1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Day TD

10 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 119,52 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT NGỌC HIỂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH 1 VIÊN AN ĐÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KINH NGHIỆM DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC A.PHẦN THỨ NHẤT I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt là một môn học rất quan trọng, người ta thường xem nó là môn học chính, nó vừa là công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác được tốt hơn. Phân môn Tập làm văn lại là một phân môn hết sức quan trọng của môn Tiếng Việt. Nó mang tính tổng hợp. Dạy tốt phân môn này sẽ rèn cho học sinh cả bốn kó năng: nghe, nói, đọc, viết và sẽ giúp học sinh giao tiếp tốt trước hết là giao tiếp trong trường học, sau đó là giao tiếp trong cuộc sống thực tiễn. Tập làm văn là sự tiếp nối một cách tự nhiên cần thiết góp phần quan trọng trong mơn Tiếng Việt. Hơn nữa , phân mơn này còn đòi hỏi HS huy động được vốn tri thức, vốn sống của mình để có những hiểu biết cần thiết, liên quan đến nhiều mơn học và nhiều mặt của cuộc sống. Vì vậy, đòi hỏi các em phải vận dụng nhiều kĩ năng để làm bài. Nếu giáo viên coi nhẹ nhiệm vụ này thì việc đào tạo con người mới sẽ khơng đạt kết quả như mong muốn. Bởi vì con người mới khơng những phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt mà còn cần phải có óc sáng tạo, có năng lực độc lập suy nghĩ, phán đốn , giàu óc tưởng tượng, có tâm hồn phong phú. Phân mơn Tập làm văn là một mơn học có tính chất tổng hợp, có khả năng xung kích . Vì thế , ta phải luyện cho học sinh nói tốt, viết hay chính là góp phần đắc lực vào việc “ Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Tập làm văn là mơn học tống hợp bởi khơng chỉ nhằm làm cho học sinh có kiến thức về ngơn ngữ ( dùng từ, đặt câu ) mà còn trau dồi cho các em kiến thức văn học , kiến thức về đời sống, để từ đó các em có ý thức tạo thêm cái đẹp trong thiên nhiên và cuộc sống. II. THỰC TRẠNG: 1)Về phía giáo viên: -Thường thì nhà trường bố trí giáo viên có năng lực dạy lớp 4, nên lâu dần những giáo viên đó chỉ quan tâm đến nội dung chun mơn của lớp mình phụ trách còn nội dung chun mơn của các lớp khác cũng được tiếp thu nhưng khơng sâu, cho nên giáo viên khó có thể nắm nội dung chương trình một cách có hệ thống từ lớp dưới lên lớp trên . 1 -Một số giáo viên nắm chưa vững về yêu cầu kiến thức , kĩ năng cần đạt của phân môn Tập làm văn nói chung và yêu cầu của từng kiểu bài nói riêng theo chương trình mới. -Kĩ năng nói, viết, miêu tả , thực hiện các loại văn bản khác chưa thật sự tốt và còn coi nhẹ kĩ năng viết các loại văn bản nhật dụng và văn bản mang thể thức hành chính. -Tiết trả bài viết (chữa bài) là tiết học rất thiết thực và cụ thể để học sinh nhận thấy ưu, khuyết điểm của mình. Nhưng đại bộ phận giáo viên chỉ dạy chung chung, đại khái cho xong tiết, không đi sâu vào nội dung kiến thức mà chỉ thiên về hình thức. -Giáo viên thường tuân thủ Sách giáo khoa mà chưa mạnh dạn và nhất là chưa đủ khả năng “chế biến” để giảm độ khó các bài tập thực hành cho phù hợp các đối tượng học sinh yếu, hướng dẫn giúp cho học sinh trung bình có thể suy nghĩ hơn, yêu cầu cao hơn đối với học sinh khá, giỏi. -Trong thực tế, chất lượng bài làm của học sinh chưa tốt không phải hoàn toàn là do không có tư liệu tham khảo mà do giáo viên chưa trang bị cho học sinh một phương pháp học tập, chưa tạo cho các em nhu cầu giao tiếp thực sự( nhu cầu nói năng, trao đổi, trách nhiệm đối với trường lớp, trách nhiệm của công dân, ). b)Về phía học sinh: -Năng lực quan sát rất hạn chế :những điều xảy ra hàng ngày, được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia nhưng không biết chuyển những gì đã quan sát được vào bài văn của mình. -Học sinh viết chậm, học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi khá lâu làm mất rất nhiều thời gian trong tiết học. -Kiến thức về dấu câu và sử dụng dấu câu chưa thành thạo. Trong bài văn của học sinh, ta thường thấy những câu dài không theo chủ định, vị trí đặt dấu câu tùy tiện, không biết cách liên kết câu, làm cho bài văn diễn đạt ý không rõ ràng, khó hiểu. Khả năng nói và viết thành câu hay bị lệch lạc. -Bố cục bài văn trong văn miêu tả không rõ ràng, khó nhận biết đâu là mở bài, thân bài , kết luận. -Học sinh khá nhút nhát , ít tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm và luyện tập thực hành trên lớp. -Đối với học sinh trường TH 1 Viên An Đông nói riêng và học sinh vùng sâu, vùng xa nói chung thường chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện địa lí, văn hóa xã hội của địa phương. Từ vốn sống, vốn hiểu biết hạn chế nên dẫn đến vốn từ của các em nghèo nàn, đơn điệu nhất là tình trạng viết sai chính tả rất phổ biến kéo theo câu cú không khoa học, logic, ngắt câu tùy tiện không theo một nguyên tắc nào. -Việc tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được giáo viên quan tâm cho nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận thông tin, bồi dưỡng vốn sống cho các em. Là giáo viên trực tiếp dạy lớp 4 theo chương trình SGK mới, tôi nghĩ cần phải nghiên cứu kĩ các phương pháp, biện pháp dạy và học đạt hiệu quả cao trong giờ Tập làm văn. Đó là lí do khiến tôi quyết định thực hiện sáng kiến kinh nghiệm có tên là “ Kinh nghiệm dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học”. 2 B. PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ LÀM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯNG DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4 I.LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 1-Tập dùng từ chính xác, phù hợp: a)Giải nghĩa từ : Giáo viên cho học sinh nhớ lại và giải nghĩa một số từ đơn giản nhất là những từ có nghĩa gần giống nhau ( Ví dụ: vàng hoe, vàng nhạt, vàng vọt…) b)Tập cho học sinh tự chữa lỗi dùng từ trong bài tập làm văn của mình hoặc của bạn : Khi giáo viên chấm bài Tập làm văn cho học sinh, giáo viên cố gắng nhận xét, gạch chân những từ dùng chưa chính xác bằng mực đỏ hoặc giáo viên có thể gạch chéo đầu câu sai và kí hiệu( T) để học sinh hiểu đó là sai lỗi do dùng từ. Sau khi chấm trả bài, GV sẽ u cầu học sinh về nhà đặt lại câu cho phù hợp, chính xác hơn.( khơng u cầu các em đặt nhiều câu mà chỉ cần thực hiện từ 3-4 câu cho chuẩn mực ). Cần có kiểm tra vào phần kiểm tra bài cũ của tiết học sau. Ví dụ: Đứa em út của em có mái tóc vàng vọt. Học sinh về chữa lại: Đứa em út của em có mái tóc vàng hoe. 2-Ơn lại kiến thức câu: Cho học sinh phân tích câu ( trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) * Cách làm : HS dùng viết chì phân tích thẳng trong sách Tiếng Việt ở các bài Tập đọc đã học . Tách chủ, vị bằng dấu gạch chéo ; gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ. Ví dụ: Ngồi sân, nắng vàng /chói chang. Những chú chim /chuyền cành gọi nhau ríu rít. 3-Luyện đặt câu: a)Chọn một số từ cho các em luyện đặt thành câu song song với việc rèn cho các em nắm vững các kiểu câu, dạng câu ( câu có trạng ngữ, câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến…) bằng cách biến đổi từ câu kể các em đã đặt thành các kiểu câu cảm, câu hỏi, câu khiến.+ Ví dụ: -u cầu thứ nhất: Đặt câu với từ “ước mơ” 3 Câu kể :Em ước mơ được làm cô giáo. -Yêu cầu thứ hai: Từ câu kể đã đặt ở trên, em hãy biến đổi thành câu hỏi, câu khiến, câu cảm: Câu hỏi: Nếu được một điều ước, bạn ước mơ điều gì? Câu khiến: Bạn hãy nói lên điều ước mơ của bạn! Câu cảm: Ôi, ước mơ của bạn đẹp quá! b)Giáo viên có thể đưa ra một câu kể và yêu cầu học sinh mở rộng bằng cách thêm vào các từ gợi tả cho thích hợp( từ láy gợi tả hình ảnh, âm thanh): Ví dụ: Bạn Lan hét to. Bạn Lan hét to khủng khiếp ! c)Dùng những từ nhân hóa, so sánh để đặt câu văn có nhiều hình ảnh sinh động: Bầu trời xanh như một tấm lụa đào. Mặt nước hồ êm như nhung. … d) Sử dụng tục ngữ, thành ngữ đặt câu nhằm làm nổi bật được ý nghĩa của câu. Ví dụ: Nó nói chuyện cộc cằn như “dùi đục chấm mắm cáy”. Cô giáo em thường khuyên học sinh: “ Nét chữ, nết người”…. 4-Có thể chọn một đoạn văn ngắn có nhiều ý ghi lên bảng không có dấu câu và cho học sinh dùng phấn màu để tách các bộ phận trong câu hoặc tách câu với câu trong đoạn văn ( đối tượng học sinh khá , giỏi) Ví dụ: Trong làng nọ có nhà bị cháy cả làng đổ ra kẻ thùng người chậu ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy riêng có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn bình chân như vại …. Hoặc với đối tượng học sinh có lực học trung bình ,yếu, giáo viên nên cho các em điền dấu câu vào chỗ trống cho phù hợp: Trong làng nọ có nhà bị cháy( )cả làng đổ ra ( )kẻ thùng ( )người chậu ( ) ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy( )riêng có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn( ) bình chân như vại …. II. RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN ĐẢM BẢO Ý LOGIC, CHẶT CHẼ: Để thực hiện kĩ năng này , học sinh trước hết cần phải quan sát đối tượng, tìm được nhiều ý, nhiều chi tiết, biết sắp xếp các ý theo một trình tự rõ ràng, hợp lí… 4 Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4, có một số bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn , giáo viên cần chú ý để hướng dẫn học sinh lập ý trước khi cho học sinh viết thành lời văn cụ thể, nhằm hỗ trợ thiết thực “ sự logic, đồng tâm” cho phân môn Tập làm văn ở Tiểu học. Học sinh viết theo dàn bài đã xây dựng , được chỉnh sửa từ tiết học trước. Để bài làm của các em có bố cục chặt chẽ, cần hướng dẫn học sinh biết cách liên kết các đoạn văn bằng các từ ngữ như: chẳng bao lâu, từ lâu, tuy vậy , vì thế, nhưng, trong khi đó…Giáo viên nhắc nhở học sinh xuống dòng khi kết thúc đoạn văn, mở đầu đoạn tiếp theo bằng câu nối vào ý khác, làm cho bài văn trong sáng , mạch lạc khúc chiết. Chữ viết phải rõ ràng và cố gắng rèn chữ viết đẹp. Bài làm cần sáng sủa, sạch sẽ, lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm về thể loại, kiểu bài Tập làm văn( tả đồ vật, cây cối, con vật), cần lựa chọn những động từ, tính từ cho sát hợp . Vẻ đẹp của một bài văn hay, không chỉ ở ý nghĩa nội dung, bộc lộ cảm xúc mà nội dung và cảm xúc phải được thể hiện thông qua vẻ đẹp của Tiếng Việt. Trong giảng dạy , giáo viên cần hướng dẫn học sinh đi từ những cái cụ thể , chắt lọc những điều quan trọng về kiến thức, kĩ năng truyền thụ cho các em. Khơi dậy tính kiên trì, rèn luyện của các em , gắn kiến thức đề tài với vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh, đánh thức các em những gì các em đang có và phát triển dần lên. Ở tiết trả bài Tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ lại phần mở bài , kết bài hay một đoạn nào đó của phần thân bài ( phần tả bao quát hoặc chi tiết) để học sinh tự rút kinh nghiệm sau khi giáo viên đã chữa một số bài . Qua thực hành luyện tập, học sinh đã chắt lọc được kiến thức trọng tâm và bước đầu ý thức được sự liên kết ý trong đoạn văn, tức là giữa các câu có sự liền mạch, có quan hệ ý với nhau, không rời rạc, lộn xộn. Các ý trong một đoạn văn được diễn tả theo một trình tự nhất định( về không gian, thời gian, tâm lý lứa tuổi) nhằm minh họa và cụ thể ý chính. III.KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT: 1)Phân môn Tập đọc: Yêu cầu học sinh đọc rõ lời, rõ từ và biết nhấn mạnh từ, ngắt câu khi cần thiết. Giáo viên cũng cần gợi ý cho học sinh biết liên hệ thực tiễn để giải nghĩa từ hoặc đích thân giáo viên giải nghĩa một cách dễ hiểu, không rườm rà (những từ không được giải nghĩa ở phần chú thích của mỗi bài).Việc sử dụng tranh ảnh, thiết bị để minh họa từ khó là rất quan trọng vì học sinh có hiểu nghĩa thì dùng từ mới chính xác trong quá trình làm văn. 2)Chính tả: Càng yêu cầu cao trong việc giáo viên biết hướng dẫn học sinh phân biệt từ để viết chính xác. Qua đó, các em sẽ hiểu đúng và ứng dụng từ đặt câu sát nghĩa, tiến đến việc các em biết sâu sắc hơn mối liên kết của một số từ theo một chủ đề, chủ 5 điểm nào đó. 3)Luyện từ và câu: Sau khi phân tích các ngữ liệu trong SGK, giáo viên cần khắc sâu khái niệm của mỗi kiểu , dạng của từ , của câu qua nhiều bài tập thực hành trong sách, kể cả những bài tập được giáo viên sưu tầm và“chế biến” thêm nhằm tăng, giảm độ khó để phù hợp với đối tượng học sinh đang dạy. 4) Tập làm văn: Giáo viên chú ý cho học sinh đọc kĩ và có thói quen phân tích văn ( văn mẫu) theo thứ tự vừa nêu ra ở trên( Dùng từ : nhân hóa, so sánh, gợi hình, âm thanh… Câu: phân tích các bộ phận trong câu, dùng từ đặt câu, đặt các kiểu câu, mở rộng câu Đoạn: chú ý những từ liên kết, nối câu hoặc cách trình bày đoạn theo thứ tự 3 phần của một bài văn). Nhân rộng điển hình những đoạn văn, bài văn hay, tiêu biểu của học sinh năm học này hoặc những năm học trước. Cần sửa chữa có hiệu quả những lỗi sai phổ biến trong quá trình dùng từ đặt câu , làm văn của các em. Giới thiệu, động viên học sinh chăm đọc sách và tập giới thiệu những câu chuyện hay, những bài văn mẫu và nhất là tập cho các em rút ra ý nghĩa một câu chuyện hoặc một bài văn vừa đọc rồi trình bày vào các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Yêu cầu dứt khoát những trường hợp sai sót, học sinh cần phải điều chỉnh, bổ sung và nhất thiết giáo viên phải dành thời gian nhất định để kiểm tra việc thực hiện chữa bài ở nhà của các em. 5) Các môn học khác : Bất kì lúc nào, giáo viên cũng đều cần chú ý việc hướng học sinh đọc đúng, viết đúng, phát biểu chính xác từng từ, từng câu; không thể dễ dãi bỏ qua vì lí do “ Không phải lúc học Tiếng Việt” Tóm lại, chương trình sách giáo khoa năm 2000 đã cho thấy những điểm ưu việt của phân môn Tập làm văn đó là hướng dẫn học sinh đi từ cái cụ thể đến tư duy trừu tượng , từ thực hành luyện tập ra được kiến thức trọng tâm. 6 C. KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN. I/ Kết qua:û Sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập của học sinh lớp tôi dạy đã được nâng cao rõ rệt. Học sinh bước đầu biết nói và viết phù hợp với tình huống giao tiếp, ứng xử. Tôi tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho công việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập làm văn. Tôi thấy mỗi giờ dạy, bản thân mình cũng tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn cho các em học Tập làm văn. Cho nên tiết Tập làm văn bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn so với trước. Tôi đã mạnh dạn thực hiện kinh nghiệm của mình trong các giờ Tập làm văn của lớp đang dạy. Đó chính là những động lực thúc đẩy tôi ngày càng nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” đầy khó khăn, thách thức này. Cụ thể: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU KHI CẢI TIẾN : KẾT QUẢ 7 SỐ HỌC SINH 30 THỜI ĐIỂM GIỎI(10-9) KHÁ (8-7) TR.BÌNH(6-5) YẾU(4-1) SL % SL % SL % SL % TRƯỚC 2 6,66 7 23,33 16 53,34 5 16,67 SAU 6 20,0 9 30,0 13 43,33 2 6,67 II/ Kết luận: Để giảng dạy phân mơn Tập làm văn lớp 4 nói riêng và Tập làm văn ở Tiểu học nói chung, ngồi việc giáo viên chú ý những biện pháp dạy học tích cực như trên , giáo viên còn cần đặc biệt chú ý sử dụng tốt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với u cầu từng bài sao cho tiết học được tổ chức thành chuỗi hoạt động sơi nổi ,nhằm lơi cuốn học sinh tham gia thực hành luyện tập các kĩ năng. Bản thân giáo viên ln học hỏi kiến thức từ sách báo,tài liệu, từ thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, năng thăm lớp dự giờ, tham gia hội giảng, chun đề để nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới. Người giáo viên phải là người mẫu mực trong giao tiếp, ứng xử, cử chỉ, thái độ, việc làm “Mỗi thầy, cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tơi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp về SKKN mà tơi vừa trình bày để tơi dần hồn thiện mình trong q trình giảng dạy hiện nay và trong thời gian sắp tới. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Viên An Đông, ngày 26 tháng 11 năm 2008 Người viết Đàm Thu Hà 8 UBND HUYỆN NGỌC HIỂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HĐKH NGÀNH GIÁO DỤC Độc lập-Tự do- Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẢI TIẾN , SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên SKKN : Kinh nghiệm dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Họ và tên: Đàm Thu Hà Đơn vị công tác: Tiểu học 1 xã Viên An Đông Các tiêu chí Nhận xét Xếp loại 1.N ội dun Yếu tố 1 -Đặt vấn đề phù hợp Khá Yếu tố 2 -Những biện pháp khá logic, có khả năng thực thi Khá Yếu tố 3 Có số liệu minh chứng cụ thể. Khá Tính khoa Đảm bảo tính khoa học Đảm bảo 9 g học Tính sáng tạo Có cải tiến, khá sáng tạo. Đảm bảo 2. Hình thức Bố cục đúng Trình bày rõ ràng , mạch lạc. Đảm bảo 3.Kết luận chung SKKN có khả năng ứng dụng cao. Khá Viên An, ngày 26 tháng 11 năm 2008 Chủ tịch hội đồng 10 . gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tơi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp về SKKN mà tơi vừa trình bày để tơi dần hồn thiện mình trong q trình giảng dạy hiện nay và trong thời. GIÁO DỤC Độc lập-Tự do- Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẢI TIẾN , SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên SKKN : Kinh nghiệm dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Họ và tên: Đàm Thu Hà Đơn. sáng tạo. Đảm bảo 2. Hình thức Bố cục đúng Trình bày rõ ràng , mạch lạc. Đảm bảo 3.Kết luận chung SKKN có khả năng ứng dụng cao. Khá Viên An, ngày 26 tháng 11 năm 2008 Chủ tịch hội đồng 10

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:00

Xem thêm

w