1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khám ổ bụng (Kỳ 2) pps

5 325 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khám ổ bụng (Kỳ 2) 10.4. Khám từng khu vực của ổ bụng: 10.4.1. Vùng hố chậu phải và lân cận: Có thể sờ được khối u manh tràng (lao, ung thư) hạch vùng hố chậu phải, đám quánh, ổ áp xe (hậu quả của viêm ruột thừa) dấu hiệu bệnh lý của bệnh phụ khoa, tìm điểm đau và nghiệm pháp gây đau đặc hiệu. + Khám viêm ruột thừa: - Điểm ruột thừa (điểm giữa đường nối rốn với gai chậu trước trên bên phải) còn gọi là điểm MacBurney. MacBurney (+) : viêm ruột thừa. - Nghiệm pháp: Chotkin- Blumberg (ấn mạnh dần dần vào điểm ruột thừa rồi nhấc tay lên đột ngột nếu bệnh nhân đau trội lên thì CB (+): viêm ruột thừa. - Nghiệm pháp Rowsing (+): nắm bàn tay ấn mạnh và lần lần từ bên đại tràng xuống đến nửa đại tràng ngang để dồn hơi từ ruột ngược về vùng manh tràng thì bệnh nhân cảm thấy đau tăng ở vùng ruột thừa. - Nghiệm pháp Obrasov (+): trong ruột thừa viêm mạn tính. Cách làm: bệnh nhân nằm duỗi thẳng chân, người khám ấn từ từ vào điểm ruột thừa và bảo bệnh nhân giơ thẳng chân phải khỏi mặt giường thì đau tăng (do khi giơ chân phải làm cơ thắt lưng chậu căng gồng ép vào ruột thừa đang bị người khám ấn ở phía trên). + Khám buồng trứng: Điểm giữa đường gai chậu trước trên đến xương mu (cả hai bên phải và trái) khi ấn vào hai điểm đó bên nào đau chứng tỏ có tổn thương buồng trứng bên đó. + Khám điểm niệu quản giữa: điểm tiếp giáp bờ ngoài cơ thẳng lớn với đường nối gai chậu trước trên bên phải đau trong viêm, sỏi niệu quản phải. 10.4.2. Vùng mạng sườn phải và lân cận: + Khám khối u đại tràng: Dùng cả 2 bàn tay áp xuống thành bụng kéo vuông góc với đại tràng lên lần lượt chà đi, chà lại từ dưới lên trên có thể phát hiện thấy các khối u (u ác, u lành, lao…), có thể thấy đau khắp đại tràng lên. + Khám điểm niệu quản trên: Điểm tiếp giáp bờ cong ngoài cơ thẳng to và đường ngang rốn: đau trong viêm hoặc sỏi niệu quản. + Khám thận phải: nếu thận to sẽ thấy: - Dấu hiệu bập bềnh thận (+): đặt tay trái áp sát vào hố thắt lưng bên phải BN, tay phải ấn vào vùng mạng sườn phải, lần lượt và nhịp nhàng tay ấn, tay nhấc sẽ thấy quả thận to được đẩy lên, xuống nhịp nhàng theo tay người khám. - Dấu hiệu chạm thận (+): tay của người khám đặt như nói trên, tay trái ở hố thắt lưng để nguyên, tay phải ấn sâu vào vùng hạ sườn phải thấy quả thận to chạm vào tay phía dưới. - Bệnh nhân có điểm sườn thắt lưng đau, là điểm tiếp giáp giữa bờ ngoài cơ thẳng lưng với bờ dưới xương sườn XII. 10.4.3.Vùng hạ sườn phải và lân cận: Vùng này chủ yếu để khám gan và túi mật: + Túi mật viêm to: Có khi nhìn thấy túi mật nổi gồ như quả trứng chim hoặc to hơn, dưới bờ sườn ở vùng điểm túi mật, di động theo nhịp thở, sờ có cảm giác đau. Nếu túi mật không viêm to lắm thì ấn điểm túi mật đau rõ (điểm này nằm ở điểm tiếp giáp bờ sườn và đường giữa hõm nách rốn hoặc điểm tiếp giáp bờ ngoài cơ thẳng lớn và bờ sườn). + Túi mật viêm xơ teo: - Trường hợp này phải tìm dấu hiệu Murphy, dấu hiệu (+) khi bảo bệnh nhân thở ra hết, người khám ấn sâu tay, đặt ngón tay vào điểm túi mật hơi chếch lên trên, giữ nguyên ở áp lực đó và bảo bệnh nhân hít sâu vào, gan bị đẩy xuống đưa túi mật xuống chạm vào tay người khám làm bệnh nhân đau phải ngừng thở lại. Nếu vẫn thở vào sâu không đau thì Murphy (-). - Có thể khám túi mật ở tư thế bệnh nhân ngồi ngả ra phía trước, người khám đứng bên phải móc các ngón tay dưới bờ sừơn vùng túi mật, hoặc bệnh nhân nằm nghiêng, người khám làm các động tác như trên. Hai phương pháp này ít làm mặc dù các tư thế của bệnh nhân như vậy túi mật có thể sa xuống thấp. + Khám gan: - Bờ trên gan: Xác định bằng phương pháp gõ, bờ trên ở liên sườn V nơi tiếp giáp với đường giữa đòn phải. Bờ trên của gan có thể sa thấp hơn (trong khí phế thủng) hoặc bị đẩy lên cao (cổ trướng, gan to, áp xe…). - Bờ dưới gan được xác định chủ yếu bằng phương pháp sờ, gõ: Gõ để xác định bờ dưới gan chỉ là tương đối vì phần đại tràng góc gan thường chứa hơi nên mặc dù gan to nhưng vẫn gõ vang. Bình thường bờ dưới gan không ló dưới bờ sườn, thùy gan trái tính từ điểm túi mật sang trái ló dần dần khỏi bờ sườn đến mỏm ức thì nó xuống 1/4-1/3 đường nối mỏm ức-rốn, ở trẻ em có khi còn ló nhiều hơn. Có nhiều cách xác định bờ dưới gan: . Dùng 1 hoặc 2 ngón tay áp vào vùng hạ sườn phải, các ngón tay áp phía trên ngực, bệnh nhân thở nhịp nhàng, chậm khi thở ra sâu, ngón tay người khám ấn mạnh và đưa lên ngược lên dần, khi hít vào sâu ngón tay người khám nhấc lên nhẹ và vẫn đưa ngược lên dần, gan bị cơ hoành đẩy xuống chạm vào ngón tay (bờ gan tìm ngón tay) từ chỗ đó đến bờ sườn là khối lượng gan to tính bằng cm. . Dùng bàn tay phải đặt song song với bờ sườn rìa ngoài ngón trỏ hướng về bờ sườn đưa lên lần lượt nhịp nhàng với nhịp thở của bệnh nhân, tay trái để ở hố thắt lưng phải của bệnh nhân và cũng nâng lên nhịp nhàng với nhịp thở đẩy gan lên, nếu gan to thì bờ gan sẽ chạm vào rìa ngoài ngón trỏ bàn tay đặt phía trên. . Đứng phía đầu bệnh nhân, khám bằng 2 tay móc ngón tay vào dưới bờ sườn của bệnh nhân để tìm bờ dưới gan. . Sờ móc như trên nhưng bệnh nhân nằm nghiêng trái. Sau khi xác định bờ dưới gan quá bờ sườn bao nhiêu cm ở khoảng giữa đòn đường nách trước phải, đường cạnh ức phải cần phải xem bờ của gan tròn hay sắc, mềm hay cứng, nhẵn hay ghồ ghề. - Bề mặt gan: Nếu sờ thấy gan to cần kiểm tra mặt trên gan: nhẵn hay lổn nhổn cục nhỏ, có khối u to hay nhỏ. . Khám ổ bụng (Kỳ 2) 10.4. Khám từng khu vực của ổ bụng: 10.4.1. Vùng hố chậu phải và lân cận: Có thể sờ được khối u manh tràng (lao, ung thư) hạch vùng hố chậu phải, đám quánh, ổ áp. trên). + Khám buồng trứng: Điểm giữa đường gai chậu trước trên đến xương mu (cả hai bên phải và trái) khi ấn vào hai điểm đó bên nào đau chứng tỏ có tổn thương buồng trứng bên đó. + Khám điểm. (-). - Có thể khám túi mật ở tư thế bệnh nhân ngồi ngả ra phía trước, người khám đứng bên phải móc các ngón tay dưới bờ sừơn vùng túi mật, hoặc bệnh nhân nằm nghiêng, người khám làm các động

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:20

Xem thêm: Khám ổ bụng (Kỳ 2) pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN