1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Con chuồn chuồn - Lý chiều chiều pot

8 720 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 128,51 KB

Nội dung

Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ được tên bài hát, tên nhạc sĩ, tên vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.. - Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Lý chiều chiều" và b

Trang 1

GIÁO ÁN ÂM NHẠC

Dạy hát: Con chuồn chuồn

Nghe hát: Lý chiều chiều

Vận động theo nhạc: Vỗ tay theo tiết tấu chậm

Trò chơi âm nhạc: Trò chơi sol-mi

TIẾT 1

I Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên nhạc sĩ, tên vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc

- Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Lý chiều chiều" và biết được dân ca miền nào

- Trẻ chơi trò chơi một cách thuần thục

II Chuẩn bị:

- Đàn máy

- Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa

III Hướng dẫn:

Trang 2

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1 Ổn định giới thiệu:

- Cho trẻ chơi "Cùng nhau làm nhạc

sĩ"

- Hôm nay cô thấy lớp mình chơi rất

là giỏi nè, cô sẽ dạy cho các con một bài

hát mới có tựa đề là "Con chuồn chuồn"

của nhạc sĩ Vũ Đình Lê

- Trẻ chơi

- Trẻ chú ý nghe

2 Tiến hành:

a Dạy hát:

- Lần 1: Hát + đàn

- Đàm thoại:

• Bài hát này nói về điều gì vậy

các con?

- Đúng rồi bài hát này nói về con

chuồn chuồn bay trong nắng sớm, bay

khắp sân trường và bay nhanh giống như

máy bay bay

- Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ +

đàn

=> Cô lưu ý sửa sai những chỗ nào

- Trẻ thích thú khi nghe cô hát

- Bài hát nói về con chuồn chuồn

- Trẻ hát theo nhịp tay của cô (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân)

- Mời một trẻ

Trang 3

trẻ hát chưa tốt về cao độ, trường độ và

sự ngưng nghỉ

- Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát

b VĐTN:

- Bạn nào nhớ vỗ tay theo tiết tấu

chậm là vỗ như thế nào?

- À, đúng rồi vỗ tay theo tiết tấu

chậm là mình vỗ 3 nhịp sau đó mình

ngưng Các con nhớ khi các con kết hợp

với bài hát không nên đếm Các con biết

vì sao không? => Vì nếu mình đếm thì

không hát lời của bài hát được

- Bây giờ lớp mình lắng nghe cô hát

và vỗ tay bắt đầu vào chữ gì nha!

- Lần 1: Cô hát + vỗ tay theo tiết tấu

chậm (không giải thích)

- Thế bạn nào biết cô bắt đầu vỗ tay

vào từ nào?

- À, đúng rồi cô bắt đầu vỗ tay vào từ

"con" và kết thúc bài hát cô mở tay ra

vào chữ gì?

- Vận động theo yêu cầu của cô (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân) (trẻ sử dụng trống lắc, phách tre để vận động)

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Cô bắt đầu vỗ vào từ "con"

- Kết thúc bài cô mở tay ra vào chữ "bay"

- Trẻ vỗ tay theo yêu cầu của cô (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân)

- Trẻ chơi

- Trẻ chú ý nghe

Trang 4

- Lần 2: Cô hát + vỗ tay theo tiết tấu

chậm (giải thích)

- Đầu tiên cô vỗ vào từ "con" và kết

thúc bài cô mở tay ra vào từ "bay"

- Lần 3: Trẻ vỗ theo yêu cầu của cô

c TCÂN:

- Cô hỏi trẻ luật chơi, cách chơi

- Các con chú ý không chen lấn khi

chơi

- Cho trẻ chơi 2-3 lần, cô nhận xét

sau mỗi lần chơi

d Nghe hát:

- Cô hát cho các con nghe bài "Lý

chiều chiều"

- Lần 1: Cô hát + đàn

=> Cô hỏi lại trẻ tên bài hát vừa nghe?

Thuộc dân ca nào?

- Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ +

đàn

=> Hỏi trẻ nội dung của bài vừa nghe?

- À, đúng rồi bài hát này nói về một

- Dạ, "Lý chiều chiều" của dân ca Nam Bộ

- Trẻ chú ý cô

- Nội dung: Vì thương cô gái gánh nước nặng nhưng không than vãn một lời

Trang 5

người vào mỗi buổi chiều ra đứng ở lầu Tây lúc nào cũng thấy một cô gái hai vai gánh nước nặng mang về tưới cây ngô Người đó cảm thấy rất thương cô nàng

vì cô gánh nặng nhưng không hề than thở một lời

3 Kết thúc:

- Nhận xét, tuyên dương

Trang 6

TIẾT 2

I Mục đích yêu cầu:

- Trẻ trả lời được tên động tác, tên vận động, hát chính xác, vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm đúng

- Trẻ nhớ và trả lời được tên bài hát được nghe

- Giáo dục trẻ trật tự trong khi học, vận động tốt

II Chuẩn bị:

- Như tiết 1

III Hướng dẫn:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1 Ổn định giới thiệu:

- Cho trẻ chơi trò chơi "Con thỏ"

- Cho trẻ đoán bài hát qua giai điệu

2 Tiến hành:

a Dạy hát:

- Lần 1: Một trẻ hát + Đàn

- Đàm thoại:

- Trẻ chơi

- Bài hát có tựa đề là "Con chuồn chuồn" của tác giả Vũ Đình Lê

- Mời một trẻ hát múa

Trang 7

• Mỗi buổi sáng con chuồn

chuồn thức dậy bay ở đâu?

• Con chuồn chuồn bay trong

nắng sớm và bay lướt ở đâu?

• Rồi từng đàn đua nhau bay đi

đâu? Và lướt giống như gì nè?

- Lần 2: Cô cùng trẻ hát + Đàn

- Lần 3: Cô cho trẻ hát thuộc, diễn

cảm

b VĐTN:

- Trẻ hát + vỗ tay theo tiết tấu chậm

theo yêu cầu của cô

c TCÂN:

- Một buổi sáng con chuồn chuồn thức dậy bay trong nắng sớm

- Con chuồn chuồn bay trong nắng sớm

và bay lướt trong sân trường

- Rồi từng đàn đua nhau tới và lướt như tàu bay

- Trẻ hát cùng với cô

- Trẻ hát theo yêu cầu của cô: cả lớp, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái,cá nhân

- Lần 1: Mời một trẻ vỗ tay

- Lần 2: Cả lớp hát + vỗ tay

- Lần 3: Nhóm bạn trai + vỗ tay

- Lần 4: Nhóm bạn gái + vỗ tay

- Lần 5: Cá nhân + giáo cụ âm nhạc

- Trẻ nhớ và nhắc lại cách chơi, luật chơi

- Một trẻ lên và điều khiển trò chơi một cách thuần thục

Trang 8

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật

chơi của trò chơi "sol - mi" thỏ đổi lồng

- Cô cho một trẻ lên và cô hướng dẫn

trẻ điều khiển trò chơi hoặc hát một bài

hát khi có hiệu lệnh thì trẻ đổi lồng

- Cho trẻ chơi 3-4 lần, cô nhận xét

sau mỗi lần chơi

d Nghe hát:

- Cô đàn cho trẻ đoán tên giai điệu

của bài hát đó là gì? Của dân ca nào?

- Lần 1: Cô hát + đàn

- Bài hát này nói về điều gì?

- Lần 2: Cô hát + nhạc cụ gõ (gõ

theo tiết tấu phối hợp) + mở đàn

- Trẻ thích thú khi chơi

- Bài hát " Lý chiều chiều" của dân ca Nam Bộ

- Bài hát này nói về sự đồng cảm của một người đối với cô gái gánh nước nặng mà không hề than vãn một lời

3 Kết thúc:

- Nhận xét, tuyên dương

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w