Dạy con trẻ quản lý tiền túi potx

6 508 0
Dạy con trẻ quản lý tiền túi potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dạy con trẻ quản lý tiền túi Trẻ em cần học cách quản lý tiền bạc. Hãy cấp cho con của bạn một khoản tiền bỏ túi, nhưng phải đảm bảo việc làm của bạn đúng ý nghĩa của nó. ở thời buổi kim tiền này, nhiều trẻ em dường như thừa thãi tiền bạc. Theo nghiên cứu của giáo sư James McNeal thuộc truờng đại học A&M ở Texas, cứ mỗi ba tháng, trẻ em từ 4- 12 tuổi đã tiêu khoảng 6 tỉ USD số tiền riêng của chúng. Nguời ta tự hỏi không biết các bậc phụ huynh làm thế nào để dạy dỗ con em mình hiểu rõ giá trị của đồng tiền. Câu trả lời thật đơn giản: Hãy cấp cho chúng một khoản tiền túi, cô Elizabeth Lewin, tác giả quyển sách Những cách đơn giản giúp trẻ trở thành nguời quản lý tài chính, nói: "Đó là công cụ hữu hiệu nhất để dạy cho trẻ khả năng quản lý tiền bạc". Khái niệm cơ bản trên - cho tiền con cái vào những dịp đặc biệt - thật dễ hiểu, song thực hiện thì không dễ dàng như bạn nghĩ. Duới đây là những cách để thực hiện điều đó: Đặt ra những nguyên tắc cơ bản Từ 6-7 tuổi là lứa tuổi thích hợp để bắt đầu đuợc cho tiền. Vào lứa tuổi này, trẻ em biết đếm và có những khái niệm sơ đẳng về tiền bạc. Tuy nhiên, một đứa trẻ 5 tuổi, đặc biệt là có anh chị em ruột, cũng có thể đuợc phát tiền. Cho bao nhiêu thì vừa? Tốt nhất là bắt đầu bằng món tiền nhỏ. Theo kinh nghiệm, số tiền vừa phải là một nửa đô la cho một tuổi (một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy trung bình trẻ em từ 6 đến 8 tuổi tiêu khoảng 2,57 đô la mỗi tuần. Lập kế hoạch quản lý ngay từ lúc đầu. Chẳng hạn như lên một danh sách ngắn gọn gồm những thứ theo ý thích của trẻ, ví dụ như bài Pokémon hay là những gói snack, và hạn chế chúng tiêu xài ngay cho những thứ này. Sau một thời gian, những thứ hấp dẫn ngoài dự kiến phát sinh, cùng với những lời nài nỉ, bạn có thể ghi thêm vào danh sách. Xác định rõ những món đặc biệt mà trẻ không đuợc phép mua, đó là những thứ bạn không cho phép mua, bất kể là ai trả tiền. Thế rồi, hãy chi tiết hóa thời gian mà trẻ cần để chuẩn bị thanh toán hóa đơn của chúng. "Ví dụ, hãy cho trẻ biết rằng khi đi cùng cha mẹ đến cửa hiệu đồ chơi để mua một món quà sinh nhật cho bạn bè, chúng sẽ phải sử dụng khoản tiền riêng của mình, nếu muốn mua một món nào theo ý thích", Janet Bodnar, tác giả cuốn sách Những đồng đô la và cảm giác của trẻ nói. Lũ trẻ sẽ tiêu phéng khoản tiền ngay từ đầu tuần, do vậy, hãy nhớ quy luật chính của việc cấp tiền: không bảo lãnh cho trẻ. Những chiếc bánh ngon có bắt mắt lũ trẻ vào ngày thứ Năm cũng phải chờ đến Chủ Nhật. Nếu bạn không đành lòng, có thể cho chúng thiếu nợ nhưng phải đảm bảo hoàn trả lại cho bạn. Dĩ nhiên mục đích của cuộc luyện tập này không chỉ dạy cho trẻ biết cách xài tiền riêng mình mà còn dạy cho trẻ cách tiết kiệm. Đó là lý do tại sao bạn cần phải để lại một ít tiền thừa trong khoản tiền chu cấp đều đặn ấy, nhờ đó trẻ còn có chút đỉnh tiền để dành lại cho những việc mua sắm về sau. Bạn cần giúp trẻ lập ra những mục đích thiết thực, thậm chí có thể cắt hình ảnh của món đồ mà chúng ao uớc dán ngay trên tủ lạnh. Đứa trẻ càng nhỏ, khoảng thời gian chờ đợi càng ngắn. "Đối với trẻ 5, 6 tuổi chỉ nên dành dụm tiền để mua một thứ gì đó trong vòng vài tuần, chứ không nên để lâu tới vài tháng", Lewin nói. Trẻ có phải làm việc để có khoản tiền đó? Nên hay không nên gắn khoản tiền chu cấp vào những công việc lặt vặt, là một câu trả lời tiến thoái luỡng nan. Một số ý kiến cho rằng lũ trẻ chỉ đuợc nhận khoản chu cấp khi chúng hoàn tất những công việc cụ thể trong nhà. Nói cách khác, trẻ sẽ nhận thức ra: "Chỉ có thể nhận tiền khi thức dậy sớm", cô Kaela Austin, một chuyên gia tư vấn về hôn nhân gia đình và con cái ở Los Angeles nói. Một số nguời khác cho rằng trẻ em nên làm những công việc lặt vặt đơn giản chỉ vì chúng là những thành viên trong gia đình. Một đề nghị trung dung cho rằng trẻ đuợc nhận khoản chu cấp không cần phải kèm theo công việc nhưng trẻ phải hoàn thành bổn phận của mình. Tuy nhiên, điều cuối cùng là hãy để mắt đến hiệu quả của việc chu cấp tiền. Amy Nathan, ở New York, tác giả cuốn sách Tiền của trẻ em, nói: "Đừng có câu nệ trong việc cấp phát khoản tiền như thế nào. Việc quan trọng là hãy tìm ra một phuơng thức thích hợp với chính bạn và kiên trì tuân thủ". Sau đây là những điều nên và không nên khi cho con trẻ tiền túi. Nên - Xác định rõ lý do phải cấp tiền túi cho con. - Số tiền cho con phải phù hợp với nhu cầu thực tế. Nên lập một danh sách có kèm giá cụ thể của những món hàng mà con trẻ thuờng phải mua, cộng thêm một ít tiền dự phòng. - Tăng tiền túi mà không đợi con phải hỏi xin nếu giá cả các món hàng thuờng phải mua tăng lên. - Cùng con kiểm tra xem xét sổ chi tiêu của chúng để có huớng điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết. - Trao đổi và huớng dẫn cho con những cách thức có thể làm tăng số tiền túi của chúng, thí dụ như đầu tư hay gửi tiết kiệm. Không nên - Sử dụng nó như một phuơng tiện trách phạt. - Cho con tiền theo số tiền mà bạn bè hay anh chị em họ của chúng đuợc cấp. - Quên đưa tiền cho con hay thiếu nợ chúng. - Phê phán chúng về cách sử dụng tiền túi, miễn là chúng không tiêu xài quá tay. - Để chúng vòi vĩnh thêm tiền ngoài phần tiền túi đã đuợc cấp. Tại sao chúng ta nên cho con cái tiền túi? Tiền túi là một phuơng cách giúp trẻ có thể tự làm chủ lấy mình. Thông qua đó, chúng ta có thể dạy chúng cách tự lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và thậm chí cả đầu tư nữa. Một đứa trẻ sẽ không thể học cách quản lý tiền bạc nếu chúng ta cho chúng tiền một cách ngẫu hứng. Hãy bắt đầu bằng cách lập một danh sách cụ thể những khoản chi thật sự cần thiết của bọn trẻ, thí dụ như tiền đi chơi cuối tuần, tiền quà vặt, tiền ăn trưa nếu phải học hai buổi và tiền quà sinh nhật. Nhận biết khoản chi nào thật sự cần thiết Liệt kê một danh sách những khoản cần chi và bàn bạc với trẻ về chi phí của khoản chi đó. Sau đó yêu cầu trẻ nêu ra những khoản chi nào là bất biến, thí dụ như tiền ăn trưa và những khoản có thể thay đổi như tiền quà vặt. Sau đó đề nghị chúng sắp xếp danh sách này theo thứ tự ưu tiên. Cấp đủ số tiền phải chi cho những khoản đã đuợc thỏa thuận. Và chỉ có thế mà thôi. Nếu chúng tiêu ít hơn, thì có thể dùng phần còn lại gửi tiết kiệm hay mua món gì đó mà chúng thích. Nếu chúng vung tay quá trán thì chúng phải chịu hậu quả. Điều này hoàn toàn khác cách cho tiền ngẫu hứng không dựa trên lập luận cụ thể nào. Khi đã lập danh sách chi tiêu, nên cùng con xem xét lại mỗi tuần hay mỗi tháng đối với trẻ lớn hơn. Để ý xem danh sách này đã hợp lý chưa và điều chỉnh số tiền tiêu vặt cho phù hợp. Có thể dạy trẻ cách sử dụng những phần mềm tài chính để theo dõi chi tiêu. Khi trẻ lỡ tiêu xài quá trớn và cần tiền trong truờng hợp khẩn cấp thì có thể cho chúng vay. Dạy trẻ cách tiết kiệm Ngay từ đầu, hãy thông báo rằng bạn luôn sẵn sàng thảo luận về việc tăng tiền tiêu vặt, cấp những khoản tiền đột xuất cho chúng hay cho chúng vay nợ ngắn hạn. Hãy giải thích cho chúng biết rằng, để có thể đạt đuợc sự chấp thuận của bạn mỗi khi muốn đuợc hỗ trợ thêm, chúng phải đưa ra đuợc những lý lẽ thuyết phục dựa trên nhu cầu có thật, tình hình thị truờng hay các lý do hợp lý khác. Nếu chúng thật sự khó khăn thì cha mẹ cần giúp đỡ. Thông qua tình huống này, chúng có thể học đuợc kỹ năng đàm phán và cách tự khẳng định mình. . Dạy con trẻ quản lý tiền túi Trẻ em cần học cách quản lý tiền bạc. Hãy cấp cho con của bạn một khoản tiền bỏ túi, nhưng phải đảm bảo việc làm của bạn đúng ý nghĩa của nó. ở thời buổi kim tiền. giúp trẻ trở thành nguời quản lý tài chính, nói: "Đó là công cụ hữu hiệu nhất để dạy cho trẻ khả năng quản lý tiền bạc". Khái niệm cơ bản trên - cho tiền con cái vào những dịp đặc. không chỉ dạy cho trẻ biết cách xài tiền riêng mình mà còn dạy cho trẻ cách tiết kiệm. Đó là lý do tại sao bạn cần phải để lại một ít tiền thừa trong khoản tiền chu cấp đều đặn ấy, nhờ đó trẻ còn

Ngày đăng: 02/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan