1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tài liệu về trách nhiệm hình sự và hình phạt

9 1,6K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 188,79 KB

Nội dung

Trách nhiệm hình sự và hình phạt A. TRÁCH NHIỆM HS I. Khái niệm trách nhiệm hình sự 1. Định nghĩa trách nhiệm hình sự :  Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định. 2. Các đặc điểm của trách nhiệm hình sự 1. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện TP 2. Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý có tính cưỡng chế cao nhất 3. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm mà các cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước NN 4. Trách nhiệm hình sự được thể hiện thông qua bản án hoặc quyết định của TA có hiệu lực 5. Trách nhiệm hình sự được thể hiện thông qua một trình tự, thủ tục được quy định trong BLTTHS. a. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ: trách nhiệm hình sự hình sự (hậu quả pháp lý) chỉ phát sinh thì có người thực hiện hành vi phạm tội: có nghĩa trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi có người thực hiện hành vi PT thì phải chịu trách nhiệm hình sự. b. Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý có tính cưỡng chế cao nhất: - Là loại trách nhiệm đặt ra để xử lý TP (hành vi có mức độ nguy hiểm cao nhất) - Được thể hiện chủ yếu thông qua hình phạt (loại biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất) c. trách nhiệm hình sự là trách nhiệm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước NN. - Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm mà chính cá nhân người phạm tội phải gánh chịu (không uỷ thác, không liên đới và là trách nhiệm của chính người phạm tội) - Là loại trách nhiệm mà người phạm tội phải gánh chịu trước NN chứ không phải trước người bị hại. d. trách nhiệm hình sự được thể hiện thông qua bản án hoặc quyết định của TA đã có hiệu lực PL. - trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của TP mà một người chỉ coi là có tội khi có bản án hoặc quyết định của TA đã có hiệu lực PL. e. trách nhiệm hình sự được thực hiện thông qua thủ tục được quy định trong BLTTHS. - Việc quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ trong việc xác định trách nhiệm hình sự nhằm bảo đảm việc quy kết trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. - Trình tự, thủ tục xác định trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS. II. Các hình thức của trách nhiệm hình sự. 1. Các quan điểm về hình thức biểu hiện của trách nhiệm hình sự.  QĐ 1: trách nhiệm hình sự đồng nhất với HP.  QĐ 2: trách nhiệm hình sự gồm HP, BPTP và án tích.  QĐ 3: trách nhiệm hình sự gồm: HP, BPTP, án tích và biện pháp ngăn chặn 2. Các hình thức của trách nhiệm hình sự  Căn cứ vào các đặc điểm của trách nhiệm hình sự thì các biện pháp sau được coi là các hình thức của trách nhiệm hình sự.  Hình phạt (gồm 7 loại HPC và 7 loại HPBS)  Biện pháp tư pháp (chỉ những biện pháp được quy định tại Đ 70 mới thoả mãn các đặc điểm của trách nhiệm hình sự)  Án tích: (An tích là hậu quả pháp lý bất lợi và cũng chính là hậu quả của việc thực hiện TP.) III. Cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự 1. Cở sở của trách nhiệm hình sự Cơ sở lý luận (triết học)  Lý giải mối quan hệ giữa tự do – trách nhiệm: tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm cũng chỉ đặt ra đối với hành vi của con người trong khi có tự do. Cơ sở pháp lý.  Đ2 BLHS 1999: “Chỉ người nào phạm một tội được quy định trong BLHS thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. 2. Điều kiện của trách nhiệm hình sự a) Do sự thực hiện TP trên thực tế.  Phải thực tế thực hiện một hành vi (hành động hoặc không hành động) có đủ dấu hiệu của CTTP. b) Năng lực trách nhiệm hình sự  Người có năng lực trách nhiệm nhiệm hình sự là người: o Đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (Đ12) o Không nằm trong tình trạng được quy định tại Đ 13. c) Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Đ.12 BLHS)  Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi TP.  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng B. Hình phạt I. Khái niệm HP 1. Định nghĩa HP “Hình phạt P là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước được quy định trong BLHS do TA nhân danh NN áp dụng đối với cá nhân người PT thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích của người phạm tội nhằm để cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm”. 2. Các đặc điểm của HP. Qua định nghĩa trên, chúng ta rút ra được hình phạt có các đặc điểm sau: 1. HP là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của NN. 2. HP được quy định trong BLHS 3. HP do TA áp dụng. 4. HP chỉ được áp dụng với cá nhân người phạm tội. a. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của NN: Nội dung:  Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất bởi hình phạt được sử dụng để đấu tranh với TP.  Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở nội dung cưỡng chế của hình phạt và án tích để lại cho người bị áp dụng.  Hình phạt có tính cưỡng chế nghiêm khắc là nhằm đảm bảo các mục đích của HP. b. Hình phạt được quy định trong BLHS. Nội dung:  Bảo đảm việc áp dụng hình phạt một cách chặt chẽ và thống nhất.  hình phạt được quy định cụ thể và rõ ràng trong cả phần chung và phần các TP của BLHS.  Là cơ sở để TA tuân thủ một chỉ định có tính nguyên tắc: “ TA chỉ được áp dụng những biện pháp được quy định trong BLHS” c. Hình phạt do TA áp dụng Nội dung:  Cơ ở pháp lý: Đ 26 BLHS  Ap dụng hình phạt bao gồm: Quyết định HP, quyết định miễn, giảm thời hạn chấp hành HP, hoãn chấp hành HP.  Hình phạt chỉ do TA áp dụng là nhằm đảm bảo việc áp dụng đúng người, đúng tội, đúng pháp luật d. Hình phạt chỉ được áp dụng đối với cá nhân người phạm tội Nội dung:  Cơ sở xuất phát từ nguyên tắc trách nhiệm các nhân trong LHS VN  Nội dung cưỡng chế của hình phạt (sự tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích) chỉ hướng tới bản thân người đã thực hiện hành vi phạm tội. II. Mục đích của hình phạt 1. Định nghĩa mục đích của HP Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà NN mong muốn đạt được khi quy định hình phạt đối với TP và khi áp dụng hình phạt đối với cá nhân người PT. 2. Các quan điểm về mục đích của HP.  QĐ 1: hình phạt không có mục đích trừng trị mà chỉ có mục đích cải tạo, giáo dục người PT và phòng ngừa tội phạm  QĐ 2: hình phạt có mục đích trừng trị nhưng đồng thời với trừng trị là cải tạo, giáo dục người PT; trừng trị vừa là mục đích vừa là phương tiện, tiền đề để cải tạo, giáo dục.  QĐ 3: Cả trừng trị và cải tạo, giáo dục đều không phải là mục đích của hình phạt mà chỉ là nội dung của HP. Mục đích của hình phạt thực chất là lập lại công bằng xã hội. 3. Nội dung các mục đích của HP. Nội dung các mục đích của hình phạt được QĐ tại Đ 27 BLHS rút ra mục đích của hình phạt có các nội dung: - Mục đích phòng ngừa riêng  Trừng trị và cải tạo, giáo dục người PT.  Ngăn ngừa PT mới. - Nội dung mục đích phòng ngừa chung.  Ngăn ngừa, răn đe người có tâm lý “không vững vàng” trong XH; giáo dục ý thức tuân thủ luật pháp.  Củng cố thái độ lên án TP; nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa. . Trách nhiệm hình sự và hình phạt A. TRÁCH NHIỆM HS I. Khái niệm trách nhiệm hình sự 1. Định nghĩa trách nhiệm hình sự :  Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp. hình thức của trách nhiệm hình sự. 1. Các quan điểm về hình thức biểu hiện của trách nhiệm hình sự.  QĐ 1: trách nhiệm hình sự đồng nhất với HP.  QĐ 2: trách nhiệm hình sự gồm HP, BPTP và. của trách nhiệm hình sự 1. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện TP 2. Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý có tính cưỡng chế cao nhất 3. Trách nhiệm hình sự

Ngày đăng: 03/07/2014, 19:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w