BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ 1. Trong chọn giống người ta tạo biến dị tổ hợp chủ yếu bằng phương pháp: A. lai phân tử. B. lai khác loài. C. lai cá thế. D. lai tế bào. 2. Trong chọn giống, điều nào sau đây không đúng với phương pháp tự thụ phấn? A. Củng cố một số đặc tính mong muốn. B. Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. C. Tạo sản phẩm sử dụng trong lai kinh tế. D. Tạo ra các dòng thuần chủng. 3. Để tạo ưu thế lai, người ta tiến hành : Dòng A x dòng B > dòng C. Dòng D x dòng E > dòng F. Dòng C x dòng F > dòng G. Đây là phép lai: A. thuận nghịch. B. sử dụng con lai F làm sản phẩm. C. khác dòng kép. D. sử dụng con lai G làm giống. 4. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng, điều nào sau đây đúng với kết quả biến dị tổ hợp? A. Tạo nhiều giống phù hợp với nhu cầu sản xuất. B. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen. C. Tạo nhiều giống mới có năng suất cao. D. Tạo sự đa dạng về kiểu hình trong chọn giống. 5. Ưu thế lai cao nhất ở F 1 và giảm dần ở đời sau là do: A. tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện. B. tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện. C. tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, gen lặn có hại được biểu hiện. D. tỉ lệ thể dị hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện. 6. Phương pháp lai nào sau đây tạo ưu thế lai tốt nhất? A. Lai khác thứ. B. lai khác nòi. C. Lai khác dòng. D. Lai khác loài. 7. Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần? A. Tạo ưu thế lai. B. Hiện tượng thoái hoá giống. C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ thể dị hợp giảm. D. Tạo ra dòng thuần. 8. Phương pháp lai nào dưới đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai? A. Lai khác dòng đơn. B. Lai cải tiến giống. C. Lai khác dòng kép. D. Lai kinh tế. 9. Phương pháp lai nào sau đây không sử dụng để tạo giống lai cho ưu thế lai? A. Lai khác dòng đơn. B. Lai thuận nghịch. C Lai tế bào sinh dưỡng. D. Lai khác dòng kép. 10. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ khi có kiểu gen: A. AaBBDd. B. aaBBddEE. C. AaBbDd. D. AaBBDDee. 11. Phương pháp chọn giống chủ yếu đôí với động vật là: A. gây đột biến nhân tạo và chọn lọc. B. lai tế bào. C. giao phối. D lai phân tử. 12. Phương pháp lai nào dưới đây được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây trồng mới? A. Lai hữu tính kết hợp đột biến thực nghiệm. B. Tạo ưu thế lai. C. Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn. D. Lai giữa cây trồng và loài hoang dại. 13. Để tạo ưu thế lai, người ta tiến hành : Dòng A x dòng B > con lai C. Dòng D x dòng E > con lai F. Con lai C x con lai F > con lai G. Điều nào sau đây là đúng nhất? A. Đây là phép lai khác dòng đơn. B. Con lai G được dùng trong sản xuất. C. Đây là phép lai thuận nghịch. D. Con lai F được dùng trong sản xuất. 14. ưu thế lai là hiện tượng: A. con lai có sức sống, năng suất co hơn hẳn bố mẹ. B. con lai có NS cao hơn P nhưng bất thụ. C. con lai mang kiểu gen đồng hợ trội. D. con lai có kiểu hình mới so với bố mẹ. 15. Trong chọn giống, lai khác dòng nhằm mục đích: A. tạo tổ hợp lai có giá trị B. tạo ưu thế lai. C. tạo dòng thuần. D. tạo giống mới. 16. Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra biến dị tổ hợp? A. Liên kết gen. B. Hoán vị gen. C. Quá trình phát sinh giao tử D. Quá trình thụ tinh. 17. Trong việc tạo ưu thế lai, người ta lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn nhằm tìm ra: A. các giống thuần mang tính trạng mong muốn.B. tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. C. tổ hợp các gen trội có lợi D. tổ hợp các gen lặn gây hại để loại bỏ. 18. Trong chọn giống cây trồng, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta áp dụng phương pháp: A. lai khác dòng. B. lai khác thứ. C. tự thụ phấn. D. lai thuận nghich. 19. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai: A. khác loài. B. khác dòng. C. thuận nghịch. D. khác thứ. 20. Giả thuyết siêu trội trong ưu thế lai là: A. cơ thể dị hợp của các alen tốt hơn thể đồng hợp , do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcút trên 2 nhiễm sắc thể của cặp tương đồng. B. các gen không alen tác động bổ trợ lẫn nhau. C. các alen trội trội thường có tác động có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai. D. ở cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại không cho các alen này biểu hiện. 21. Lai khác thứ có mục đích: A. để sử dụng ưu thế lai và tạo giống mới. B. chỉ để tạo giống mới. C. để cải tiến giống. D. chỉ để sử dụng ưu thế lai. 22. Phương pháp chủ động tạo biến dị trong chọn giống cổ điển: A. chọn các cá thế biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên. B. lai giống. C. tạo ưu thế lai. D. gây đột biến nhân tạo. 23. Trong chọ giống vật nuôi, để tạo ưu thế lai, việc đầu tiên người ta phải tiến hành là: A. lai thuận nghịch. B. tạo ra các dòng thuần. C. lai khác dòng đơn. D. lai khác dòng kép. 24. Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi cây trồng được tạo ra bằng cách: A. gây đột biến nhân tạo. B. tạo ADN tái tổ hợp nhờ công nghệ di truyền C. lai giống tạo biến dị tổ hợp. D. gây ĐB nhân tạo, lai giống , tạo ADN tái tổ hợp nhờ CN gen 25. Phương pháp nào sau đây là cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp? A. Gây đột biến nhân tạo. B. Lai giống. C. Chọn lọc nhân tạo. D. Gây đa bội. 26. Theo giả thuyết siêu trội, để con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ. Phép lai nào là phù hợp? A. ♀ aaBBdd x ♂ AABBdd. B. ♀ aaBBdd x ♂ AAbbDd. C. ♀ AABBDD x ♂ aabbdd. D. ♀ AABBDD x ♂ aaBBDD. Đáp án : 1. C 2. C. 3. C 4. B 5. B 6. C 7. A 8. B 9. C 10. C 11. C 12. A 13. B 14. A 15. B 16. A 17. B 18. C 19. B 20. A 21. A 22. B 23. B 24. D 25. B 26. C . BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ 1. Trong chọn giống người ta tạo biến dị tổ hợp chủ yếu bằng phương pháp: A khác dòng kép. D. sử dụng con lai G làm giống. 4. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng, điều nào sau đây đúng với kết quả biến dị tổ hợp? A. Tạo nhiều giống phù hợp với nhu cầu sản xuất. B. Tạo. pháp chọn giống chủ yếu đôí với động vật là: A. gây đột biến nhân tạo và chọn lọc. B. lai tế bào. C. giao phối. D lai phân tử. 12. Phương pháp lai nào dưới đây được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây