KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1.Các phương thức quản lý chất lượng 1.1 Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra nhằm sàng lọc và loại ra bất cứ bộ phận, chi tiết nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật. Trong kiểm tra người ta quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và hoạt động kiểm tra nhằm so sánh đặc tính sản phẩm với tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm đã được định trước, tiêu chuẩn này có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cũng có thể không. - Kiểm tra bắt đầu từ những năm 1920. - Kiểm tra toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm nhằm loại bỏ các phế phẩm. - Cần kiểm tra 100% số lượng sản phẩm thỏa mãn nhưng điều kiện sau: Kiểm tra được tiến hành một cách tin cậy, không sai sót. Chi phí kiểm tra phải ít hơn phí tổn do sản phẩm khuyết tật và nhưng thiệt hại gây ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng. Việc kiểm tra không ảnh hưởng đến chất lượng. 3.2 Kiểm soát chất lượng: - Là các hoạt động, kỹ thuật nhằm thực hiện các kế hoạch, mục tiêu chất lượng đáp ứng các yêu cầu chất lượng. - Trong kiểm soát chất lượng, người ta quan tâm đến nhu cầu và mong đợi của khách hàng về chất lượng sản phẩm được tuyên bố, tiềm ẩn hay bắt buộc. Điều này có nghĩa là kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng không. - Kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau đây: Con người Phương thức và quá trình Đầu vào Thiết bị Môi trường Việc thực hiện “Kiểm soát chất lượng” xuất phát từ “kiểm tra chất lượng sản phẩm” . Đó là thực hiện công việc đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của sản phẩm và so sánh. Đảm bảo chất lượng: - Các hoạt động nhằm đem lại lòng tin cho khách hàng bên ngoài và nội bộ về việc các sản phẩm sẽ đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu. - Nhà sản xuất phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả và hiệu lực và cung cấp các bằng chứng để chứng tỏ điều đó cho khách hàng! - Mục đích của đảm bảo chất lượng trước hết phải hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng. - Khách hàng đến với nhà cung ứng để xây dựng các hợp đồng mua bán là dựa trên hai yếu tố: giá cả và sự tín nhiệm. Đảm bảo chất lượng mang tính phòng ngừa.Thực chất là một hệ thống được xây dựng để kiểm soát những hành động tại tất cả các công đoạn, từ thiết kế, mua hàng, sản xuất đến bán hàng và dịch vụ đi kèm nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Đảm bảo chất lượng được áp dụng đầu tiên trong ngành công nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao sau đó phát triển ra nhiều lĩnh vực khác. . KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1.Các phương thức quản lý chất lượng 1.1 Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra nhằm sàng. hưởng đến chất lượng. 3.2 Kiểm soát chất lượng: - Là các hoạt động, kỹ thuật nhằm thực hiện các kế hoạch, mục tiêu chất lượng đáp ứng các yêu cầu chất lượng. - Trong kiểm soát chất lượng, người. các yếu tố sau đây: Con người Phương thức và quá trình Đầu vào Thiết bị Môi trường Việc thực hiện “Kiểm soát chất lượng xuất phát từ “kiểm tra chất lượng sản phẩm” . Đó là thực hiện