hệ thống cần xây dựng ở mức tối thiểu 02 server chạy dự pḥng online.Có cơ chế đồng bộ dữ liệu online, cho phép khi có một server lỗi, có thể thay thế ngay lập tức server dự phòng mà không gây ngừng trệ hệ thống. • Thiết bị SMS modem Gateway Gửi tin nhắn đến các cán bộ trong Cục, phục vụ thông báo nội dung quan trọng, nhắc nhở về lịch hẹn, hoặc giục hoàn thành một công việc đã lên lịch trước. 1.1.3. Một số quy trình của hệ thống phần mềm Trong các quy trình dưới đây, vai trò và trách nhiệm của các bộ phận chức năng nghiệp vụ được thể hiện tổng quát dưới đây: STT Tên tác nhân Ghi chú 1 Lãnh đạo phòng In Truy cập hệ thống để nắm phê duyệt, chỉ đạo 2 Chuyên viên phòng In Truy cập giao diện hệ thống để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn 3 Lãnh đạo phòng Phát hành Truy cập hệ thống để nắm phê duyệt, chỉ đạo 4 Chuyên viên phòng Phát hành Truy cập giao diện hệ thống để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn 5 Cộng tác viên Truy cập giao diện hệ thống để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn 6 Chuyên viên Truy cập giao diện hệ thống để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn 7 Lãnh đạo phòng xuất bản Truy cập hệ thống để nắm phê duyệt, chỉ đạo 8 Chuyên viên phòng xuất bản Truy cập giao diện hệ thống để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn 9 Các đơn vị, tác giả thực hiện dự án Truy cập hệ thống để cung cấp, cập nhật số liệu báo cáo, tra cứu thông tin 10 Người dùng Truy cập hệ thống để tra cứu thông tin 11 Quản trị hệ thống Quản trị hệ thống (qua giao diện command-line và đồ họa) 12 Cán bộ Văn phòng Truy cập giao diện hệ thống để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn 13 Chuyên viên nhân sự Truy cập giao diện hệ thống để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn 14 Chuyên viên phụ trách thi đua Truy cập giao diện hệ thống để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn Quy trình cấp giấy xác nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu để kinh doanh; Quy trình cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài; Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu; Quy trình cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ; Quy trình cấp giấy xác nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu để kinh doanh; Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh; Quy trình cấp giấy phép hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nhập khẩu; Quy trình cấp giấy xác nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu đề kinh doanh Bước 1: Văn thư Cục nhận hồ sơ từ bên ngoài, kiểm tra hồ sơ theo quy định và chuyển cho chuyên viên được phân công ở phòng In Bước 2: Chuyên viên phòng in soạn bản dự thảo, bản chính và trình lãnh đạo phòng ký nháy Bước 3: Lãnh đạo phòng ký nháy rồi chuyển cho văn thư Cục Bước 4: Văn thư Cục tiếp nhận bản dự thảo và trình lãnh đạo Cục xem xét, phê duyệt Bước 5: Lãnh đạo Cục ký phê duyêt và chuyển cho văn thư. Bước 6: Văn thư lưu theo dõi và chuyển cho chuyên viên phòng In Bước 7: Chuyên viên soạn bản chính và trình lãnh đạo phòng ký nháy Bước 8: Lãnh đạo phòng ký nháy và chuyển cho thư ký để trình lãnh đạo Cục Bước 9: Văn thư nhận bản chính từ lãnh đạo phòng và trình lãnh đạo Cục phê duyệt Bước 10: Lãnh đạo Cục phê duyệt và chuyển cho văn thư Bước 11: Văn thư lưu theo dõi và trả hồ sơ cho đơn vị có yêu cầu Bước 12,13: Văn thư chuyển bản đã ký duyệt cho chuyên viên phòng In để lưu theo dõi Quy trình cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, chuyển Lãnh đạo Cục Cán bộ Văn thư Cục tiếp nhận hồ sơ của CQTCVN, CQTCNN gửi đến Trình Lãnh đạo Cục xem xét. Bước 2: Duyệt chuyển Lãnh đạo Cục xem xét, duyệt chuyển cho phòng QLXB. Bước 3: Chuyển giao hồ sơ CBVT chuyển giao hồ sơ đến cho các đơn vị, phòng QLXB Nhận hồ sơ từ văn thư, đề xuất Lãnh đạo Cục xem xét Bước 4: Lãnh đạo phòng QLXB nhận hồ sơ từ CBVT, có văn bản đề xuất ý kiến tham mưu với Lãnh đạo Cục và chuyển Văn thư Cục để trình Lãnh đạo Cục xem xét Bước 5: Ý kiến phê duyệt Lãnh đạo Cục có ý kiến phê duyệt về đề xuất của Lãnh đạo phòng QLXB trên văn bản đề xuất của phòng QLXB và gửi văn thư chuyển phòng QLXB. Bước 6: Thực hiện ý kiến phê duyệt Lãnh đạo phòng QLXB nhận ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Cục (qua văn thư), chuyển chuyên viên được phân công thực hiện. Bước 7: Thực hiện Chuyên viên được phân công soạn thảo Giấy phép xuất bản TLKKD. Bước 8: Xem xét Lãnh đạo Phòng QLXB xem xét Giấy phép xuất bản TLKKD, ký nháy và chuyển văn thư . Bước 9: Chuyển duyệt hồ sơ Văn thư nhận hồ sơ từ phòng QLXB . Trình Lãnh đạo Cục ký phê duyệt. Bước 10: Phê duyệt Lãnh đạo Cục xem xét hồ sơ, bản dự thảo Giấy phép xuất bản TLKKD. Ký cấp Giấy phép xuất bản TLKKD. Bước 11,12,13: Trả kết quả/ lưu hồ sơ Bộ phận Văn thư nhận kết quả đã được Lãnh đạo Cục ký, làm thủ tục nhân bản, đóng dấu trả kết quả cho CQTCVN, CQTCNN, vào sổ theo dõi, chuyển 01 bộ hồ sơ cho phòng QLXB lưu. Quy trình cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, chuyển Lãnh đạo Cục CBVT Cục tiếp nhận hồ sơ của nxb ĐKKHXB gửi đến qua hình thức: Nxb nộp trực tiếp tại Văn thư Cục hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát. Trình Lãnh đạo Cục xem xét. Bước 2: Duyệt chuyển Lãnh đạo Cục xem xét, duyệt chuyển cho phòng QLXB. Bước 3: Chuyển giao hồ sơ CBVT chuyển giao hồ sơ đến cho phòng QLXB. Bước 4: Nhận hồ sơ từ văn thư, đề xuất Lãnh đạo Cục xem xét Bước 5: Lãnh đạo phòng QLXB nhận hồ sơ từ CBVT, có văn bản đề xuất ý kiến tham mưu [...]... các xuất bản phẩm Dữ liệu đầu vào 61 Sửa thông tin các xuất bản phẩm Dữ liệu đầu vào 62 Tìm kiếm thông tin của các xuất bản phẩm Yêu cầu truy vấn 63 Xóa thông tin các xuất bản phẩm Dữ liệu đầu vào 64 Hiển thị danh sách các nhà phát hành Yêu cầu truy vấn 65 Nhập thông tin các nhà phát hành mới Dữ liệu đầu vào 66 Sửa thông tin nhà phát hành Dữ liệu đầu vào 67 Xóa thông tin nhà phát hành Dữ liệu đầu vào... được phân công Giữ lại 01 bản/ tên xbp để vào phần mềm dữ liệu lưu chiểu xuất bản phẩm Nhập các thông tin trên xbp lưu chiểu và phân loại mảng đề tài xbp vào phần mềm dữ liệu lưu chiểu xuất bản phẩm Bước 3: Cộng tác viên và chuyên viên được phân công nhận xét về sách vừa đọc Bước 4: Hàng tuần, CBLC nhận lại 0 1bản/ tên xbp đã giao Tổ công tác viên và 01 bản/ tên xbp vào dữ liệu phần mềm lưu chiểu để chuyển... cầu truy vấn 47 Mở danh mục xuất bản phẩm nước ngoài có kinh doanh Yêu cầu truy vấn 48 Thêm mới thông tin về các xuất bản phẩm Dữ liệu đầu vào 49 Sửa thông tin các xuất bản phẩm Dữ liệu đầu vào 50 Tìm kiếm thông tin của các xuất bản phẩm Yêu cầu truy vấn 51 Xóa thông tin các xuất bản phẩm Dữ liệu đầu vào Duyệt danh sách các hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm nước ngoài không kinh doanh... có trách nhiệm: Vào sổ lưu trữ kho khi cung cấp xbp để đọc thẩm định nội dung và khi cho cán bộ Cục Xuất bản mượn xbp để tham khảo, nghiên cứu Cung cấp và thống kê danh mục xbp phục vụ Triển lãm, Hội chợ sách trong nước và quốc tế Thống kê số lượng xbp đến hạn thanh lý và thực hiện việc thanh lý xbp theo quy định Quy trình thanh lý xuất bản phẩm lưu chiểu Bước 1: CBVT tiếp nhận văn bản đề nghị của... đầu vào 109 Xóa xuất bản phẩm vi phạm Dữ liệu đầu vào 110 Tìm kiếm xuất bản phẩm vi phạm Yêu cầu truy vấn Hiển thị danh sách các hồ sơ xin cấp giấy phép xuất bản Yêu cầu truy 111 TLKKD lấy từ dịch vụ công Cổng thông tin vấn Duyệt xem chi tiết các hồ sơ đã được cấp giấy phép xuất Yêu cầu truy 112 bản TLKKD vấn 113 Đối sánh mã hồ sơ Yêu cầu truy vấn 114 Nhập mới hồ sơ đã được cấp giấy phép xuất bản TLKKD... thông báo cho người dùng biết nguyên nhân và phương pháp xử lý Có các biện pháp tự động phục hồi trong các trường hợp xác định Tất cả các lỗi loại này phải được ghi lại thành log phục vụ cho mục đích bảo trì phần mềm, hệ thống 1.3.7 Các yêu cầu cần đáp ứng về thời gian xử lý, độ phức tạp xử lý của các chức năng phần mềm  Hệ thống sẽ cung cấp công suất xử lý và dung lượng lưu trữ để hỗ trợ các khối... liệu đầu vào 68 Tìm kiếm thông tin nhà phát hành Yêu cầu truy vấn 69 Hiển thị danh sách các xuất bản phẩm Yêu cầu truy vấn Đối chiếu mã vạch đọc từ xuất bản phẩm bằng máy đọc 70 mã vạch với dữ liệu để tìm đúng xuất bản phẩm Dữ liệu đầu vào 71 Nhập thông tin thẩm định Dữ liệu đầu vào 72 Sửa thông tin thẩm định Dữ liệu đầu vào 73 Xóa thông tin thẩm định Dữ liệu đầu vào 74 Tìm kiếm thông tin thẩm định Yêu... rộng, linh hoạt  Hệ thống phần mềm phải được xây dựng trên các công nghệ hướng thành phần (component-oriented) hoặc hướng dịch vụ SOA (Service Oriented Architecture)  Hệ thống phần mềm hỗ trợ công nghệ web (web-based) hoặc các dịch vụ web (webservices)  Việc thay thế, sửa đổi, nâng cấp một mô đun nào đó thuộc hệ thống phần mềm không làm cho các mô đun khác của hệ thống phần mềm bị ảnh hưởng  Việc... sơ đã được cấp giấy phép xuất bản TLKKD Dữ liệu đầu vào 115 Sửa hồ sơ đã được cấp giấy phép xuất bản TLKKD Dữ liệu đầu vào 116 Xóa hồ sơ đã được cấp giấy phép xuất bản TLKKD Dữ liệu đầu vào 117 Tìm kiếm hồ sơ đã được cấp giấy phép xuất bản TLKKD Yêu cầu truy vấn Hiển thị danh sách các hồ sơ xin cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản lấy từ dịch vụ công của Cổng thông Yêu cầu truy 118 tin vấn Duyệt... diện nhà Yêu cầu truy 171 xuất bản nước ngoài tại Việt Nam vấn 172 Xuất ra file excel Dữ liệu đầu ra 173 In báo cáo Dữ liệu đầu ra 174 Báo cáo về tổng số xuất bản phẩm có trong kho Yêu cầu truy vấn Báo cáo chi tiết các xuất bản phẩm lưu chiểu đã thanh lý Yêu cầu truy 175 theo định kỳ vấn Báo cáo chi tiết các xuất bản phẩm lưu chiểu đã đến hạn Yêu cầu truy 176 thanh lý vấn 177 Xuất ra file excel Dữ liệu . 1. PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ IN, XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH 1.1. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống phần mềm Quản lý nghiệp vụ in, xuất bản, phát hành phục vụ công tác quản lý điều hành 1.1.1 hành 1.1.1. Tên hệ thống phần mềm Tên hệ thống phần mềm: Quản lý phục vụ điều hành in, xuất bản, phát hành 1.1.2. Các thông số chủ yếu của hệ thống phần mềm Kiến trúc của hệ thống phần mềm Giải thích. trình nghiệp vụ trong các phòng In, Phát hành, Xuất bản • Quản lý In: Cho phép Người dùng quản lý được các công việc liên quan đến phòng In • Quản lý Phát hành: Cho phép Người dùng quản lý được

Ngày đăng: 14/12/2021, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w