Sự phát triển “vận động” qua từng lứa tuổi doc

8 367 0
Sự phát triển “vận động” qua từng lứa tuổi doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự phát triển “vận động” qua từng lứa tuổi Làm thế nào để bạn biết được con đang phát triển bình thường hay bị chậm phát triển thể chất và bạn có thể làm những gì để giúp con? Từ 6 đến 18 tháng tuổi là giai đoạn phát triển không ngừng về thể chất của bé. Thời thơ ấu của đứa bé nào cũng đầy những phát triển và thay đổi, rõ ràng nhất là sự phát triển về thể chất. Đầu tiên chúng chỉ nằm, sau đó bắt đầu bò, chẳng bao lâu sau chúng tự đứng trên đôi chân của mình, khám phá bất cứ thứ gì chúng có thể động tay đến. Hầu hết đứa trẻ nào cũng có thể làm những điều này khi chúng được 8 đến 18 tháng tuổi ,đây là thời điểm đánh dấu mốc phát triển quan trọng của bé. Dĩ nhiên, sẽ có những khác biệt giữa các bé nhưng nhìn chung và phổ biến, những mốc phát triển này là những biển chỉ đường hữu ích cho bố mẹ. Vậy làm thế nào để biết được là trẻ chỉ “phát triển muộn” hay thật sự “kém phát triển” ? Bác sĩ Ary Ai Tin, tư vấn nhi khoa cho biết “Bạn nên lo ngại nếu có sự chậm trễ mang tính hệ thống và toàn diện, sự phát triển chậm trễ của bé còn ở những mặt khác chứ không chỉ ở khía cạnh phát triển thể chất”. Một đứa trẻ bị chậm phát triển thông thường là hậu quả của các chứng rối loạn, nhiễm độc, và sanh non. Trẻ sơ sinh sau 6 tháng tuổi có rất nhiều năng lượng, chúng khá là hiếu động vì giai đoạn này chúng đang bắt đầu tập sử dụng các bộ phận của cơ thể. Nhưng đứa trẻ ốm yếu, im lặng và ít vận động, cha mẹ nên theo dõi bé kỹ hơn. Đó có thể là kết quả của hội chứng trẻ sơ sinh “mềm”, khi các cơ bắp không thể căng lên, khiến cơ thể bé mềm và yếu. Nếu bạn nghi ngờ con mình không phát triển bình thường, nên đưa trẻ đi khám. Bác sĩ có thể đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp. Loy Wee Mee, giáo viên mầm non, đưa ra danh sách kiểm tra sự phát triển của trẻ 8, 12, 18 tháng tuổi sau nhiều năm quan sát những trẻ sơ sinh do mình chăm sóc: 8 tháng tuổi • Biết lật, ngồi, trườn trên bụng • Biết giữ vật bằng cách kẹp (ngón tay/ngón cái) và chuyền qua lại trên hai tay • Bắt đầu biết bò • Bỏ mọi thứ vào miệng • Ngồi một mình không cần đỡ • Ngẩng đầu lên khi bị đặt nằm xuống • Thích được đặt ở tư thế đứng đặc biệt ở trong lòng ai đó • Nhún nhảy khi được giữ • Giữ một món đồ chơi trong khi lấy món khác • Lục tung mọi đồ vật • Bắt chước những hành động của người lớn 12 tháng tuổi • Bò lên xuống các bậc thang. • Bò trên hai tay và hai đầu gối. • Bắt đầu tự đứng. • Ấn đồ vật bằng các ngón tay. • Đòi tự ăn. • Đặt vật này vào trong vật khác. • Chồng các đồ vật thành đống. • Trèo lên những vật lớn. • Ngồi một hồi lâu. • Đi khi được người lớn đỡ. • Lật sách. • Bắt chước hành động của người lớn. • Thích vỗ tay. 18 tháng tuổi • Thích di chuyển đồ chơi hoặc ghế trong khi đi. • Vớ lấy đồ vật và liệng chúng hết lần này đến lần khác. • Mở các cửa tủ chén và ngăn kéo thấp. • Mở và nhìn bên trong hộp. • Cố gắng chạy, nhưng không dừng lại được và ngã. • Mang đồ chơi hết nơi này đến nơi khác. • Thích đổ đồ chơi ra khỏi hộp. • Thích dùng phấn màu hoặc bút lông để viết nguệch ngoạc. • Lật trang sách. • Chồng đồ vật nầy lên trên đồ vật khác. • Không ngừng trèo lên giá sách, những đồ vật lớn, vv… • Đi giật lùi • Bò lên các bậc cầu thang và đi xuống khi có người đỡ • Ngồi lên và di chuyển những vật có bánh xe . Sự phát triển “vận động” qua từng lứa tuổi Làm thế nào để bạn biết được con đang phát triển bình thường hay bị chậm phát triển thể chất và bạn có thể làm. trẻ chỉ phát triển muộn” hay thật sự “kém phát triển ? Bác sĩ Ary Ai Tin, tư vấn nhi khoa cho biết “Bạn nên lo ngại nếu có sự chậm trễ mang tính hệ thống và toàn diện, sự phát triển chậm. Từ 6 đến 18 tháng tuổi là giai đoạn phát triển không ngừng về thể chất của bé. Thời thơ ấu của đứa bé nào cũng đầy những phát triển và thay đổi, rõ ràng nhất là sự phát triển về thể chất.

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan