Ô MAI (Kỳ 2) Mô tả dược liệu: Ô mai có dạng hình cầu, không theo 1 quy tắc nào, hoặc hình tròn dẹt, to nhỏ khôngeều nhau, đường kinh 2-2,6cm. Vỏ ngoài mầu đen hoặc đen nâu, nhăn, một đầu có rốn tròn lõm xuống. Cùi mềm có thể bóc được, hạt cứng, hình bầu dục, mầu vàng nâu, trong có 1 hạt nhân mầu vàng nhạt, không mùi, nghiền với nước có mùi thơm đặc biệt. Cùi quả hơi có mùi chua đặc biệt, vị rất chua. Bào chế: Ô mai + Hái qủa về, phơi trong râm cho héo. Nhúng vào nước đang sôi cho đến khi quả hơi nứt. Vớt ra, trải mỏng, phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khi khô, vỏ nhăn lại thì đem đồ rồi lại phơi. Cứ làm vậy cho đến khi Ô mai tím đen thì thôi (Dược Liệu Việt Nam). + Bỏ hột, dùng khói lửa hun thành mầu đen (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bảo quản: Ô mai + Để nơi khô kín, nên hút ẩm. Thành phần hóa học: Trong ô mai có Citric acid, Malic acid, Succinic acid, Sitosterol (Trung Dược Học). Tác dụng dược lý: + Trên thực nghiệm súc vật chứng minh rằng Ô mai có tác dụng làm táng miễn dịch của cơ thể (Trung Dược Học). + Ô mai có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ. Bài Ô Mai Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược) có tác dụng làm thư gĩan cơ Oddi và tăng tiết mật (Trung Dược Học). + Nước sắc Ô mai có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn gây viêm phổi, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn Salmonella typhi, Shigella sonnei, nhiều loại trực khuẩn khác và 1 số nấm gây bệnh (Chinese Herbal Medicin). + Tác dụng chống dị ứng: Trên súc vâït thí nghiệm, nước sắc Ô mai có tác dụng giảm tỉ lệ tử vong của chuột lang gây choáng bằng chất Albumin (Chinese Herbal Medicin). + Tác dụng chống ung thư: In vitro, Ô mai có tác dụng ức chế trên 90% ung thư cổ tử cung loại JTC26 (Chinese Herbal Medicin). Tính vị: Ô mai + Vị chua, tính bình (Bản Kinh). + Tính hoãn, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Vị chua, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị chua, chát, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh Tỳ, Phế, phần huyết (Thang Dịch bản Thảo). + Vào kinh Can (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh Phế, Vị, Đại trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Vào kinh Phế, thận ((Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh Can, Tỳ, Phế, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tham khảo: + Ô mai là âm dược, kỵ hành sống (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Ô mai hoa nở vào mùa Đông, đến mùa hè thì thành qủa, hoàn toàn được khí của hành Mộc, vì vậy vị của nó rất chua. Sách Nội Kinh ghi: Mộc khúc trực tắc toan là như vậy. Đởm là Giáp Mộc, Can là Ất Mộc, dưới lưỡi có 4 khiếu, 2 cái thông với dịch trấp của Đởm, vì vậy, ăn chua thì sinh ra tân dịch (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Ô mai rất chua. Chua chủ về thu liễm, công dụng cho vào thuốc là ở vị chua. Da thịt gặp vị chua thì thu sáp, do đó, ho lâu ngày, hạ huyết, sát vào chân răng, tiêu được thịt dư đều có thể dùng Ô mai. Trùng tích gặp chua thì nằm im, cho nên đối với chứng hồi quyết, sốt rét và lỵ lâu ngày, lúc khỏi lúc tái phát đều có công hiệu. Nếu dùng chung với Hoàng liên, Can khương, lấy sự phối hợp cay, đắng, chua thì sức sát trùng càng mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu) . Ô MAI (Kỳ 2) Mô tả dược liệu: Ô mai có dạng hình cầu, không theo 1 quy tắc nào, hoặc hình tròn dẹt, to nhỏ khôngeều nhau, đường kinh 2-2,6cm. Vỏ. ((Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh Can, Tỳ, Phế, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tham khảo: + Ô mai là âm dược, kỵ hành sống (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Ô mai hoa nở vào mùa Đông,. thực nghiệm súc vật chứng minh rằng Ô mai có tác dụng làm táng miễn dịch của cơ thể (Trung Dược Học). + Ô mai có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ. Bài Ô Mai Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược) có tác