Đề thi môn trách nhiệm hình sự và hình phạt Phần 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? tại sao? 3đ 1. Người phạm tội mua bán trái phép chất mua bán ma túy theo khoản 1 điều 194 BLHS có thể bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản (1.5 đ). 2. Miễn trách nhiệm hình sự là biện pháp không gây án tích cho người được áp dụng (1.5 đ) Phần 2: bài tập (7đ) 1/ Tháng 10/2006, A bị tòa án xử phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm về tội vô ý gây thương tích cho người khác theo điều 108 BLHS. Tháng 2/2007, A vi phạm quy định về điều kiện phương tiện giao thông đường bộ làm chết 1 người và làm hư hỏng chiếc xe gắn máy của người bị hại. Trong việc gây tai nạn có một phần lỗi của người bị hại. Ngay sau khi gây tai nạn, A chở người bị nạn đi cấp cứu và đền cơ quan có thẩm quyền khai báo sự việc. A đã sữa chữa xe cho gia đình người bị hại với chi phí là 3 triệu đồng và bồi thường chi phí mai tang là 15 triệu đồng. Về tội phạm mới, Tòa án áp dụng khoản 1 điều 202 BLHS xử phạt A 15 triệu đồng. Hãy xác định: 1. Trong vụ án này có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý. (1.5 đ) 2. hãy tổng hợp hình phạt của 2 bản án trên (1,5đ) BÀI TẬP 2 (4 điểm) Tháng 8 năm 2004, A(khi đó 15 tuổi 2 tháng) bị Tòa tuyên phạt 2 năm tù về tội cướp giật tài sản theo khoản 2 Điều 136 BLHS, khi vừa mãn hạn tù, A đã tổ chức 1 vụ cướp tài sản và bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 133 BLHS Hãy xác định 1. Trong lần phạm tội cướp tài sản này, A có bị áp dụng tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5đ) 2. Mức hình phạt tối đa mà A phải chịu về hành vi cướp tài sản? Chỉ rõ căn cứ pháp lý áp dụng (1đ) 3. Nếu A bị kết án 7 năm tù về tội cướp tài sản và không phạm tội mới thì thời hạn xóa án tích đối với tội cướp tài sản là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Tại sao? (1,5đ) 1. Người phạm tội mua bán trái phép chất mua bán ma túy theo khoản 1 điều 194 BLHS có thể bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản (1.5 đ). Tội quy định tại khoản 1 điều 194 BLHS là tội phạm nguy hiểm có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm (khoản 3 điều 8 BLHS). Tịch thu tài sản được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng (điều 40 BLHS) Khoản 5 điều 194 cho phép tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản đối với người phạm tội theo điều luật này. Do đó câu nhận định đúng. 2. Miễn trách nhiệm hình sự là biện pháp không gây án tích cho người được áp dụng (1.5 đ) Án tích là hậu quả pháp lý của việc bị kết án, cũng là một hình thức của TNHS. Do đó miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không mang án tích. (Đúng) Bài tập 1/ Tháng 10/2006, A bị tòa án xử phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm về tội vô ý gây thương tích cho người khác theo điều 108 BLHS. Tháng 2/2007, A vi phạm quy định về điều kiện phương tiện giao thông đường bộ làm chết 1 người và làm hư hỏng chiếc xe gắn máy của người bị hại. Trong việc gây tai nạn có một phần lỗi của người bị hại. Ngay sau khi gây tai nạn, A chở người bị nạn đi cấp cứu và đền cơ quan có thẩm quyền khai báo sự việc. A đã sữa chữa xe cho gia đình người bị hại với chi phí là 3 triệu đồng và bồi thường chi phí mai tang là 15 triệu đồng. Về tội phạm mới, Tòa án áp dụng khoản 1 điều 202 BLHS xử phạt A 15 triệu đồng. Hãy xác định: 1. Trong vụ án này có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý. (1.5 đ) - A chở người bị nạn đi cấp cứu, sữa chữa xe cho gia đình người bị hại với chi phí là 3 triệu đồng và bồi thường chi phí mai táng là 15 triệu đồng (điểm b khoản 1 điều 46, người phạm tội tự nguyên sữa chửa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả). - A đến cơ quan có thẩm quyền khai báo sự việc (điểm o khoản 1 điều 46, người phạm tội tự thú). - Người bị hại có một phần lỗi (khoản 2 điều 46 BLHS) 2. Hãy tổng hợp hình phạt của 2 bản án trên (1,5đ) * Việc thực hiện tội phạm mới của A có vi phạm điều kiện của án treo không? Tại sao? - Tháng 10/2006, A bị tòa xử phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm. Cụ thể là đến tháng 10/2010 sẽ hết thời hạn thử thách. - Tháng 02/2007, A vi phạm quy định về điều khiễn phương tiện giao thông đường bộ, vị tòa áp dụng khoản 1 điều 202 BLHS xử phạt 15 triệu đồng. => A phạm tội mới trong thời gian thời gian thách, vi phạm điều kiện của án treo là không được phạm tội mới trong thời gian thử thách với bất kỳ tội nào, hình thức nào. Vi phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì tòa án quyết định buộc A phải chấp hành hình phạt 2 năm tù của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại điều 51 BLHS. (khoản 5 điều 60 BLHS). Tổng hợp bản án theo khoản 2 điều 51 BLHS: - Phạm tội mới trong thời gian thử thách, nên A phải chấp hành 2 năm tù của bản án trước. - Bản án mới: Tòa án tuyên xử phạt A 15 triệu đồng. Tổng hợp hình phạt theo khoản 1 điều 50 là: 2 năm tù giam và phạt tiền 15 triệu đồng (phạt tiền không tổng hợp với các hình phạt khác, điểm đ khoản 1 điều 50). Nghị quyết hướng dẫn một số điều của BLHS trong đó có điều 60 về án treo như sau: 6.3. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì trong mọi trường hợp Toà án quyết định buộc họ phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của BLHS. Bài tập 2/ Tháng 8 năm 2004, A(khi đó 15 tuổi 2 tháng) bị Tòa tuyên phạt 2 năm tù về tội cướp giật tài sản theo khoản 2 Điều 136 BLHS, khi vừa mãn hạn tù, A đã tổ chức 1 vụ cướp tài sản và bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 133 BLHS Hãy xác định 1. Trong lần phạm tội cướp tài sản này, A có bị áp dụng tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm không? Tại sao? (1,5đ) Ở lần phạm tội trước, A phạm tội cướp giựt tài sản theo khoản 2 điều 136 BLHS lúc 15 tuổi 2 tháng (chưa đủ 16 tuổi) không làm căn cứ để tính tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. (căn cứ khoản 6 điều 69 đường lối xử lý đói với người thành niên phạm tội. Trong lần phạm tội cướp tài sản này, A không bị xem xét tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. 2. Mức hình phạt tối đa mà A phải chịu về hành vi cướp tài sản? Chỉ rõ căn cứ pháp lý áp dụng (1đ) A phạm tội lần đầu lúc 15 tuổi 2 tháng, khi vừa mãn hạn 2 năm tù, mặc dù đề không nói thời gian ra tù cụ thể của A nhưng có thể nói tối đa lúc đó A đã : 17 tuổi 2 tháng, tức là người chưa thành niên. Khoản 2 điều 133 tội cướp tài sản có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm. Tù có thời hạn áp dụng đối với người thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) phạm tội không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 1 điều 74 BLHS) Do đó mức hình phạt tối đa mà A phải chịu về hành vi cướp tài sản là : 15 năm * 3/4 = 45 năm / 4 = 11 năm 3 tháng. 3. Nếu A bị kết án 7 năm tù về tội cướp tài sản và không phạm tội mới thì thời hạn xóa án tích đối với tội cướp tài sản là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Tại sao? (1,5đ) Người bị kết án 7 năm tù về tội cướp tài sản nên thời hạn hạn để xóa án tích của người đó là 5 năm (điểm c khoản 2 điều 64). Thời hạn xóa án tích đối với người thành niên phạm tội bằng 1/2 thời hạn trên = 2 năm 6 tháng (khoản 1 điều 77). Thời điểm bắt đầu tính thời hạn xóa án tích là thời điểm A chấp hành xong bản án (bao gồm việc chấp hành hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án) (điều 64 & 67). . Đề thi môn trách nhiệm hình sự và hình phạt Phần 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? tại sao? 3đ 1. Người phạm. Miễn trách nhiệm hình sự là biện pháp không gây án tích cho người được áp dụng (1.5 đ) Án tích là hậu quả pháp lý của việc bị kết án, cũng là một hình thức của TNHS. Do đó miễn trách nhiệm hình. mới: Tòa án tuyên xử phạt A 15 triệu đồng. Tổng hợp hình phạt theo khoản 1 điều 50 là: 2 năm tù giam và phạt tiền 15 triệu đồng (phạt tiền không tổng hợp với các hình phạt khác, điểm đ khoản