Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
122 KB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ QUỐC TẾ Câu 1: hệ thống tiền tệ quốc tế: khái niêm, phân loại và những đặc trưng chủ yếu Khái niêm: Hệ thống tiền tệ quốc tế là tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động tới các quan thệ tài chính-tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Phân loại: Câu 2) Hệ thống tiền tệ Bretton Woods 1. Đặc trưng: - Các tổ chức quốc tế: hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế với những chức năng và quyền hạn nhất định. - Chế độ tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái phải được ấn định cố định về mặt ngắn hạn, nhưng có thể được điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng “mất cân đối cơ bản”. - Dự trữ quốc tế: để giúp chế độ tỷ giá hối đoái cố định có điều chỉnh hoạt động một cách hiệu quả, các quốc gia cần tới một số lượng dự trữ quốc tế lớn, và vì vậy phải có sự gia tăng vàng và các nguồn dự trữ bằng tiền. - Khả năng chuyển đồi của các đồng tiền: vì lợi ích kinh tế chung mà tất cả các quốc gia phải tham gia vào mọi thương mạii đa phương tự do, trong đó các đồng tiền chuyển đổi tự do được sử dụng. 2. Vai trò: 3. Những vấn đề đặt ra Nhiều nhà kinh tế cho rằng: Hệ thống Bretton Woods tuy có nhiều khiếm quyết nhưng đã thành công phần nào trong việc thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn từ khi hệ thống ra đời cho đến giữa những năm 60. Hệ thống đã thành công trong việc thúc đẩy sự bành trướng của cá hoạt động kinh tế đa phương. Một số vấn đề đã đạt được trong khuôn khổ hệ thống vẫn đang được duy trì và tỏ ra có tầm quan trọng đặc biệt trong thế giới hiện tại. o Nguyên nhân Câu 3) 1. Khái niệm: Nợ nước ngoài là tổng số tiền mà một quốc gia có trách nhiệm và bị ràng buộc phải thanh toán ( trả) cho các chủ thể có quyền sở hữu chính thức đối với khoản tiền đó. Các chủ thể đó có thể là một quốc gia, một tổ chức quốc tế, một doanh nghiệp hoặc một cá nhân nước ngoài. 2. Phân loại: 2.1Căn cứ vào chủ thể đứng ra vay nợ: - Nợ nhà nước: là nợ do nhà nước và các tổ chức nhàn nước đứng ra vay hoặc bảo lãnh. - Nợ tư nhân: là các khoản nợ do cá doanh nghiệp tư nhân đứng ra vay không cần có sự bảo lãnh của chính phủ. Các doanh nghiệp này thường là các ngân hàng, cá doanh nghiệp công thương có nhiều hoạt động trong quan hệ kinh tế quốc tế, có tầm cỡ và đủ uy tín. Những khoản nợ trên có nguồn gốc từ các loại chủ thể sau - Các quốc gia: quan hệ song phương. Đây thường là các khoản vay với điều kiện ưu đãi - Các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB: quan hệ đa phương, thường là các khoản vay ưu đãi nhưng đi kèm các điều kiện ràng buộc. - Tư nhân nước ngoài và các ngân hàng: thường là lãi suất các, điều kiện cho vay khó hơn và thời hạn thanh toán ngắn hơn - Các công ty và các nhân nước ngoài: thường là dưới hình thức trái phiếu. 2.2Căn cứ vào thời hạn vay - Vay ngắn hạn: 1-3 năm, tỷ trọng nhỏ - Vay dài hạn: >3 năm, tỷ trọng lớn. 2.3căn cứ vào lãi suất vay - Lãi suất cố định - Lãi suất thả nổi: người vay phải trả lãi suất theo lãi suất của thị trường tự do tùy theo quan hệ cung cầu về vốn và chính sách tài chính tiền tệ của nước đó. 3. Phương pháp xác định: Nợ nước ngoài của từng quốc gia trong từng thời kỹ nhất định được xác định thông qua một số chỉ tiêu tiêu biểu. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá mức nợ nước ngoài là: - Tổng số nựo( tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do nào đó, thường là USD) - Số nợ đã trả (tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do). - Tỷ lệ nơ/xuất khẩu (%). Nếu < 160% thì chưa đáng lo ngại. - Tỷ lệ nơ/GDP (%). Nếu từ 50% trở lên là mắc nợ nhiều. - Tỷ lệ trả nợ(%) là tỷ số giữa chi phí trả nợ gốc và lãi chia cho giá trị xuất khẩu hành hóa và dịch vụ trong năm nhân với 100. - Tỷ lệ lãi so với thu nhập xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (%) 4. Vai trò: 4.1Đối với tăng trưởng kinh tế: Việc vay nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những tác động cụ thể của việc vay nợ nước ngoài khi được định hướng và quản lỹ tốt sẽ góp phàn thúc đây tăng trưởng kinh tế. Những tác động cụ thể của việc vay nợ nước ngoài thể hiện ở cả 2 mặt tích cực và hạn chế: • Tích cực: - Tạo ra nguồn vốn bổ sung cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đối với các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa và thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo thì việc vay nợ nước ngoài đóng vai trò quna trọng trong việc thực hiện mục tiều đó. Việc vay vốn có ý nghĩa với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Việc huy đông vốn đúng thời điểm sẽ giảm bớt tình trạng căng thẳng về nguồn vốn. - Góp phần hỗ trọ cho các nước vay nợ tiếp nhận công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của nhà tài trợ nước ngoài. - Làm tăng sức hấp dẫn của môi trường đàu tư trong nước, góp phần thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Phần lớn nguồn vốn vay được đầu tư để xây dựng cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng,hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách, tăng cường năng lực quản lỹ, do đó góp phần làm tăng mực độ hấp dẫn của môi trường đầu tư ở nước vay nợ. - Góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế thamgia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế và góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. • Tiêu cực: - Tăng thêm gánh nặng nợ nần cho đất nước trong tương lai. Nếu đầu tư không hiệu quả thì không những ko đạt được mục tiêu mà còn làm mất mát thêm của cải mà xã hội sẽ tạo ra. - Vay nợ nước ngoài nhiều sẽ làm giảm trách nhiệm của chính phủ và dân cư. Thay vì khai thác nội lực, chính phủ sẽ lựa chọn đi va, khi vay được nguồn vốn lại sử dụng lãng phí và không có hiệu quả làm quốc gia đó rơi vào khủng hoảng. - Việc vay nợ tràn lan ko được tính toán kỹ lưỡng sẽ gây ra sự phụ thuộc của các nước con nợ với các nước chủ nợ. Các khoản nợ nước ngoài, nhất là ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc vì vậy các chính phủ cần có kế hoạch vay trả hợp lý để tránh tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài. - Việc vay nợ có thể dẫn đến phá hoạt nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Nguồn vốn đi vay nếu được sử dụng không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên và còn có thể gây ra tình trạng nợ nần trong tương lai. 5. Liên hệ thực tiễn Việt Nam 5.1 Tình hình nợ Việt Nam Hiện nay nợ nước ngoài của VN xuất phát từ ba nguồn chủ yếu sau: - Nợ ODA - Vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương - Phát hành trái phiếu quốc tế • NỢ ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những "kênh" vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN. Thực tế trong nhiều năm gần đây, nguồn vốn ODA đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội nước ta. Trong giai đoạn từ 1993-2010, tổng số vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết dành cho VN đạt tới hơn 64 tỉ USD. Riêng vốn cam kết của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho VN (CG) năm 2010 vào đầu tháng 12.2010 là 7,88 tỉ USD. Trong số 51 nhà tài trợ thường xuyên cho Việt Nam, có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương, có 3 nhà tài trợ cung cấp chủ yếu là Nhật Bản,Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chiếm khoảng 80% tổng giá trị ODA đã ký kết • VAY THƯƠNG MẠI - Chính phủ vay nợ nước ngoài về cho vay lại - Bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng Vay và trả nợ nước ngoài của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương • Phát hành trái phiếu quốc tế Đánh giá về tình hình nợ nước ngoài tại Việt Nam Các chỉ tiêu nợ nước ngoài của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần qua các năm,năm sau giảm hơn năm trước(ngoại trừ chỉ tiêu nợ dịch vụ).Đặc biệt trong giai đoạn 2008-nay,khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và xảy ra nhiều biến động trên thế giới thì nợ nước ngoài của Việt Nam không những không tăng mà còn có xu hướng giảm. Về chỉ tiêu nợ dịch vụ có xu hướng tăng theo các năm trong giai đoạn gần đây,điều này thể hiện xu thế tất yếu của tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.Đặc biệt trong năm 2006,năm đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với nền kinh tế VN,khi VN chính thức trở thành thành viên WTO.Kèm theo đó,các yếu tố thuận lợi từ việc gia nhập WTO đã dần thể hiện rõ nét,đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Trong hướng phát triển của nền kinh tế, yếu tố dịch vụ phải ngày càng gia tăng trong tỷ trọng thành phần của nền kinh tế. Nên việc yếu tố nợ dịch vụ ngày càng gia tăng trong nền kinh tế là đều tất nhiên, chúng ta phải “đi trước đón đầu”, phải gia tăng nợ dịch vụ để nền kinh tế tiến kịp với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. 5.2 Tình hình quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam • Cơ chế quản lý Hiện nay cả Bộ Tài chính (Bộ TC), Bộ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ KH & ĐT), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và một số cơ quan khác cùng được giao nhiệm vụ quản lý nợ Chính phủ mà không xác định được chính xác phạm vi hoạt động của từng đơn vị dẫn đến một số mâu thuẫn trong quản lý nợ tại các đơn vị liên quan: Quyết định số 151/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ của Vụ Ngân sách Nhà nước, đó là “Chủ trì phối hợp các đơn vị thống nhất quản lý nợ quốc gia”. Tuy nhiên, quy định này lại chồng chéo với nhiệm vụ quản lý nợ nước ngoài mà Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phân công cho Vụ Tài chính Đối ngoại tại Quy định số 163/2003/QĐ-BTC, theo đó Vụ Tài chính Đối ngoại có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính là “Thống nhất quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ, vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia”. Trách nhiệm trong quản lý tài chính các doanh nghiệp FDI tại Bộ Tài chính còn nhiều bất cập, nhất là trong khâu thẩm định giấy phép, phân công quản lý các lĩnh vực còn chồng chéo… dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý tài chính nhà nước các doanh nghiệp FDI Bên cạnh đó, một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình quản lý nợ Chính phủ là theo dõi và đánh giá các khoản nợ cũng bị chia sẻ giữa các cơ quan quản lý. Bộ KH & ĐT theo dõi, thống kê và đánh giá về ODA, trong đó có nợ, Vụ Tài chính Đối ngoại (Bộ TC) quản lý nợ nước ngoài, Kho bạc Nhà nước quản lý nợ trong nước. Các đơn vị này đều có sử dụng hệ thống quản lý nợ riêng biệt và thủ công nên các báo cáo về nợ Chính phủ hiện nay được xây dựng hoàn toàn do sự phối hợp số liệu của các đơn vị một cách thủ công và không đảm bảo sự chuấn xác. • Hiệu quả sử dụng nợ vay Trong những năm qua,nhiều dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao,phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế,tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế,về mặt xã hội các dự án góp phần xóa đói,giảm nghèo,gia tăng công ăn việc làm cho xã hội,cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.Các dự án điển hình: Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, Nhà máy Thủy điện sông Hinh, một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5,Quốc lộ 1A, cầu Mỹ Thuận… Trên thực tế khi tiến hành huy động vốn cần phải xây dựng các kế hoạch chi tiết về vay, sử dụng và trả nợ nhưng sử dụng vốn vay như thế nào lại liên quan đến tình hình thực tế. Điều đó dẫn đến nguồn vốn khi huy động thì rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn, nhưng tốc độ giải ngân thì chậm, ảnh hướng đến việc sử dụng vốn sao cho vừa đúng mục đích vừa thoả mãn nhu cầu cầu về vốn vừa làm cho đồng vốn sinh lời để trả nợ. Với đồng vốn giải ngân chậm mà không được đưa đồng vốn giải ngân vào sử dụng cho mục đích khác đã làm cho hiệu quả của nợ vay giảm rất nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay tốc độ giải ngân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 50%/năm. Thanh toán nợ của Việt Nam chỉ chiếm 28% GDP. Đây chính là một trong những vấn đề mà các nhà tài trợ mong muốn Việt Nam cần quan tâm cải thiện. Việc chậm giải ngân đồng nghĩa với tiến trình thực hiện chậm, vì thế lợi ích thu được hạn chế, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế câu 4: tỷ giá hối đoái: 1. Khía niệm, 2. Phân loại, 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tý giá hối đoái, 4. Tác động của tý giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế, 5. Trong bối cảnh hiện nay có nên giảm giá đồng Việt Nam hay không và giải thích? Trả lời: 1. Khái niệm: TGHĐ là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ của 1 quốc gia đước tính bằng đơn vị tiền tệ của 1 nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai loại đồng tiền của các quốc gia khác nhau. 2. Phân loại: • dựa vào phương tiện chuyển ngoại hối (tỷ giá điện hối, tỷ giá thư hối). • dựa vào phương tiện thanh toán (tỷ giá séc, hối phiếu trả tiền ngay, hối phiếu có kỳ hạn, chuyển khoản, tiền mặt). • dựa vào thời điểm mua bán ngoại hối (tỷ giá mở cửa, đóng cửa, giao nhận ngay) • vào nvụ KD (tỷ giá mua, tỷ giá bán) • vào chết độ qlý ngoại hối (tỷ giá chính thức, TG hối đoái thả nổi tự do, TG thả nổi có qlý, TG cố định) 3. Các nhân tố ảnh hưởng: • Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia: Tỷ lệ lạm phát của 1nước giảm 1cách tương đối so với nước ngoài trong điều kiện những nhân tố khác không đổi sẽ làm TGHĐ giứa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ giảm xuống và ngược lại. VD: LPVN tăng => giá ở VN tăng => nhu cầu NK hàng VN của Mỹ giảm => cầu VNĐ để thanh toán cho hàng VN giảm => cung USD giảm => đường cung USD dịch trái => TGHĐ sẽ tăng. • Mức tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước: TNQD của 1nước tăng lên 1cách tg đối với nc khác trong đk các nhân tố khác kô đổi sẽ làm nhu cầu NK của nc đó tăng lên, làm nhu cầu về ngoại hối tăng lên, làm TGHĐ tăng lên. VD: TNQD của Mỹ tăng, TNQD of VN ko đổi => ncầu NK hàng VN ở Mỹ tăng => cầu đồng VN giảm => cung đồng USD tăng => • Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Lsuất của 1nước tăng lên tg đối so với nc khác, trong đk các nhân tố khác ko đổi thì vốn ngắn hạn ở nước ngoài sẽ chảy vào nước đó nhằm thu phần chênh lệch do lãi suất tạo ra làm cung ngoại hối tăng, cầu ngoại hối giảm => tỷ giá giảm • Các yếu tố tâm lý: Nếu có rất nhiều ng tham gia vào thị trg ngoại hối cho rằng USD sẽ giảm giá trong thời gian tới (ntố # ko đổi) => cung USD tăng => cầu USD giảm (do người dân muốn bán trc khi nó giảm) => TGHĐ giảm • Sự can thiệp của chính phủ: Tác động trực tiếp đến cung cầu USD thông qua việc mua bán ngoại tệ (việc này phụ thuộc vào dự trữ ngoại hối của QG) Tác động gián tiếp: khuyến khích, hạn chế XNK, ĐTQT, du lịhc qtế, • Những nhân tố khác: Tâm lý, quan hệ kinh tế, khủng hoảng, chiến tranh 4. Tác động của TGHĐ: TGHĐ tăng tức giá trị đồng nội tệ giảm xuống so với đồng ngoại tệ • Tác động đến thương mại quốc tế: TGHĐ tăng lên có tác dụng khuyến khích xuất khẩu (vì cùng 1 lượng ngoại tệ thu được do XK có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng XK rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế). TGHĐ tăng có tác dụng hạn chế NK, vì lúc này hàng NK sẽ đắt hơn, nên các nhà NK hạn chế kinh doanh hàng NK, gây nên tình trạng khan hiếm NVL, vật tư, hàng hoá ngoại nhập, làm tăng giá các mặt hàng này, gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, nhất là những cơ sở chỉ dùng nguyên liệu nhập. • Tác động đến đầu tư quốc tế: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài khó khăn vì khi TGHĐ tăng thì giá trị đồng nội tệ giảm -> với một lượng ngoại tệ như cũ sẽ cần nhiều nội tệ hơn trước để đầu tư vì lúc này giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất đắt lên tương đối. Khuyến khích đầu tư vào trong nước, vì lúc này giá cả các yếu tố dịch vụ rẻ hơn tương đối so với trước ->hàng hoá sản xuất ra rẻ tương đối -> tăng doanh thu cho nhà đầu tư. • Tác động đến các QHĐTQT khác: Nợ nước ngoài, du lịch quốc tế, dịch vụ vẫn tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế 5. Trong bối cảnh hiện nay, không nên giảm giá đồng Việt Nam. Phá giá đồng nội tệ nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu. Xét hoàn cảnh của Việt Nam ta thấy. Thứ nhất: sản phẩm xuất khẩu là hàng công nhiệp của việt nam thì phần lớn các nguyên vật liệu để sản xuất các doanh nghiệp Việt Nam đều phải nhập khẩu (VD. Ngành dệt may và da dầy của Việt nam thì khoảng trên 80% nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất phải nhập khẩu). Mà phá giá đồng nội tệ lại hạn chế nhập khẩu. Vì vậy khi phá giá đồng nội tệ sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất => gây khó khăn cho qua trình sản xuất => hạn chế xuất khâu. Thứ hai: sản phẩm xuất khẩu là hàng nông lâm nghiệp, thủy hải sản và khoáng sản cũng như dầu thô, sản lượng của các mặt hàng này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Mặt khác, giá của các mặt hàng này lại phụ thuộc vào thị trường quốc tế, lên xuống thất thường. Vì vậy trong điều kiện hiện nay việt nam không nên phá giá đồng nội tệ. Câu 5: Thị trường ngoại hối: 1. khía niệm, 2. chức năng, 3. những đặc điểm chủ yếu, 4. thành phần tham gia? Trả lời: 1. Khái niệm: TTNH là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị thanh toán như ngoại tệ. 2. Chức năng: - Là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ (phục vụ cho chu chuyển, thanh toán trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và phi TMQT). - Là công cụ để NHTM có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. - Là công cụ tín dụng (việc cho vay và trả nợ). - Là công cụ giúp nhà đầu cơ, DN phòng ngừa rủi ro, thu lợi nhuận nếu dự đoán đc biến động của TGHĐ 3. Đặc điểm chủ yếu: - Là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế, phạm vi hoạt động của nó không chỉ ở một quốc gia ma trên phạm vi toàn thế giới. - Hoạt động liên tục suốt ngày đêm (24h/ngày) trên các khu vực khác nhau của thế giới. - Giá cả hàng hoá của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình thành một cách hợp lý, linh hoạt do quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định. 4. Thành phần tham gia TTNH - Các ngân hàng bao gồm: NHTƯ, NHTM và ngân hàng đầu tư • NHTƯ: kiểm soát, điều hành nhằm ổn định TTNH (có thể nâng or phá giá đồng nội tệ, MB ngoại tệ trực tiếp ) • NHTM: thực hiện mục tiêu KD ngoại hối + cung cấp dvụ cho khách hàng, môi giới để hưởng phí môi giới. - Các nhà môi giới (là trung gian trong giao dịch ngoại hối): • phải có giấy phép hoạt động của NHTƯ, tồn tại dưới dạng cty • thường chuyên môn hóa 1số đồng tiền - Các công ty xuyên quốc gia: • Mục đích: duy trì, giảm bớt nguy cơ thiệt hại do sự biến động TGHĐ • Ko mục đích KD - Các doanh nghiệp: • DN có nhu cầu MB trđổi ngoại tệ • chủ thể hình thành khối lg MB lớn nhất trên thị trg • chủ thể MB thông qua NH • ko mục đích KD mà phục vụ MB trao đổi - Các cá nhân: • công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán • M-B thông qua NH Câu 6: Cán cân thanh toán quốc tế: khái niệm, các bộ phận cấu thành và mối quan hệ giữa cán cân thường xuyên và thu nhập quốc dân. * Khái niệm:CCTTQT được hiểu là 1 bản ghi chép có hệ thống tất cả các giao dịch kinh tế giữa chủ thể của 1 quốc gia với các chủ thể của phần còn lại của thế giới trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). * Các bộ phận cấu thành: CCTTQT của 1 nước bao gồm: khoản mục thường xuyên (tài khoản vãng lai), khoản mục vốn, khoản mục dự trữ chính thức và khoản mục sai sót thống kê. + Khoản mục thường xuyên (tài khoản vãng lai): Những hoạt động phản ánh vào TK này: - XNK hàng hóa: máy móc, thiết bị, hàng nông sản, hàng tiêu dùng, - XNK dịch vụ: du lịch quốc tế, vận tải quốc tế, - Chuyển giao đơn phương: chuyển giao thu nhập, viện trợ không hoàn lại, quà tặng, biếu, kiều hối,… + Khoản mục vốn: Bao gồm tất cả các khoản vốn đầu tư, dịch chuyển trong tài sản của một nước ở nước ngoài và tài sản nước ngoài ở trong nước trừ các khoản dự trữ chính thức. [...]... mang tính chất quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định thỏa thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất định 2 Các loại hình liên kết kinh tế: Có 5 loại hình liên kết kinh tế: -Khu mậu dịch tự do -Liên minh thuế quan -Thị trường chung -Liên minh kinh tế -Liên minh tiền tệ a.Khu mậu dịch tự do: - Là hình thức liên kết kinh tế trong đó... EC sau 19 92 d.Liên minh kinh tế: - Là liêm minh quốc tế với một mức độ cao hơn về sự tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, tư bản và lao động giữa các nước thành viên - thống nhất biểu thuế quan chung cho các nước thành viên - thực hiện thống nhất các chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng mà ko bị chia cắt bởi biên giới lãnh thổ giữa các nước thành viên - Cùng nhau... một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa các nước (thay thế một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng nước) VD: EU sau 1994 e Liên minh tiền tệ: - Là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới lập một quốc gia kinh tế chung” của nhiều nước - Có những đặc điểm sau: + Xây dựng chính sách kinh tế chung, trong đó có chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại thương + Hình... IMF, WTO - Hiện này xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan - Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó nhu cầu về vốn và khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến là nhu cầu hàng đầu và cấp thiết - Trên thế giới đang hình thành các khu vực và các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị với các lợi ích đặc thù - Xu hướng... phải tiếp tục cải cách kinh tế phù hợp vơí yêu cầu của WTO Thứ sáu, Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền Thứ bảy, Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu là không đồng đều Những nước có nền kinh tế phát triển thấp hơn... chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - Tích cực rà soát, sửa đổi các quy định hiện hành về theo dõi, thống kê chính xác, đầy đủ các luồng vốn vào, ra khỏi Việt Nam, đảm bảo các luồng vốn này được thống kê phù hợp với phương pháp luận quốc tế và thông kê cán cân thanh toán và thực tiễn của Việt Nam Câu 8: 1 Khái niệm: Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong.. .- Vốn ngắn hạn: tiền gửi ko kỳ hạn, ngắn hạn, - Vốn dài hạn: đầu tư trực tiếp , đầu tư gián tiếp + Khoản mục dự trữ chính thức: - Thay đổi dự trữ của ngoại hối - Những khoản vay và cho vay giữa các ngân hàng TW cộng với các tổ chức tài chính quốc tế - Phản ánh toàn bộ thâm hụt và thặng dư của các tài khoản + Khoản mục sai sót thống kê: * Mối quan hệ giữa cán cân thường xuyên và thu nhập quốc dân:... vấn đề nhằm mục đích tự do hóa trong buôn bán về một hay một số hàng hóa - Các thỏa thuận: + Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch về một hay một số hàng hóa đó + Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa - dịch vụ + Mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn bán với quốc gia ngoài khối (tức là vẫn có chính sách ngoại thương riêng đối với các quốc. .. phức tạp - Việt Nam cần tranh thủ, tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong quá trình Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế Điều kiện và giải pháp Việt Nam tham gia có hiệu quả vào AFTA, ACFTA, WTO Điều kiện: Để tham gia có hiệu quả Vào AFTA, ACFTA, WTO thì Việt Nam cần: - Có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và thực thi nghiêm túc các điều luật có liên quan tới AFTA, ACFAT, WTO - Có các hàng... phải tuân thủ theo VD: EEC trước 19 92 c Thị trường chung: - Là hình thức phát triển cao hơn của liên kết kinh tế giữa các nước - Thỏa thuận thêm các điều kiện: + Xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước thành viên + Xây dựng cơ chế chung điều tiết thị trường của các nước thành viên + Tiến tới xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại chung trong quan hệ với . kết kinh tế: Có 5 loại hình liên kết kinh tế: -Khu mậu dịch tự do -Liên minh thuế quan -Thị trường chung -Liên minh kinh tế -Liên minh tiền tệ a.Khu mậu dịch tự do: - Là hình thức liên kết kinh. nợ. - Góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế thamgia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế và góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. • Tiêu cực: -. ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ QUỐC TẾ Câu 1: hệ thống tiền tệ quốc tế: khái niêm, phân loại và những đặc trưng chủ yếu Khái niêm: Hệ thống tiền tệ quốc tế là tập hợp các quy tắc, thể