1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khám ổ bụng (Kỳ 1) ppsx

5 265 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khám ổ bụng (Kỳ 1) 10.1.Tư thế khám: + Tư thế bệnh nhân: - Phải giải thích trước cho người bệnh yên tâm. Đặt bệnh nhân nằm ngửa, gối đầu thấp, mặt quay về phía đối diện với người khám, thở đều, tay để dọc theo thân, bụng mềm mại. - Bộc lộ vùng bụng tối thiểu: gập áo vào trong kéo lên ngang nếp vú, phía dưới nới quần kéo xuống ngang nếp bẹn. - Hai chân chống lên mặt giường, cẳng chân hoặc đùi hợp với mặt giường thành một góc 45 độ, hai đầu gối cách nhau 15-20cm, hai bàn chân để song song cách nhau 15- 20cm. + Tư thế thầy thuốc: Ngồi ở ghế cao tương đương với giường bệnh nhân. Ngồi bên phải bệnh nhân, ngang với hông bệnh nhân, mặt hướng về phía đầu bệnh nhân. Khám bằng hai bàn tay song song (hoặc 1 trên 1 dưới), bàn tay đặt áp vào da bụng bệnh nhân, dùng đốt 1 và 2 của các ngón để tìm cảm giác hoăc dùng bờ ngoài ngón tay trỏ để tìm bờ dưới gan. Khi tìm điểm đau vẫn phải đặt áp bàn tay lên mặt da lấy một ngón tay (ngón trỏ hoặc ngón giữa) quặp xuống và ấn vào điểm đau. Gõ tìm cảm giác đau (gây chấn động lan xuống cơ quan bị bệnh) có thể gõ bằng 1 hoặc 2 đầu ngón tay lên da bụng vùng định khám bằng thao tác nhanh dứt khoát (ví dụ: gõ vùng thượng vị xác định viêm dạ dày). Hoặc gõ gián tiếp bằng cách dùng một bàn tay áp sát vùng định khám, dùng bờ ngoài bàn tay kia chặt từ nhẹ đến mạnh vào mu bàn tay áp (ví dụ: tìm dấu hiệu rung gan, thận…). Gõ để xác định vùng đục, vùng trong bằng cách dùng 1 hoặc 2 ngón tay gõ chậm và dứt khoát lên mu các ngón (khoảng đốt 2) của bàn tay đối diện áp vào da vùng định khám (khoang Traube). + Nguyên tắc khám: Khám từ vùng lành sang vùng bệnh, từ vùng đau sang vùng không đau từ nhẹ đến mạnh, từ nông đến sâu. Khám theo một vùng nhất định để không bỏ sót, thường khám từ hố chậu phải, quanh rốn, đến hố chậu trái hoặc ngược lại. Có thể khám từng khu vực một lần lượt từ thượng vị, hạ sườn, mạng sườn, hạ vị. Khám với các nội dung thường lệ: nhìn, sờ, gõ, nghe tùy từng phủ tạng với trình tự linh hoạt (ví dụ: nhìn toàn vùng bụng kết hợp với khám củng mạc mắt, lưỡi …hoặc gõ nghe,nhìn sờ từng bộ phận). 10.2. Phương pháp khám: + Nhìn: Quan sát toàn thân như thường lệ xem màu sắc da, niêm mạc, lòng trắng mắt …xem có vàng, nhợt nhạt, xuất huyết không? Xem gai lưỡi, xem hạch cổ, thượng đòn… Hình dáng của bụng: có thể thon, có ngấn cơ bụng (BN nam), thuôn dày. (BN nữ)… tham gia nhịp thở nhịp nhàng hoặc hạn chế do đau hoặc phản ứng phúc mạc . Căng trướng do hơi (gõ vang), bè sang 2 bên, gõ đục vùng thấp (do có dịch ), chỗ lồi, chỗ lõm do có u, có nang… hoặc lõm lòng thuyền (trong lao phúc mạc xơ dính ). Quan sát các nốt xuất huyết dưới da, nốt mẩn gãi xước, tĩnh mạch nổi rõ dưới da (tuần hoàn bàng hệ trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa) hoặc thấy u cục đội da lên (túi mật to, u lành, u ác tính, hạch …). Rốn bằng, mất nếp nhăn hoặc lồi trong tràn dịch bụng nhiều . Có các quai ruột nổi cuộn và di động (trong tắc ruột hoặc dạ dày co bóp cuộn lên ở vùng thượng vị trong hẹp môn vị) thường gọi là dấu hiệu rắn bò. + Sờ: Sờ thành bụng xem mềm mại hay phản ứng co cứng tại chỗ hoặc toàn bộ. Cần phân biệt với bụng cứng do nhột buồn, do BN lên gân. Sờ để tìm các khối u, u cố định hay di động, hình thù, mật độ, đau hay không? Ở vị trí nào ? + Gõ: tìm vùng đục (khối u, dịch ), vùng trong (hơi trong tạng rỗng). + Nghe: Nghe vùng bụng nhất là vùng quanh rốn để tìm tiếng óc ách do nhu động ruột gây nên, có thể không nghe thấy gì trong liệt ruột do viêm phúc mạc vì chấn thương, vì thủng tạng rỗng, vì viêm nhiễm 10.3. Thăm hậu môn trực tràng, âm đạo: Bằng ngón tay để xác định túi cùng Douglas (viêm màng bụng): đau dữ, túi cùng căng (có dịch trong màng bụng), có thể sờ được khối u trong vùng chậu hông bé. . Khám ổ bụng (Kỳ 1) 10.1.Tư thế khám: + Tư thế bệnh nhân: - Phải giải thích trước cho người bệnh yên tâm. Đặt bệnh nhân nằm ngửa, gối đầu thấp, mặt quay về phía đối diện với người khám, . diện áp vào da vùng định khám (khoang Traube). + Nguyên tắc khám: Khám từ vùng lành sang vùng bệnh, từ vùng đau sang vùng không đau từ nhẹ đến mạnh, từ nông đến sâu. Khám theo một vùng nhất. ngón tay lên da bụng vùng định khám bằng thao tác nhanh dứt khoát (ví dụ: gõ vùng thượng vị xác định viêm dạ dày). Hoặc gõ gián tiếp bằng cách dùng một bàn tay áp sát vùng định khám, dùng bờ

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:20

Xem thêm: Khám ổ bụng (Kỳ 1) ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN