1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập Kế toán chi phí sản xuất Công ty xi măng Hải Phòng pot

84 583 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

1.1.2Phân loại chi phí sản xuất Do đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh hàng ngày gắn liền với vị trí sản xuất,từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất kinh doanh,việc tổng hợp t

Trang 1

B¸o c¸o

Thùc tËp tèt nghiÖp

§Þa ®iÓm thùc tËp : C«ng ty Xi M¨ng h¶i phßng

Gi¸o viªn h−íng dÉn : ViÖn tr−ëng NguyÔn kim Truy

Sinh viªn : NguyÔn thÞ kim Ngäc

Líp : k1 KÕ to¸n doanh nghiÖp

KIDTTX 1995-1999 H¶i phßng

1

Trang 2

Lời mở đầu

Nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh găy gắt đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng phải tự vận động vươn lên tìm chỗ đứng trên thị trường.Việc tiêu thụ sản phẩm là thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Như vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải phải tìm cho mình những biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.Và giảm chi phí,hạ giá thành sản phẩm được các doanh nghiệp coi là biện pháp hữu hiệu nhất

Xét trong phạm vi một doanh nghiệp,giá thành sản phẩm thấp

là điều kiện để xác định giá bán hợp lý,từ đó không những giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm mà còn tạo điều kiện tái sản xuất giản đơn và mở rộng quá trình sản xuất.Vì vậy song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm,doanh nghiệp còn phải tìm mọi cách để giảm giá thành sản phẩm

Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế,hạ giá thành sản phẩm các doanh nghiệp sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội,tăng tích luỹ cho nền kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước

Vậy thì vấn đề hạ giá thành sản phẩm nó không còn là vấn đề của sản xuất mà nó mang tính xã hội

ý thức được điều đó Công ty xi măng Hải phòng luôn tìm mọi cách để đầu tư chiều sâu,lấy chất lượng sản phẩm,hạ giá thành sản phẩm là phương châm hoạt động sản xuất của mình.Sản phẩm của công ty đã và đang được khách hành biết đến và tín nhiệm trong thị trường cả nước.Đóng góp một phần trong sự thành công này của công

ty là công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí và giá thành nói riêng.Trong nhiều năm qua công ty đã không ngừng cố gắng trong việc cải tiến phương pháp kế toán phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay, phù hợp với việc đổi mới chế độ kế toán của nhà nước Song để công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí và giá thành nói riêng trở thành công cụ quản lý đắc lực hơn thì công tác này còn có một số mặt cần củng cố và hoàn thiện

Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn như vậy tại công ty xi măng Hải Phòng tôi chọn đề tài :

2

Trang 3

"KÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm ë c«ng

ty xi m¨ng H¶i phßng " cho bµi b¸o c¸o thùc tËp cña m×nh

Bµi b¸o c¸o thùc tËp ®−îc chia thµnh ba phÇn chung

PhÇn I : Nh÷ng lý luËn chung vÒ kÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt vµ

tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm trong doanh nghiÖp s¶n xuÊt

PhÇn II: Tæng quan vÒ c«ng ty xi m¨ng H¶i Phßng vµ thùc tr¹ng

kÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n xuÊt s¶n phÈm t¹i c«ng ty xi m¨ng H¶i Phßng

I Qóa tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c«ng ty xi m¨ng H¶i Phßng

II C«ng t¸c tæ chøc kÕ to¸n t¹i c«ng ty xi m¨ng H¶i Phßng

III H¹ch to¸n chi phÝ vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n xuÊt s¶n phÈm cña c«ng

Trang 4

động kinh doanh.Kết hợp với thu nhập đem lại nhà quản lý còn có thể biết được kết quả sản xuất kinh doanh như thế nào

I Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm

1.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.Chi phí sản xuất

Trong quá trình tạo ra sản phẩm mỗi doanh nghiệp đều phải tiêu hao các loại nguyên nhiên vật liệu và phải chịu sự hao mòn công cụ,máy móc thiết bị,phải trả tiền lương,tiền công cho công nhân viên chức của doanh nghiệp.Đó là những tiêu hao về lao động vật hóa và lao động sống mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm

Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá thì biểu hiện bằng tiền những hao phí vật hoá và lao động sống cần thiết của doanh nghiệp phải chi ra trong kỳ để tiến hành sản xuất ra sản phẩm được gọi là chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắnliền với quá trình sản xuất sản phẩm,nhưng để phục vụ cho quản

lý và hạch toán kinh doanh,chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ : hàng tháng,quý,năm phù hợp với kỳ báo cáo Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ

Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là quá trình chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất

định,nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh

4

Trang 5

1.1.2Phân loại chi phí sản xuất

Do đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh hàng ngày gắn liền với vị trí sản xuất,từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất kinh doanh,việc tổng hợp tính toán chi phí sản xuất cần đ−ợc tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí,tính toán đ−ợc kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất Việc phân loại chi phí sản xuất

có tác dụng kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm,nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm,nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau,chi phí của doanh nghiệp đ−ợc chi ra nhiều loại khác nhau

*Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung , tính chất kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này ta căn cứ vào tính chất,nội dung kinh

tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào,ở đâu

và mục đích,tác dụng của chi phí nh− thế nào

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất đ−ợc chia làm các yếu

tố chi phí sau:

Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nhân công

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí dịch vụ mua ngoài

5

Trang 6

nào.Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra các khoản mục sau:

Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung :

+ Chi phí nhân viên

+ Chi phí vật liệu

+ Chi phí dụng cụ sản xuất

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí bằng tiền khác

*Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm , công việc lao vụ sản xuất trong kỳ

Chi phí sản xuất được chia làm :

Chi phí khả biến và chi phí cố định

*Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được chia thành :

Chi phí trực tiếp

Chi phí gián tiếp

*Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành củachi phí

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chi thành : Chi phí

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tièn toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định

Giá thành sản xuất sản phẩm được tính toántheo từng loại sản phẩm dịch vụ cụ thể hoàn thành ( theo từng đối tượng tính giá thành)

6

Trang 7

và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất, tức là thành phẩm hoặc hoàn thành một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định,tức là nửa thành phẩm

1.2.2.Phân loại giá thành

Việc phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản

lý tốt giá thành sản phẩm Dựa vào tiêu thức khác nhau mà ta phân thành các loại giá thành khác nhau

*Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

Theo cách này giá thành được chia thành :

+Giá thành kế hoạch: giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch

là giá thành mà các doanh nghiệp lấy đó làm mục tiêu phấn đấu , nó

là căn cứ để so sánh , phân tích , đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

+Giá thành định mức : là giá thành sản phẩm được tính trên cơ

sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp,là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư,tài sản,lao động trong sản xuất

Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch

+ Giá thành thực tế : là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm,dịch vụ Giá thành thực tế được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp trong thời kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã đã sản xuất ra trong

kỳ Giá thành thực tế là cơ sở xác định kết quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

*Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán

Theo cách phân loại này,gía thành sản phẩm được chia thành hai loại :

+Giá thành sản xuất bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung tính cho công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành.Giá thành sản xuất của doanh nghiệp

7

Trang 8

là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh

nghiệp sản xuất

+Giá thành toàn bộ

Giá thành = Giá thành + Chi phí + Chi phí

toàn bộ sản xuất bán hàng QLDN Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán xác định khi sản

phẩm,công việc lao vụ được tiêu thụ Giá thành toàn bộ của sản phẩm

là căn cứ để tính toán , xác định lãi trước thuế lợi tức của doanh

nghiệp

2.Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật

thiết với nhau nhưng phạm vi và nội dung của chúng có những điểm

khác nhau

Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản xuất Nhưng không

phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào

giá thành sản phẩm trong kỳ

Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong kỳ nhất

định (tháng,quý,năm)không tính đến những chi phí liên quan đến số

sản phẩm đã hoàn thành hay chưa Giá thành sản phẩm là giới hạn số

chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm ,dịch vụ hoàn

thành

Chi phí sản xuất tính cho một kỳ ,còn giá thành sản phẩm liên

quan đến chi phí sản xuất của kỳ khác chuyển sang,chi phí phát sinh

kỳ này, chi phí chuyển sang kỳ sau

Chi phí sản xuất không gắn liền với khối lượng,chủng loại sản

phẩm hoàn thành,trong đó giá thành sản phẩm lại liên quan đến số

lượng,chủng loại đã hoàn thành

II.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối

tượng tính giá thành

1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các loại chi phí được tập

trung trong một giới hạn nhất định nhằm phục vụ yêu cầu kiểm tra

giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.Giới hạn tập hợp chi phí

sản xuất kinh doanh có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng,bộ

phận,giai đoạn công nghệ hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí

8

Trang 9

(sản phẩm nhóm sản phẩm,chi tiết sản phẩm ) Việc xác định đối tượng kế toán sản xuất thực chất là xác định nơi gây ra chi phí và

đối tượng chịu chi phí

Để xác định được đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào :

+Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, sản xuất giản đơn hay phức tạp,quá trình sản xuất liên tục hay kiểu song song

+Loại hình sản xuất : sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt

+Đặc điểm tổ chức sản xuất : có hay không có phân xưởng,bộ phận công trường sản xuất

Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp

+Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp

2 Đối tượng tính gía thành

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính gía thành sản phẩm.Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm,công việc lao vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành phải dựa vào căn cứ sau :

+Cơ cấu sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ.Những quy trình công nghệ giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ.Nhữngquy trình công nghệ phức tạp,mỗi giai đoạn là một chi tiết sản phẩm có thể bán ra ngoài thì đối tượng tính giá thành có thể là chi tiết hoặc bán thành phẩm hoàn thành ở mỗi giai đoạn

+Trình độ,khả năng quản lý của doanh nghiệp.Tuỳ vào đặc

điểm,tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà căn cứ một cách tổng hợp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp

3.Phân biệt đối tượng tính giá thành và đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Đối tượng tính gíá thành và đối tượng kế toán chi phí giống nhau ở bản chất chung vì chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất,theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý,phân

9

Trang 10

tích và kiểm tra chi phí và giá thành Nhưng chúng có điểm khác nhau :

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất thường rộng hơn đối tượng tính giá thành.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nơi phát sinh chi phí (phân xưởng đội trại,bộ phận sản xuất )và nơi gánh chịu chi phí (sản phẩm,nhóm sản phẩm,chi tiết sản phẩm )còn đối tượng tính giá thành chỉ là nơi gánh chụi chi phí mà thôi Tuy đối tượng tính giá thành và đối tượng kế toán chi phí có khác nhau về nội dung nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ mối quan

hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành:Đối với các doanh nghiệp

có quy trình sản xuất giản đơn thì chi phí tập hợp được chính là giá thành sản phẩm.Đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ra nhiều loại sản phẩm chính hoặc một loại sản phẩm có nhiều quy cách,phẩm chất khác nhau thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành.Đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nhưng qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành bao gồm nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Xác định đối tượng kế toán chi phí để mở các tiểu khoản,các sổ chi tiết, tổ chức công tác ban đầu,tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết từng đối tượng,còn việc xác định đối tượng tính giá thànhlà căn

cứ để kế toán mở các phiếu tính giá thành sản phẩm tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng

Mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng kế toán chi phí sản xuất quyết định đến việc lựa chọn phương pháp tính giá thành

là một yêu cầu cấp bách.Để đáp ứng những yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,kế toán có nhiệm vụ sau :

+Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất , đặc điểm

tổ chức sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ,xác định đối tượng

và phương pháp tính giá thành phù hợp

10

Trang 11

+Tổ chức hợp lý và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp đối với từng loại chi phí,tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí và theo yếu tố chi phí quy định

+Thường xuyên đối chiếu,kiểm tra và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp,các dự toán chi phí đối với chi phí sản xuất chung,chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp,đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế

+Định kỳ báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ

sử dụng nhằm thực tập hợp,hệ thống hoá các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cuă doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định vào các tài khoản kế toán và phân chia những chi phí đó theo yếu tố chi phí,khoản mục chi phí theo đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Tuỳ theo từng phương pháp phân loại chi phí sản xuất kế toán vận dụng những phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí thích hợp

Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp

và phương pháp gián tiếp

+Phương pháp trực tiếp : Phương pháp này được áp dụng cho các chi phí trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán chi phí sản xuất Đối với phương pháp này thì ngay từ khâu kế toán ban

đầu,các chứng từ đã phải ghi chép riêng rẽ chi phí phát sinh cho từng

đối tượng.Kế toán căn cứ vào các chứng từ đó tập hợp trực tiếp cho

đối tượng kế toán chi phí sản xuất có liên quan

+Phương pháp gián tiếp : phương pháp này được áp dụng cho các chi phí gián tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Kế toán tiến hành phân bổ theo các bước sau :

-Chọn tiêu thức phân bổ

11

Trang 12

Một doanh nghiệp cần chọn cho mình một tiêu thức phân bổ thích hợp để tính giá thành Một tiêu thức được coi là hợp lý và khoa học phải đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số chi phí cần phân bổ và tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ Trong đó tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ phải dễ tính toán , nếu có sẵn càng tốt ,

tỷ trọng của nó phải tương đối lớn trong giá thành

T là đại lượng của tiêu thức phân bổ i

-Tính mức chi phí phan bổ cho từng đối tượng

Ci = Ti * H

trong đó Ci là chi phí phân bổ cho đối t ượng i

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp

có thể lựa chọn một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho : phương pháp kiểm kê định kỳ , kê khai thương xuyên

1.Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn

*Đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai

thường xuyên

Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

là phương pháp kế toán theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục

có hệ thống tình hình xuất nhập,tồn kho vật tư hàng hoá trên sổ kế toán Mọi tình hình bién động tăng giảm và số hiện có của vật tư hành hoá được phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho (tk 152,tk 153,tk154 , tk 156 ) Khi áp dụng phương pháp này thì doanh nghiệp có thể giám đốc chặt chẽ tình hình tăng giảm vật tư hàng hoá trên sổ kế toán có thể được xác định tại một thời kỳ nào đó trong kỳ

kế toán.Nhưng khi áp dụng phương pháp này thì khi khối lượng hạch toán nhiều và phức tạp.Do vậy phương pháp này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có mặt hàng có giá trị lớn

* Phương pháp kế toán

12

Trang 13

Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,sử dụng tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Tài khoản này có kết cấu

Tk 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang -DDK : *** - Giá thành thực tế của sản

- Chi phí sản xuất đã tập phẩm hoàn thành

hợp trong kỳ

-DCK : Chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ

Tài khoản 154 được hạch toán theo từng đôí tượng kế toán chi phí sản xuất Tài khoản 154 còn được sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành của các loại vật liệu thuê ngoài chế biến , các hoạt

động sản xuất kinh doanh phụ

Ngoài ra kế toán còn sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp , tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí trước khi kết chuyển sang tài khoản 154

1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên liệu chính , nửa thành phẩm mua ngoài ,vật liệu phụ,nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ lao vụ dịch vụ của các ngành Công nghiệp,Lâm ngư nghiệp,xây dựng cơ bản,giao thông vận tải,bưu điện

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào chứng từ xuất kho để tính ra giá thành thực tế vật liệu xuất dùng và căn cứ vào ddối tượng tập hợp chi phí sản xuất để tập hợp.Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta có thể tập hợp theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí.Phương pháp trực tiếp sẽ

được áp dụng đối với nguyên vật liệu chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán chi phí sản xuất.Phương pháp phân bổ gián tiếp sẽ

13

Trang 14

được áp dụng đối với nguyên vật liệu mà liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí.Cụ thể :

Đối với nguyên vật liệu chính ta có thể chọn tiêu thức phân bổ

là định mức tiêu hao chi phí vật liệu chính , hoặc phân bổ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành khi mỗi đơn vị sản phẩm chụi chi phí vật liệu tương đương nhau

Đối với vật liệu phụ : nếu vật liệu phụ dùng để gia công vật liệu chính thì phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc theo giờ máy chạy , theo khối lượng công việc hoàn thành

Đối với nhiên liệu có thể phân bổ theo chi phí nhiên liệu định mức nếu doanh nghiệp đã có định mức sẵn

Sau khi đã chọn được tiêu thức phân bổ ta tiến hành xác định tổng chi phí nguyên vật liệu cần phân bổ trong kỳ.Cụ thể :

Tổng chi phí Trị giá thực tế giá trị Trị giá thực tế VL NVLTT phải = các loại VLTT - phế liệu - dùng không hết

phân bổ đã xuất dùng thu hồi vào cuối kỳ

trong kỳ trong kỳ

Tiếp theo ta xác định hệ số phân ,bổ theo công thức :

H= C /T Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phân bổ cho từng đối tượng theo công thức :

Ci = H x Ti Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ cho các đối tượng kế toán ghi :

Nợ TK 621 ( chi tiết liên quan )

Có TK 152,153 (chi tiết liên quan )

Có TK 142 : Phân bổ chi phí trả tr ước

Cuối kỳ,tiến hành kết chuyển,phân bổ cho các đối tượng liên quan,kế toán ghi :

Nợ TK 154 ( chi tiết liên quan )

Có TK 621( chi tiết liên quan )

1.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền phải trả , phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm,trực tiếp thực hiện các lao vụ,dịch vụ bao gồm tiền lương chính ,lương phụ

14

Trang 15

,các khoản phụ cấp,tiền trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn theo thời gian phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

Về cơ bản,chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như chi phí nguyên vật liệu chính.Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan.Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nhưng có liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất mà không hạch toán được trực tiếp tiền lương phụ,các khoản phụ cấp hoặc tiền lương chính trả theo thời gian mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày thì ta có thể phân

bổ chi phí nhân công trực tiếp theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như : theo định mức hoặc theo giờ công lao động,khối lượng sản phẩm sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 Toàn bộ chi phí nhân công phát sinh trong kỳ , kế toán ghi :

Nợ TK 622( Chi tiết liên quan )

Có TK 334: Tiền l ương của công nhân sản xuất

Có TK 338:Các khoản trích BHXH,BHXH KPCĐ của CN

Có TK 335: Trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép

Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vàp đối tượng

có liên quan,kế toán ghi:

Nợ TK 154( chi tiết liên quan )

Có TK 622( chi tiết liên quan )

1.3 Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ , quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng,bộ phận,tổ,đội sản xuất ( như chi phí về tiền công và các chi phí khác phải trả cho công nhân quản lý phân xưởng,chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho phân xưởng )

Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng cho từng địa điểm phát sinh chi phí,sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan.Có nhiều tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung như : phân bổ theo chi phí vật liệu trực tiếp , theo

định mức chi phí sản xuất chung,theo chi phí tiền công trực tiếp

Kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung như sau :

Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh kế toán ghi

Nợ TK 627( chi tiết liên quan )

15

Trang 16

Cã TK 334,338 :chi phÝ tiÒn l−¬ng vµ c¸c kho¶n trÝch

theo l−¬ng cña nh©n viªn qu¶n lý ph©n x−ëng Cã TK 152 ,153 : Chi phÝ nguyªn vËt liÖu,CCDC phôc vô cho s¶n xuÊt chung Cã TK 214 : Chi phÝ khÊu hao TSC§ sö dông ë ph©n

x−ëng s¶n xuÊt Cã TK 142 : Chi phÝ tr¶ tr −íc Cã TK 111,112,331 Chi phÝ dÞch vô mua ngoµi vµ chi phÝ b»ng tiÒn kh¸c Cuèi th¸ng ,chi phÝ s¶n xuÊt chung ®−îc kÕt chuyÓn vµo tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm ,kÕ to¸n ghi : Nî TK 154( chi tiÕt liªn quan ) Cã TK 627 ( chi tiÕt liªn quan) *Tr×nh tù kÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt theo ph−¬ng ph¸p kª khai th−¬ng xuyªn TK152,153 TK 621 TK 154 TK 632

1 a 4 7

Tk 214,142,335 TK 627 Tk 155

2 5 8

a T K 3 3 4 , 3 3 8 , 3 3 5 T K 6 2 2 T K 1 5 7

3 b 6 9

16

Trang 17

1.a.Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.b, 2,3.a Tập hợp chi phí sản xuất chung

3.b Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

4 Kết chuyển và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

5 Kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung

Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

6 Giá bán thực tế lao vụ hoàn thành hoặc giá thành thực tế sản phẩm bán không qua kho

7 Giá thành thực tế sản phẩm nhập kho

8 Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán không qua kho

2.Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp áp

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán không theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập,xuất vật liệu,công cụ dụng cụ,thành phẩm,hàng hoá trên các tài khoản hàng tồn kho tương ứng Giá trị của vật tư,hàng hoá mua vào và nhập kho trong kỳ được theo dõi,phản ánh ở một tài khoản riêng - TK 611

"Mua hàng " Còn các Tk tồn kho chỉ để phản ánh giá trị hàng tồn kho theo lúc ban đầu

Theo phương pháp này,để tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm doanh nghiệp không áp dụng tài khoản 154 mà áp dụng tài khoản 631"Giá thành sản xuất ",tài khoản 154 dùng để phản ánh chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ cũng

sử dụng các tài khoản 622,627,621 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp kiểm kê định kỳ

17

Trang 18

Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

TK 154 TK 631

CPSXKDD đầu kỳ

(1)

Tk 621

Kết chuyển chi phí NVLTT

Tk 632 (2)

TổngGTSX

TK 622 hoàn thành sx trong kỳ Kết chuyển CPNC trực tiếp

(3)

Tk627

Kết chuyển chi phí sx chung

(4)

3.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh

nghiệp áp dụng là kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ để

18

Trang 19

doanh nghiệp sử dụng tài khoản 154 hay tài khoản 631 tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.Song dù cho doanh nghiệp sử dụng tài khoản nào đi nữa thì việc tập hợp chi phí sản xuất cũng cần phải theo đúng quy trình ,theo đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định

4.Hệ thống sổ kế toán phản ánh kế toán tập hợp chi phí

Tuỳ đặc điểm tổ chức và điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán thích hợp.Mỗi một hình thức

kế toán lại có một hệ thống sổ khác nhau.Trong mục này tôi chỉ đề cập đến hệ thống sổ kế toán chi phí theo hình thức nhật ký chung để phù hợp với hình thức kế toán mà công ty xi măng Hải Phòng đang

áp dụng.áp dụng hình thức này quá trình tập hợp chi phí sản xuất

được ghi chép vào các sổ kế toán sau:

Sổ cái tài khoản tập hợp chi phí

Sổ chi tiết các tài khoản

Nhật ký chung

Bảng phân bổ tiền lương

Bảng phân bổ điện

Các loại biểu tập hợp và tính giá thành

Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định

Sổ chi tiết các tài khoản tập hợp chi phí

5 Kiểm kê,đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trong quá trình sản xuất,doanh nghiệp thu đ ược những sản phẩm,dịch vụ hoàn thành trong kỳ (thành phẩm ),cũng có thể những chi phí bỏ ra chưa tạo thành phẩm hay còn gọi là giá trị sản phẩm dở dang.Như vậy sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang nằm trong quá trình sản xuất,chế biến,hay còn đang nằm trên dây chuyền sản xuất ,hoặc đã hoàn thành một vài công đoạn sản xuất Để tính

được giá thành của số thành phẩm hoàn thành trong kỳ đòi hỏi kế toán phải xác định được gía trị sản phẩm dở dang.Việc tính giá thành sản phẩm đúng và khách quan sẽ phụ thuộc một phần vào việc đánh giá sản phẩm dở dang.Do vậy khi đánh giá sản phẩm dở dang phải xác định mức độ hoàn thành của từng loại sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn chế biến,đồng thời vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp.Một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được áp dụng :

19

Trang 20

5.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối

kỳ chỉ tính nguyên vật liệu trực tiếp,còn chi phí nhân công trực tiếp

và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành sản phẩm,sản phẩm dở nhỏ và không chênh lệch giữa các kỳ Phương pháp này sẽ được tính theo công thức:

D đk + Cn

Dck = xSd

Stp + Sd

Trong đó :

Dđk và Dck : Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Cn : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phátsinh trong kỳ Stp và Sd : Sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dởdang CK

Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán rất đơn giản , khối lượng công việc tính toán ít nhưng với phương pháp này độ chính xác không cao vì theo phương pháp này thì chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

5.2Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương

đương

Khi áp dụng phương pháp này,kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng hoàn thành tương đương,sau đó tính toán từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức :

Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

D đk + C n

Dck = x Sd

Stp + Sd

20

Trang 21

Đối với các chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung

S'd = Sd x % HT

Khi áp dụng phương pháp này thì kết quả tính toán có mức độ chính xác cao.Nhưng khối lượng tính toán lớn mất nhièu thời gian vì khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải xác định mức đọ hoàn thành của sản phẩm dở dang

Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không lớn lắm , khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ

5.3Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Theo phương pháp này,cuối kỳ kế toán tiến hành kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang Xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm

dở cuối kỳ.Căn cứ vào định mức chi phí của từng đơn vị sản phẩm để tính chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức

Chi phí sản phẩm = Khối lượng sản phẩm x định mức chi phí

dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể tính theo định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc cho toàn bộ khoản mục chi phí Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính gía thành theo định mức

21

Trang 22

6.Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

sản xuất

Giá thành là một chi tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất l ượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.Nó là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh và ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh

Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng các số liệu

mà kế toán đã tập hợp được để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm,công việc lao vụ đã hoàn thành theo khoản mục đã quy định và theo đối tượng tính giá thành.Việc tính giá thành sẽ được phản ánh trên các bảng biểu tính giá thành mà qua đó ta thấy được phương pháp tính giá thành của doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều phương pháp tính giá thành,các doanh nghiệp sản xuất có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau :

Z : Tống giá thành từng đối t ượng tính giá thành

C : Tổng chi phí đã tập hợp đ ược trong kỳ theo khoản mục

D đk và Dck : Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳcuối kỳ

J : Giá thành đơn vị từng đối t ượng tính giá thành

S : Sản lượng thành phẩm

6.2.Phương pháp loại trừ chi phí

Khi áp dụng phương pháp này thì đối tượng kế toán chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính,sản phẩm hoàn thành và sản phẩm lao vụ phục vụ cho các phân xưởng không phải là sản xuất phụ Khi tính giá thành của các đối tượng tính giá thành thì phải lấy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được loại trừ phần chi phí của sản phẩm phụ,chi phí thiệt hại về

22

Trang 23

sản phẩm hỏng,chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phân xưởng phụ.Công thức tính giá thành :

kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số,trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu có hệ số 1.Sau

đó căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm

và hệ số giá thành đã quy định để quy đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn (Sản phẩm hệ số 1)

Tổng sản lượng thực tế n

quy đổi ra sản lượng = ΣSi x Hi

sản phẩm tiêu chuẩn i=1

Trong đó Si : Sản lượng thực tế của loại sản phẩm i

Hi : Hệ số quy định cho sản phẩm

Tính giá thành liên sản phẩm theo phương pháp giản đơn,sau đó tính giá thành của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của loại sản phẩm chia cho tổng sản lượng các loại sản phẩm đã tính đổi nhân với sản lượng đã tính đổi của từng loại sản phẩm

6.4 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Theo phương pháp này kế toán phải dự vào một số tiêu chuẩn hợp lý để làm căn cứ tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho các quy cách sản phẩm trong nhóm.Tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn là giá thành định mức hoặc kế hạch.Tính tổng giá thành của từng quy cách với đơn giá định mức hay kế hoạch.Sau đó tính tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch của cả nhóm theo sản lượng thực tế dùng làm tiêu chuẩn phân bổ

Tiếp theo căn cứ vào chi phí đã tập hợp trong kỳ cho cả nhóm sản phẩm và chi phí sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ để tính tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm

23

Trang 24

Tính tỷ lệ giá thành từng khoản mục theo công thức

Tổng giá thành Tiêu chuẩn phân bổ có trong Tỷ lệ tính

thực tế từng = từng quy cách ( theo khoản mục ) x giá thành

quy cách

6.5 Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức

-Theo phương pháp này trước hết phải căn cứ vào định mức

kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá

thành định mức của sản phẩm

-Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù

hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức

- Khi có thay đổi định mức định mức kinh tế ,kỹ thuật thì phải

tính toán lại giá thành định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở

dang nếu có

-Trên cở sở đã tính được tính được giá thành định mức , số

chênh lệch do thay đổi định mức và tập hợp riêng được số chi phí

chênh lệch thoát ly định mức Giá thành thực tế của sản phẩm sản

xuất trong kỳ sẽ tính được thưo công thức:

Zthực Zđịnh Chênh lệch do Chênh lệch

tế của sản = mức của sản + thay đổi định + thoát ly

phẩm phẩm mức định mức

6.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Khi áp dụng phương pháp tính giá thành này kế toán mở ngay

cho cho mỗi đơn đặt hàng hoặc loạt hàng đó một bảng tính giá thành

khi có một đơn đạt hàng hoặc hàng loạt hàng mới đưa vào sản

xuất,cuối mỗi tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân

xưởng,đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng trong sổ

kế toán chi tiết chi phí sản xuất để ghi sang các bảng tính giá thành

có liên quan.Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng hoặc

24

Trang 25

loạt hàng đã được sản xuất hoàn thành,kế toán ghi tiếp chi phí sản xuất trong tháng của đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng còn đang sản xuất dở dang và chi phí đã ghi trong bảng giá thành đều là chi phí của sản phẩm dở dang

6.7.Phương pháp tính giá thành theo kiểu phân bước

+Phương pháp tính giá thành theo kiểu phân bước có tính nửa thành phẩm

Theo phương pháp này kế toán giá thành phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập trung theo từng giai đoạn sản xuất,lần lượt tính tổng giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước,và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tổng giá thành của nửa thành phẩm của giai đoạn kế tiếp,cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai

đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng

tính nửa thành phẩm

Theo phương pháp này kế toán giá thành phải căn cứ vào số liệu,chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất,tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó tronh giá thành thành phẩm,theo từng khoản mục chi phí quy định Sau đó chi phí sản xuất của từng giai đoạn công nghệ sản xuất nằm trong giá thành thành phẩm đ ã t í n h , đ ư ợ c k ế t c h u y ể n s o n g s o n g

Trang 27

1.Quá trình hình thành của công ty xi măng Hải phòng

Tiền thân của Công ty xi măng Hải Phòng là nhà máy xi măng Hải phòng được khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 12 năm

1899 trên vùng ngã ba sông cấm và kênh đào Hạ Lý Hải phòng Đây

là nhà máy xi măng lớn đầu tiên tại Đông Dương được người Pháp khởi công xây dựng.Trong thời kỳ Pháp thuộc xi măng Hải Phòng là cơ sở duy nhất ở Đông Dương sản xuất xi măng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của bọn thực dân Đến năm 1955,chính phủ cách mạng tiếp quản và đưa vào sử dụng Sản lượng cao nhất trong thời kỳ Pháp thuộc là 39 vạn tấn

Đến năm 1961 nhà máy khởi công xây dựng mới hai dây chuyền lò quay.Đến năm 1964 với toàn bộ dây chuyền 7 lò quay nhà máy đã sản xuất được 592055 tấn xi măng,là mức cao nhất trong những năm hoà bình xây dựng

27

Trang 28

Với sự giúp đỡ của nước bạn Rumani năm 1969 nhà máy sửa chữa và xây dựng được ba lò nung mới Thời kỳ này sản lượng cao nhất là 67 vạn tấn

Tháng 8 năm 1993,theo quyết định của nhà nước sát nhập nhà máy xi măng Hải Phòng với công ty kinh doanh xi măng và công ty vận tải,thành lập công ty xi măng Hải phòng với số vốn điều lệ là 76911,593 triệu trong đó vốn cố định là 58990837108, vốn lưu động 20620656866,ngành nghề kinh doanh là sản xuất,kinh doanh xi măng,vận tải,sửa chữa,khai thác đá Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên chức là 3341 người trong đó nhân viên quản lý là 557 người

Nhằm cung ứng xi măng đến tận tay người tiêu dùng ngoài gần

40 cửa hàng bánlẻ và trên160 cửa hàngđại lý rải khắp nội ngoại thành Hải Phòng Công ty còn chi nhánh ở Thái Bình.Công ty là nơi sản xuất và cung ứng xi măng với chất lượng cao,khối lượng lớn , ngoài sản xuất xi măng đen ra Công ty còn sản xuất xi măng trắng để

đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Sau đây là một số chỉ tiêu của công ty đã đạt được trong mấy năm qua :

* Số liệu về sản xuất kinh doanh

497.749 542.527 390.120 463.582 12.560 58.775 0.9

405890422.488243.994321.8861.15338.1440.892

28

Trang 29

*Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công

ty năm 1998

trước

Năm nay

1,03%2,03%44,73%

160,00%2,65%

Những số liệu trên đã phản ánh những nỗ lực cố gắng của công

ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh,công ty ngày càng khẳng

định mình trên thị trường.Đặc biệt với cơ chế thị trường hiện nay với

sự cạnh tranh gay gắt công ty luôn lấy chất lượng sản phẩm là hàng

đầu Nên sản phẩm của công ty đã và đang được biết đến trên khắp thị trường cả nước

2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Công nghệ sản xuất của công ty xi măng Hải Phòng là một quy trình phức tạp và kép kín Sản phẩm xi măng của công ty trải qua nhiều công đoạn sản xuất song chu kỳ sản xuất ngắn Để có

sản phẩm xi măng thì phải thực hiện qua ba giai đoạn từ :

Bùn Clinker Xi măng Quy trình công nghệ cụ thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau

29

Trang 30

Quy tr×nh c«ng nghÖ cña C«ng ty xi m¨ng H¶i phßng

M¸y sÊy

M¸y nghiÒn

Than mÞn

30Th¹nh cao to

Kho chøa xi m¨ng bao

GiÕng

®iÒu chÕ

Sil«

chøa bét

M¸y nghiÒn bïn

§¸ v«i

§Êt sÐt

Trang 31

3.Công tác tổ chức bộ máy của Công ty xi măng Hải phòng

Công ty xi măng Hải Phòng tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến từ ban giám đốc xuống các phòng ban,phân xưởng.Đứng đầu là giám đốc công ty người có quyền hành cao nhất,chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản,trước nhà nước,trước tập thể công nhân

Giúp việc cho giám đốc là trợ lý giám đốc và các phó giám đốc chuyên ngành

Công ty có 38 phòng ban,trong đó có 5 phân xưởng chính :

Phân xưởng Máy đá

Phân xưởng Lò nung Phân xưởng Than mịn Phân xưởng Nghiền đóng bao Phân xưởng Bao giấy

Ngoài ra Công ty còn có các phân xưởng,phòng ban hỗ trợ

7 phân xưởng phụ trợ 3đơn vị phụ trách đầu vào 7đơn vị phụ trách tiêu thụ 8phòng ban bộ máy quản lý của công ty

Và hai Xí nghiệp phụ thuộc : Xí nghiệp mỏ đá Tràng Kênh và

Xí nghiệp vận tải và sửa chữa thuỷ Mỗi phòng ban đều có trưởng phòng và các phó phòng Trưởng phòng giúp việc cho giám đốc phụ trách ngạch chuyên môn của mình

Các phân xưởng không hạch toán độc lập,mỗi phân xưởng đều bố trí một kế toán.Hàng tháng lập báo cáo theo mẫu gửi lên phòng TCKT của công ty làm cơ sở hạch toán

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được tóm tắt như sau :

31

Trang 32

-Phòng tổ chức có nhiện vụ bố trí,sắp xếp,quản lý cán bộ công nhân viên,phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách chế độ của Đảng và nhà nước đối với cán bộ công nhân viên

-Phòng kinh doanh : tiếp cận thị trường,tìm hiểu thị trường giúp cho phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sản xuất,tiêu thụ sản phẩm,ký kết hợp đồng với khách hàng.Đồng thời phụ trách các vấn

đề tiêu thụ sản phẩm

-Phòng TCKT : Xây dựng kế hoạch tài chính,tổ chức triển khai

sử dụng vốn,kiểm tra,kiểm soát tình hình tài chính toàn doanh nghiệp

-Phòng KCS:Kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu, quản

lý, giải quyết khiếu nại và tổ chức theo dõi về chất l ượng sản phẩm

-Phòng bảo vệ : Xây dựng nội quy, bảo vệ công ty

-Phòng y tế : Theo dõi tình hình sức khoẻ của toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty

-Văn phòng : Có nhiệm vụ giải quyết các công việc mang tính chất hành chính

-Phòng vật tư :Có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tình hình cung ứng sử dụng vât tư của toàn bộ công ty

-Phòng XDCB: Có nhiệm vụ sửa chữa, xây mới các hạng mục công trình phục vụ sản xuất và các yêu cầu của công ty

Tóm tắt nhiệm vụ của một số các phân xưởng

-Phân xưởng cơ khí : sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của công ty

-Phân xưởng lắp ráp : lắp ráp các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất mua mới

-Phân xưởng bao giấy : sản xuất vỏ bao xi măng phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty

-Phân xưởng máy đá : có nhiệm vụ nghiền đá,là công đoạn đầu tiên của quá trình tạo ra xi măng

-Phân xưởng lò nung : có nhiệm vụ nung Clinker - là một tạp chất của đất sét, đá vôi, quặng sắt sau khi đất sét đã được bừa, và đá vôi quặng sắt đã qua máy búa

-Phân xưởng than : có nhiệm vụ cung ứng kịp thời đầy đủ lượng than mịn để phục vụ cho phân xưởng Lò nung-Phân xưởng tháo : Đây

là khâu cuối cùng của sản phẩm xi măng hoàn thành, tại đây xi măng

được đóng bao và chuyển vào kho thành phẩm

32

Trang 33

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công

Đoàn VTTTSP

Phòng XDCB Phòng

kế hoạch Phòng KTTC

PX Cơ khí

PX Máy đá

PX Lắp ráp

PX

Lò nung

PX Than

Phòng TCLĐ

PX SCSL

PX ngiền

Đóng bao

PX SC công trình

Phòng KCS

Phòng BVQS

Phòng cơ điện

PX Bao giấy

PX Cơ giới Giám đốc công ty

33

Trang 34

3.2 Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng

* Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Phòng TCKT của công ty của công ty chịu sự lãnh đạo của giám đốc công ty và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của kế toán trưởng

Phòng KTTC của công ty gồm 37 người, trên phòng có 25 kế toán và 12 kế toán tại các phân xưởng

Đứng đầu là kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán tài chính của công ty, lập báo cáo tài chính

Một phó phòng phụ trách kế toán tổng hợp

Một phó phòng phụ trách về tình hình tiêu thụ sản phẩm

Tại phòng kế toán được chia làm bốn tổ :

+Tổ tổng hợp : thực hiện phần kế toán tổng hợp

+Tổ hạch toán chi tiết vật t ư và công cụ lao động

+Tổ tài vụ : hạch toán về thu chi tiền và theo dõi tiền

lương BHXH +Tổ tiêu thụ : hạch toán về tiêu thụ sản phẩm

Phòng ATLĐ-MT

Thái

P Điều độ Phòng y tế

Theo hình thức này thì các nghiệp vụ phát sinh tại phân xưởng được các kế toán phân xưởng ghi chép và chuyển lên phòng kế toán của công ty để kế toán tại phòng kế toán hạch toán.Tại chi nhánh thì kế toán chi nhánh có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát

34

Trang 35

sinh tại chi nhánh cuối kỳ hạch toán chuyển số liệu về phòng KTTC của công ty để tập hợp chi phí cũng nh− xác định kết quả kinh doanh của công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty xi măng Hải phòng

35

Trang 36

H×nh thøc kÕ to¸n t¹i c«ng ty lµ h×nh thøc nhËt ký chung

Sæ quü

C¸c nhËt ký chyªn dïng

Ghi chó : Ghi hµng ngµy

Ghi theo kú

§èi chiÕu

Trang 37

III Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công

Do đặc điểm của sản phẩm của công ty là phải trải qua quá trình sản xuất phức tạp, qua nhiều công đoạn nên đối tượng kế toán chi phí là theo từng công đoạn sản phẩm hay theo từng phân xưởng vì mỗi một phân xưởng có chức năng nhiệm vụ hoàn tất một công đoạn của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm

Để tính thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,công ty chia toàn bộ chi phí sản xuất thành những khoản mục sau:

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

-Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

Và để tập hợp chi phí sản xuất Công ty sử dụng tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,tài khoản 622 -chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản 627-chi phí sản xuất chung Các tài khoản này đều được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí

154-2.Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Hải phòng

Để tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định Sau đó sẽ tập hợp chi phí toàn công ty

Các chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất là phiếu xuất kho, phiếu chi giấy báo nợ, phiếu định khoản,bảng phân bổ vật

37

Trang 38

liệu, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ điện, bảng phân bổ tiền lương

Sổ kế toán phục vụ cho kế toán chi phí là các loại sổ chi tiết để tập hợp chi phí theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Các loại biểu tập hợp chi phí và tính giá thành

Sổ chi tiết và các biểu tập hợp chi phí đều được lưu giữ trên máy vi tính

2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Để tạo ra sản phẩm là xi măng với các chủng loại khác nhau công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất toàndoanh nghiệp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty để tạo ra sản phẩm là xi măng bao gồm những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm

-Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất như: Đá xanh, quặng sắt,đất sét

-Vật liệu phụ dùng vào sản xuất : gạch chụi lửa, giấy kiện, silicát , phụ tùng thay thế

-Nhiên liệu dùng vào sản xuất : than cám , than bốc cháy , dầu

FO

-Năng lượng dùng vào sản xuất : Điện

Công ty sử dụng tài khoản 621 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do đặc điểm sản xuất của công ty nên tài khoản này được mở thêm nhiều tài khoản cấp 2 để theo dõi Cụ thể :

Tk 621 -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

6211 : Chi phí NVLC cho phân xưởng Máy đá

Trang 39

` Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp trong

từng phân xưởng

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất các phân xưởng lập phiếu lĩnh vật

tư yêu cầu xuất nguyên vật liệu Trên phiếu lĩnh ghi rõ các vật tư cần

dùng, số lượng chủng loại, dùng cho để làm gì Thủ kho căn cứ vào

đó xuất vật tư ra và phiếu xuất kho đó hàng tháng theo đúng định kỳ

thủ kho gửi lên phòng kế toán công ty để kế toán công ty căn cứ

vào đó để phân loại chứng từ xuất vật liệu và xác định trị giá vật liệu

xuất dùng trong tháng theo đơn giá bình quân gia quyền.Theo cách

tính này thì:

Giá thực tế xuất kho = khối lượng xuất kho x đơn giá BQ gia quyền

Đơn giá Bq = giá thực tế tồn đầu kỳ + giá thực tế nhập trongkỳ

gia quyền Số l ượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ

Mẫu phiếu xuất vật tư

Trang 40

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi bởi tổ vật tư ở phòng kế toán công ty Vì số lượng vật tư của công ty là rất nhiều bởi vậy mỗi một kế toán trong tổ vật tư phụ trách tình hình xuất nhập của mỗi một nhóm vật tư khác nhau Khi nhận được các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ xuất nhập, các chứng từ này được phân loại

và chuyển đến kế toán phụ trách nhóm vật tư đó Khi đó kế toán có nhiệm vụ cập nhật các chứng từ đó vào nhật ký nhập xuất trên máy vi tính theo danh mục vật tư mình quản lý đã được cài đặt sẵn trong máy vi tính Hệ thống máy vi tính của công ty được cài đặt chương trình kế toán với hệ thống tài khoản thống nhất do Tổng công ty xi măng Việt Nam quy định.Các phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho cũng đã được cài đặt trên máy vi tính Như vậy cuối tháng căn cứ vào số lượng tồn đầu kỳ và số lượng nhập trong kỳ, trị giá tồn đầu kỳ cũng như trị giá vật tư nhập trong kỳ,mục đích của việc xuất dùng vật tư máy vi tính sẽ tự động tính ra giá trị thực tế NVL xuất kho của mỗi một loại vật tư Đến cuối tháng kế toán phụ trách nhóm vật tư nào thì tổng hợp số liệu trên nhật ký xuất nhập vào bảng tổng hợp nhập xuất vật tư đó và in ra làm sổ chi tiết của tài khoản 152 và kế toán tập hợp chi phí tập hợp số liệu của toàn bộ kế toán trong tổ vật tư vào sổ cái tài khoản 152 Số liệu trên tài khoản

621 cũng được tập hợp từ đây nhưng sau khi đã được phân loại, chỉ

có nguyên vật liệu nào xuất dùng trực tiếp cho sản xuất mới được tính vào tài khoản này Công ty áp dụng tính giá thực tế NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền đối với nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất, còn khi xuất dùng cho các đơn vị phụ thuộc công ty áp dụng phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho theo phương pháp đích danh Tức là khi xuất kho NVL thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá mua thực tế của lô hàng

đó để tính giá thực tế

40

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w