MỤC LỤC MỞ ĐẦU PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGIỆP I. Vai trò, vị trí, đặc điểm của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 2. Vai trò, vị trí của sản xuất nông nghiệp II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với phát triển nông nghiệp Nông thôn 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. 4. Sự cần thiết phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ TRƯỚC NĂM 19851988 TỚI NAY. I. Giai đoạn từ trước năm 1989 đến năm 1988 II. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1994 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp a. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. b. Đánh giá chung về những hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2. Một số tác động của việc đô mới chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp III. Giai đoạn 19951999 1. Những đánh giá tình hình và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 19951999. 2. Đánh giá chung về những hạn chế mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 19951999 PHẦN III. GIẢI PHÁT CHO XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012005 I. Những vấn đề đặt ra và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 20012005 II. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 20012005 KẾT LUẬN
Trang 1Lời mở đâu:
Ở nước ta, “tam nông” xuất hiện từ rất xa xưa, từng bước kết thành hệ
thống có cấu trúc ngày càng hợp lý và giữ vai trò kinh tế - xã hội quan trọng Gia nhập WTO mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp, nông thôn Việt nam nói riêng không ít cơ hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn phải chuyên dịch như thế nào cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay là một vấn đề đáng qua
tâm Việc nhìn lại một cách khái quát nhất tình hình nông nghiệp, nông thôn, từ đó có cách tiếp cận đúng đắn, có luận cứ khoa học, hệ thống hóa lô-gíc để phân tích, luận giải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối
với từng thời kỳ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn đồng thời đưa ra những định hướng cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển trong tương
lai - tất cả những việc đó là nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên
cứu nghiêm túc
Trang 2MỤC LỤC:
Chương I: Cơ sở lí luận về chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
I Co cau kinh tế nông nghiệp = 1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2 Các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp .4 IL Cơ cấu kinh tế nông thôn 2- 22 2 + £+EE£EE£EE£EE+2EE2EEeExerxerxeri 4 1 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn 2- ¿s22 ++££+£++zx+zxezxi 4 2 Các bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn .2 2-z5z 4 IIL Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn 5 1 Khái niệm chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn 5 2 Vì sao phải chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 6 3 Nội dung của chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thon 9 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (c6 32113211351 E21 E81 151 12118 115111 11 1 ke 11
Chương II: Phân tích thực trạng chuyện dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta hiỆn Tì4yy - - 5 2c 3311331183513 139111151111 1kg 15
I Thực trạng và xu hướng chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
2H11 1121121111 re 15
Trang 3IL Mục tiêu và định hướng chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
1 Quan điểm và Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
NON ChOM oe eee = 23 2 Định hướng của chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thon 24
IL Một số giải pháp thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 25
Trang 4CHUONG I:
CO SO LI LUAN VE CHUYEN DICH CƠ CẤU KINH TE NONG NGHIEP , NONG THON
I CO CAU KINH TE NONG NGHIEP
1, Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1 Kinh tế nông ngiệp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về lương thực, thưc phẩm cho nhân dân, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và làm nguồn hang cho xuất khẩu [2]
1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể bao gồm các mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc
lĩnh vực nông,lâm,ngư nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội
cu thé
Cơ cấu kkinh tế nông nghiệp phụ tuộc chặt chẽ vào nhiều nhân tố đa dạng và phức tạp có thể phân thành các nhóm nhân tố sau :
¢ Nhóm nhân tố tự nhiên : trước hết đó là điều kiện đất đai , thời tiết , khí hậu có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Kinh tế nông nghiệp gắn với điều kiện tự nhiên rất chặt chẽ, nếu điều kiện
tự nhiên thuận lợi sẽ cho năng suất cao và ngược lại
s%* Nhóm nhân tố về kinh tế và tổ chức: Trong đó vấn đề thị trường và các nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng Hệ thống chính
Trang 5chuyển dịch cơ cấu kinh tê nói chung và kinh tế nông nghiệp nói
riêng.Chính sách phát triển kinh tế hàng hoá và chính sách khuyến khích xuất khẩu đã tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa canh, hình
thành các vùng sản xuất chuyên mơn hố với quy mơ ngày càng lớn
+* _ Nhóm nhân tố về kĩ thuật : Tác động mạnh mẽ đến việc hình
thành và chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nó mở ra những triển
vọng to lớn trong việc áp dụng những công nghệ mới vào canh tác,chế biến và bảo quản nông sản nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để có thể hòa nhập vào thị trường thế giới [2]
2 Các bô phân cấu thành kinh tế nông nghiệp:
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp,lâm nghiệp và ngư nghiệp Đồng thời trong từng nhóm
ngành lại được phân chia thành các bộ phận nhỏ:
° Trong nông nghiệp(theo ngành hẹp) được phân chia thành trồng trọt và chăn nuôi.Ngành trồng trọt được phân chia tiếp thành:cây lương thực,cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu Ngành chăn nuôi bao gồm:gia súc, gia cầm
° Ngành lâm nghiệp bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên,khoanh
nuôi tái sinh, khai thác rừng tự nhiên
° Ngành ngư nghiệp:bao gồm đánh, bắt cá, nuôi trồng các loại thuỷ hải sản như tôm,cá [2]
II Co cau kinh tế nông thôn
Trang 6Cơ cấu kinh tế nông thôn là tỉ lệ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế có
quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau trong những điều tự nhiên,
kinh tế-xã hội được thể hiện cả định tính và định lượng
2 Các bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn
Các bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn bao gồm: nông nghiệp,công nghiệp,tiêu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn.Các bộ phận này lại được cấu
thành từ các bộ phận nhỏ hơn.Trong đó nông nghiệp được hình thành từ rất lâu đời,có tính quyết định nhất bởi nông nghiệp là cơ sở để nuôi sống 80%dân số ở
nông thôn,tạo ra những sản phẩm thiết yếu đảm bảo cái ăn,cái mặc cho nhân dân.Các bộ phận khác như công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông
thôn hình thành sau chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông thôn nhưng đó là những bộ phận quyết định sự phát triên của kinh tế nông thôn bởi hầu hết các bộ phận này cho tỷ suất sinh lợi cao,góp phần rất lớn vào chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ.[2]
HI Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn:
1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn 1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng tương đối
ổn định của các bộ phận của nền kinh tế trong những điều kiện thời gian và không gian nhất định Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự tác động làm thay đổi dần tỷ trọng của từng ngành kinh tế, từng thành phần kinh tế, tỷ trọng lao động của từng ngành trong tông thể nền kinh tế
Trang 71.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là quá trình phát triển của các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệpvà nông thôn dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương tác
giữa chúng so với một thời điểm trước đó mà thường là so với năm trước
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là kết quả của quá trình phát triển vừa chịu tác động của các yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội vừa chịu tác động của các yếu tố chủ quan như sự can thiệp
của chính phủ bằng các chính sách kinh tế xã hội Do là kết quả của quá trình
phát triển và bản thân cơ cấu kinh tế luôn ở trạng thái động thường được so sánh qua hai mốc thời gian,thường là nắm sau so với năm trước nên cơ cấu kinh tế tự thân nó đã có sự chuyển dịch.Sự chuyển dịch này có thể theo hướng tiến bộ hay không tiến bộ, mang lại kết quả kinh tế mong muốn hay không mong muốn và
do đó có thê làm cho hệ thống kinh tế phát triển hay trì trệ, lâm vào khủng hoảng
hay tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các khu vực kinh tế khác
2 Vì sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Từ khi đổi mới đến nay cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta có sự chuyển biến tích cực, nhưng nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn một số nơi vẫn chưa thoát khỏi độc canh, thuần nông Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế nông thôn các ngành nghề ngồi nơng nghiệp vẫn chưa phát triển.Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta còn bất hợp lí,hiệu quả thấp chưa khai thác hết mọi tiềm năng
của đất nước và lợi thế sinh thái của từng vùng cho sự tăng trưởng và phát triển
Trang 8đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường và giải quyết các vấn đề xã hội bức
xúc ở nông thôn
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta là một tất yếu
xuất phát từ vị trí của nông nghiệp, nông thôn trong đời sống kinh tế xã hội, từ thực trạng cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta,từ yêu cầu của CNH, HDH và yêu cầu của nền kinh tế thị trường
> Chuyên dịch cơ cau kinh tế nông nghiệp, nông thôn trước hết phải xuất phát từ vị trí của nông nghiệp,nông thôn và thực trạng cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta
Kinh tế nông thôn trước mắt cũng như lâu đài vẫn giữ vị trí quan trọng
trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta.theo số liệu thống kê tỉ trọng tổng sản phẩm trong nông-lâm-ngư nghiệp là trong GDP năm 2006.Trong tương lai nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng bảo đảm các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu ding trong nước và xuất khẩu
Trên địa bàn nông thôn có gần 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp
lao động cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân Do vậy, việc xác lập cơ cau kinh tế nông thôn hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng lao động phù hop dé phát triển nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế nông thôn nói riêng
Mặt khác, nông thôn có 76,5% dân số cả nước, là nơi tập trung gắn bó của nhiều ngành kinh tế,là thị trường rộng lớn, nếu được mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho nền kinh tế phát triển
> Chuyên địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là do yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hố(CNH),hiện đại hố(HDH) nơng
Trang 9Trong giai đoạn hiện nay, CNH,HDH nông nghiệp và nông thôn là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đề xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp Trước hết phải chuyên dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng
xố bỏ tình trạng thuần nông,phát triển công ngiệp và dịch vụ,thúc đây hình thành và phát triển các vùng chuyên mơn hố, phát triển cơng nghiệp đăc biệt là công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản phẩm
CNH, HDH nông nghiệp nông thôn làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế-
xã hội như: thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, các cơ sở nông nghiệp, dịch vụ văn hoá, y tẾ, giáo dục ngày càng phát triển, là điều kiện vật chất quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần
thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng đơ thị hố
> Chun dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường
Sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới đã tạo đà cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn bắt nhịp vào quá trình chuyển sang
kinh tế thị trường Tuy nhiên, nó đang đặt ra cho nông nghiệp, nông thôn những
yêu cầu mới, cũng như những thách thức gay gắt trong sự phát triển Trong nền
kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá Cơ cấu nông nghiệp
và kinh tế nông thôn trong cơ chế thị trường trong cơ chế thị trường cũng phải bảo đảm và tuân thủ các mối quan hệ đó Thị trường phát triển đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông thôn cưng phải biến đổi theo hướng đa dạng hơn, tuân thủ các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường Nông nghiệp và nền kinh tế nông thôn không chỉ có nhiệm vụ tăng trưởng sản xuất lương thực mà còn phải đa đạng hoá
Trang 10cực thúc đây nền kinh tế đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa
> Quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta còn
xuất phát từ yêu cầu phát triển một nền kinh tế có hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh ở nông thôn, trong đó là tạo công ăn viêc làm và xoá đói giảm nghèo cho cư dân
nông thôn
3 Nôi dung của chuyến dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp và nông thôn:
3.1 Chuyén dich co cấu kinh tế theo ngành:
Ngành là một tổng thể các đơn vị kinh tế thực hiện một loạt chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội Ngành phản ánh một loạt hoạt động nhất định của con người trong quá trình sản xuất xã hội, nó được phan biét theo
tính chất và đặc điểm của quá trình công nghệ, đặc tính của sản phẩm sản xuất ra và chức năng của nó trong quá trình tái sản xuất
Trong một vùng lãnh thổ(quốc gia,tinh,huyện) bao giờ cũng phát triển nhiều ngành kinh tế Mỗi vùng lãnh thổ nông nghiệp bao giờ cũng có nhiều ngành với mối quan hệ mật thiết với nhau Chính vì vậy chuyền địch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp chính là làm thay đổi các quan hệ tỷ lệ giữa các
ngành trong GDP của vùng đó
Các ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triên của phân công lao động xã hội Như vậy phân công lao động theo
Trang 1110
học công nghệ, nhu cầu thị trường và nhằm sử dụng hiệu quả mọi yếu tố nguồn lực của đất nước
Mục tiêu chuyên dịch cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn là phải
hướng tới một cơ cấu ngành hợp lí, đa dạng trong đó cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu Đồng thời phải kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các
thành phần kinh tế
3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ:
Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo
lãnh thổ, đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đây nhau phát triên Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên một lãnh
thổ nhất định Vì Vậy cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ chính là sự bố trí các
ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác tiềm năng và lợi thé so sánh của vùng Xu thế chuyển địch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thé 1a theo
hướng đi vào chun mơn hố và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ, hình thành
những vùng sản xuất hàng hoá lớn,tập trung có hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác, gắn bó cơ cấu kinh tế của từng vùng với
cả nước
3.3 Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng của quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cầu kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng
Trong nông nghiệp và nông thôn tồn tại nhiều thành phân kinh tế khác
nhau tuỳ mỗi quốc gia, mỗi vùng mà số lượng thành phần kinh tế cũng khác
nhau Các thành phần kinh tế cơ bản như: kinh tế quốc doanh, tập thé, tư nhân,
Trang 12II
yếu trực tiếp tạo ra các nông, sản phâm cho nềnkinh tế quốc dân và kinh tế hộ tự
chủ đang trong xu hướng chuyền dịch từ kinh tế hộ tự cung,tự cấp sang sản xuất hàng hoá và từng bước tăng tỷ lệ hộ kiêm và hộ chuyên ngành nghề công nghiệp
và tiêu thủ công nghiệp và dịch vụ
Do đó chuyền địch cơ cấu thành phần kinh tế chính là sự thay đổi về các
đơn vị sản xuất kinh doanh, xem thành phần kinh tế nào nắm vai trò tự chủ trong
viéc tao ra các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu cho nền kinh tế chung của xã hội
Đại hội Đảng lần thứ Vi(năm 1986) da khang dinh viéc chuyén nén kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước và coi trọng việc phát triển kinh tế nhiều thành phần.Cho nên xu
thế chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh, lực lượng chủ yếu, trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông- lâm-thuỷ sản cho nền kinh tế quốc dân
Vì vậy để có sản xuất hàng hố lớn,nơng nghiệp nơng thôn nước ta không dừng lại ở kinh tế hộ sản xuất hàng hoá nhỏ mà phải đi lên phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hố lớn, kiểu mơ hình kinh tế trang trại
Đối với kinh tế hợp tác phải nhanh chóng hoàn thiện việc đổi mới hợp tác xã kiểu cũ theo luật hợp tác xã Đồng thời khuyến khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác kiêu mới, đó là những hợp tác xã có hình thức và tính chất
đa dạng, quy mô và trình độ khác nhau Hợp tác xã và hộ nông dân cùng ton tai
phát triển theo nguyên tắc tự nguyện của các hộ thành viên và bảo đảm lợi ích thiết thực giữa hai bên
4 Các nhân tố ảnh hướng đến sự hình thành và chuyến dịch cơ cấu
Trang 1312
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, mỗi nhân tố đều có vai trò, vị trí và tác động nhất định, có những
nhân tố tác động tích cực nhưng cũng có những nhân tố tác động tiêu cực Tổng
hợp các nhân tố tác động cho phép chúng ta tìm ra các lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương từ đó có thể lựa chọn một cách sơ bộ một cơ cấu kinh tế
hợp lí, hài hoà, thích hợp nhất với sự tác đông của các nhân tố đó, các nhân tố ảng hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thê được chia thành 3 nhóm:
4.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên:
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế và chuyên dịch cơ cấu kinh tế nhất là đối với các nước trình độ công nghiệp
hoá còn thấp như nước ta Nhóm nhân tố này bao gồm:vị trí địa lí, điều kiện khí
hậu, thời tiết, đất đai,nguồn nước, rừng, khoáng sản và các yếu tố sinh học
khác
Vị trí địa lí thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú của mỗi vùng lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển Những vùng
có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư
nhân, kinh tế hộ và trang trại cũng phát triển với quy mô lớn và nhanh hơn so với các vùng khác
4.2 Nhóm nhân tỗ kinh tế-xã hội
Nhóm nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cầu kinh tế kinh tế nông nghiệpvà nông thôn.Các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn bao gồm:thị trường (trong nước và nước ngoài),hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, cơ sở hạ tầng nông
Trang 1413
sỐ lượng và chất lượng(trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, tập quán sản xuat .)
- Thị trường: luôn gắn với kinh tế hàng hoá, thị trường có thể được hiểu là
lĩnh vực trao đổi trong đó người mua và người bán các loại hàng hoá nào đó tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và sỐ lượng hàng hoá mua bán Mặt khác do sự phát triển của xã hội, nhu cầu đa dạng của con người cũng không
ngừng biến đổi và nâng cao, đòi hỏi thị trường đáp ứng ngày càng tốt hơn Điều này quy định sự cần thiết phải chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng phù hợp với xu hướng biến động và phát triển của thị trường Nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng và nâng cao thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn càng phải phong phú, đa dạng hơn Bên cạnh đó các quan hệ thị
trường ngày càng mở rộng thì người sản xuất ngày càng đi vào chuyên mơn hố và tự lựa chọn thị trường Như vậy các quan hệ thị trường góp phần cực kì quan trọng vào việc thúc đây phân công lao động trong nông thôn, là cơ sở hình thành cơ cấu nông thôn mới
Thị trường với bản chất của nó là tự phát dẫn đến những rủi ro cho người sản xuất và gây lãng phí các nguồn lực của xã hội vì thế cần phải có sự quản lí của nhà nước ở tầm vĩ mô đề thị trường phát triển đúng hướng, lành mạnh, tránh
được rủi ro
- Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: để can thiệp vào nền
kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo cho các quy luật của thị trường phát huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực nhằm mục đích tạo
đều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và ôn định
- Cơ sở hạ tầng nông thôn đòi hỏi phải có trình độ phát triển tương ứng
Trang 1514
nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn tới hình thành và phát triển các ngành
kinh tế,các vùng kinh tế, đặc biệt là vùng chun mơn hố sản suất nông-lâm-
ngư nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới trình độ kĩ thuật công nghệ của khu vực kinh tế nông thôn và do đó là một trong những nhân tố ảnh hưởng có vai trò quyết
định tới sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn
- Sự phát triển các khu công nghiệp đô thị: là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông thôn Sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị
sẽ tạo khả năng cung cấp kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại,tạo nguồn vốn đầu tư ngày càng dồi dào cho khu vực kinh tế nông thôn, góp phần thúc đây
quá trình hình thành và cải biến của cơ cá kinh tế nông thôn
- Vấn đề dân số và lao động, trình độ của người lao động
4.3 Nhóm nhân tô về tổ chức kĩ thuật:
Nhóm nhân tố này bao gồm: các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn, sự phát triển của khoa học công nghệ và việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Ngày nay khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,sự phát triển khoa học công nghệ và việc áp dụng nó vào sản xuất có vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp và cơ cấu nông thôn nói riêng vì một mặt làm xuất hiện nhiều loại nhu cầu mới, tác động đến sự thay đổi về số lượng, tăng mức nhu cầu của ngành này hay ngành khác, làm thay đổi tốc độ phát triển giữa các ngành Mặt khác nó tạo ra khả năng mở rộng ngành nghề và tăng trưởng các ngành sản xuất chuyên môn
Trang 1615
Chương II
PHAN TICH THUC TRANG CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NONG NGHIEP VA NONG
THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY
I Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn:
1.Thực trang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Nhìn một cách tổng quát các cơ chế chính sách đổi mới đã mang lại một sinh khí mới cho khu vực nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, thuỷ sản) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có sự chuyển địch theo hướng giảm tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ.Tỷ trọng nông lâm, thuỷ sản trong GDP đã giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,9% năm 2005 Điều này phù hợp với yêu cầu chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,HDH [9]
Vốn đầu tư trong nông nghiệp:Nhà nước đầu tư thích đáng cho lĩnh vực
công nghiệp, nông thôn Tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 5 năm từ
1996-2000 cao hơn từ năm 91-95.Trong vòng 10 năm qua(1991-2000) vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ước tính đạt 65,2 nghìn tỷ đồng(so với giá năm 95), chiếm tỷ trọng 10,37% vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó 5 năm(91- 95)là 8,5%.n ăm 96-2000 là 11,4%
Trang 1716
21,76% và 40,09% Năm 2005, tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
giảm xuống còn 20,07%,giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng là 40,08%
(Xem bảng 01, phan phụ lục)
Cơ cấu nội bộ ngành nông-lâm-ngư:
Nông nghiệp vẫn là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp Đó là khu vực thu hút đại bộ phận lao động nông thôn và lao động xã hội, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho dân cho dân cư và cho
sản xuất, là nguồn thu nhập chủ yếu của dân cư nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế - xã hội của đất nước (Xem bảng 05, phân phụ lục)
“Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì( chỉ tính
riêng trong giai đoạn 2001-2005 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 5,4%/năm, giá trị tăng thêm 3,8%/năm) Công nghiệp nông thôn đã được
chú trọng, từng bước phục hồi làng nghề thủ công truyền thống, cụm công
nghiệp nhỏ ở các làng nghề, phát triển làng nghề mới, nhất là phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu .Ngoài ra các loại hình dịch vụ, thương mại, tín dụng, kĩ thuật nông nghiệp cũng dược phát triển mạnh ở nhiều vùng nông thôn.Cơ cấu sản xuất nông nghiệp bước đầu chuyển đổi theo hướng
sản xuất hàng hóa và đã xóa dần tình trạng độc canh cây lương thực Cơ cấu diện
tích các loại cây trồng có những thay đổi tích cực theo hướng nâng cao hiệu quả
kinh tế nhất là các cây phục vụ xuất khẩu Sản phẩm xuất khẩu ở khu vực đã tạo
được chỗ đứng trên thị trường quốc tế Chăắng hạn năm 2005 Việt nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khâu hạt tiêu, thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều, cao su đứng thú tư Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 30-35% tổng khối lượng hàng nông sản Việc đầy mạnh sản xuất hàng nông sản đã tác
Trang 1817
có thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng chăn nuôi trong khi giá trị tuyệt đối của
mỗi ngành tăng khá
Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh là dấu hiệu tích cực trong chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp, nhưng giá trị của sản xuất lâm nghiệp lại chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm sút, mặc dù điều kiện phát triển lâm nghiệp ở nước ta là rất lớn ( năm 1990 giá trị sản xuất khu vực lâm nghiệp là 7,6%, nông
nghiệp là 81,4%, ngư nghiệp là 8,3% Năm 2003 con số tương ứng là
5,0%,76,5%,và 18,4% Tỷ trọng các mặt hàng nông sản xuất khẩu được chế biến còn rất thấp phần lớn sản phâm xuất khâu ở khu vực nông nghiệp có sức cạnh tranh yếu, dẫn đến xu hướng giảm đi rõ rệt trong tông cơ cấu hàng xuất khẩu của cả nước( từ 29% năm 2000 xuống còn 24,4% năm 2005).” [9]
Tuy nhiên nếu đặt thay đổi cơ cấu kinh tế trong mối quan hệ với thay đổi cơ cấu lao động xã hội, có thé thấy rõ rằng trong khi tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP giảm dần thì lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội Việc làm cho lao động nông thôn đang là một vấn đề nan giải trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn Nói cách khác tuy GDP của công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nhưng Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng là nước nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao
động thấp kém (Xem bảng 02, phần phụ lục)
Theo số liệu thống kê chính thức, trong các năm từ 1995-2004, tuy tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng lao động xã hội đã giảm từ 71,25% xuống còn 58,77%, nhưng lượng tuyệt đối lại tăng thêm 896000 người tuy tốc độ thu hút thêm lao động háng năm thấp hơn so với công nghiệp, xây
đựng và dịch vụ, nhưng nông lâm ngư nghiệp vẫn là khu vực kinh tế đóng vai trò
Trang 1918
chuyển dịch chung của cơ cấu kinh tế, tỷ trọng đóng góp của nông, lâm, ngư
nghiệp vào tốc độ tăng trưởng chung cúc toàn bộ nền kinh tế có xu hướng giảm dần: năm 2000, tốc độ tang trưởng chung của toàn bộ nến kinh tế là 6,79%,trong
đó nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp 1,10%,công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,47% và dịch vụ đóng góp 2,22%;năm 2004, các tỷ lệ tương ứng là 7,69%,
0,74%, 3,93% và 3,02%
Trong xu hướng chuyên dịch chung của cơ cấu kinh tế, ty trọng đóng góp của nông, lâm, ngư nghiệp vào tốc độ tăng trửơng chung của nền kinh tế có xu
hướng giảm dần: năm 2000, tốc độ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế là 6,79% trong đó nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp I,1%, công nghiệp và xây dựng
đóng góp 3,4% và dịch vụ đóng góp 2,22%; năm 2004 các tỷ lệ tương ứng là 7,69%, 0,74%, 3,93% và 3,02% (Xem bảng 03, phan phụ lục)( 3,trang 79-79)
Những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến xu hướng này là:
Tỷ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm dần
Tốc độ tăng trưởng của nông, lâm, ngư nghiệp thấp hơn tốc độ tăng
trưởng của công nghiệp và dịch vụ
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bị tác dộng bat loi của sự biến động bat
thường của thời tiết, địch bệnh thị trường và giá cả Trong những năm qua, gần như năm nào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cũng gặp thiên tai ở những mức độ khác nhau (nắng hạn, bão lũ, sâu bệnh, cháy rừng) Đồng thời thị trường nông sản cũng có những biến động thất thường do sự tác động của các yếu tố kinh tế
và phi kinh tế ở khu vực hoặc toàn cầu
Xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế và mức đóng
góp của nông nghiệp vào tang trưởng chung hòan tồn khơng phủ nhận vai tro
Trang 2019
nước Xét trên cả góc độ kinh tế xã hội, nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm vị
trí trọng yếu trong nền kinh tế trong suốt quá trình CNH, HĐH đất nước.(3,trang 80-81)
Vấn đề chuyến dịch cơ cấu nôi tại ngành nông nghiệp:
Nét nổi bật trong phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây là về cơ bản đã chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển
theo hướng tòan diện và đạt mức tăng trưởng khá cao Quá trình chuyên dịch cơ
cấu nội tại ngành nông nghiệp vẫn diễn ra hết sức chậm chạp Giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn Hiện nay lúa vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo cả về diện tích gieo trồng(hơn 60%),về mặt cung cấp năng lượng(75%)và cả
về mặt đóng góp cho xuất khẩu nông sản(23-27%).Tuy bước đầu phát triển chăn nuôi công nghiệp với hình thành một số trang trại có quy mô vừa, giống vật nuôi được cải thiện, việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến, nhưng trong nhiều năm, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong giá trị sản
xuất nông nghiệp mới vượt qua được ngưỡng 20%.ở nhiều vùng, chăn ni vẫn
chưa thốt khỏi vị trí ngành sản xuất phụ, tính chất sản xuất hàng hóa còn mờ
nhạt.[3,trang 84,89] (Xem bảng 04, phân phụ lục)
Trong nội bộ ngành chăn nuôi:
Trong ngành chăn nuôi đã có sự thay đôi trong cơ cấu đàn gia súc và gia cầm theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng gia súc nuôi lấy thịt, sữa, giảm gia súc cày kéo Riêng đàn lợn có xu hướng chung là tăng trọng lượng xuất khâu chuồng đi đôi với việc tăng tỷ lệ nạc trong đàn lợn thịt để tăng giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khâu
Việc phát triển chăn nuôi tuy có hiệu quả hơn so với trồng cây lương thực,
Trang 2120
trong nước và quốc tế, sự hạn chế về khả năng tự bảo đảm bảo con giống có
năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm thức ăn gia súc và khả năng phòng chống dịch bệnh ở quy mô lớn Từ năm 2004, dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại nặng
nề cho ngành chăn nuôi, phòng chống dịch cúm gia cầm vẫn còn là vấn đề nam giải không những với
Việt Nam mà còn cả nhiều nước khác trên thế giới “Năm 2005, ngành chăn nuôi gia cầm tiếp tục bị thiệt hại nặng nề, khả năng thiệt hại trực tiếp của
ngành chăn nuôi gia cầm tương đương 2%GDP trong nông nghiệp Nhưng thiệt hại do việc không tiêu thụ được gia cầm sạch lên đến 1100 tỷ đồng/tháng” [5, tr89-90]
2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng tích cực : giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng
giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ Trong khi sản xuất nông, lâm, ngư nghiêp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ôn định trong nhiều năm,
Trang 2221
thị hóa nông thôn một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng
giao lưu hàng hóa .Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều doanh nghiệp công nghiệp với trình độ trang bị hiện đại thuộc các ngành các thành
phần kinh tế được xây dựng ở nông thôn Cùng với sự phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp, các hình thức dịch vụ như thương mại, tín dụng, kĩ thuật nông nghiệp, vận tải, thông tin văn hóa, giải trí cũng được phát triển rộng rãi ở nhiều
vùng nông thôn
Sự phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn( thủ công
nghiệp, xây dựng thương mại, các hoạt động dịch vụ khác)đã góp phần chuyển một phần lao động nông nghiệp có thu nhập thấp sang phát triển các ngành nghề
có thu nhập cao hơn, giải quyết thêm việc làm và dần dần thay đổi bộ mặt ở nông thôn Cơ cấu hộ nông thôn phân theo ngành chính đang có những thay đổi theo chiều hướng tích cực.” [3, tr 81 — 84]
(Xem bảng 05, phân phụ lục)
Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng bộc lộ nhiều
khuyết điểm, bất cập, đó là:
Tốc độ chuyên dịch hết sức chậm chạp Về cơ bản cơ cấu kinh tế nông
thôn vẫn mang tính chất của nền kinh tế thuần nông, nhiều ngành nghề phi nông nghiệp, nói chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghề phụ Sự phát triển công nghiệp và các hoạt động dịch vụ ở nông thôn chủ yếu tập trung ở ngoại vi các thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh miền Trung
Khả năng thu hút lao động vào các hoạt động phi nông nghiệp vẫn hết sức
hạn chế Điều đó bắt nguồn từ quy mô và tốc độ phát triển các hoạt động này còn thấp kém Nhiều ngành nghề phi nông nghiệp vẫn trong trạng thái phát triển bắp
Trang 2322
năng cạnh tranh thấp.Tuy trình độ phát triển chưa cao và lượng lao động dư thừa
ở nông thôn còn lớn nhưng việc đảm bảo lao động cho các làng nghề hiện nay đang rất khó khăn do chất lượng lao động nông thôn thấp kém, công tác đào tạo nghề còn nhiều bắt cập
Giữa các ngành nghề trong kinh tế nông thôn chưa có sự phát triển gắn
kết, hỗ trợ nhau trong một tổng thể thống nhất Xây dựng nhà máy chế biến nhưng không được bảo đảm đủ nguyên liệu hoặc nguyên liệu nông sản không
tìm được thị trường tiêu thụ
Việc phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở vùng nông thôn diễn ra
Trang 2423
CHUONG III:
GIAI PHAP CHUYEN DICH CO CAU KINH
TE NONG NGHIEP, NONG THON
I Mục tiêu và định hướng chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
1 Quan điểm và Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn:
Thứ: nhất: Tạo thêm công ăn việc làm và thu hút lao động tại chỗ Phục
hồi tài nguyên rừng và làm tăng độ màu mỡ của đất.Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong hệ thống sinh thái nông nghiệp Góp phần giữ gìn cải thiện vệ sinh môi trường
Thứ: hai: Phát triên thị trường nông thôn trong suốt, thống nhất với thị trường cả nước để điều hòa nguồn lực Từng bước hòa nhập với thị trường khu vực và thị trường quốc tế
Thứ ba: Thị trường nông thôn phát triển phải có tác động tích cực với
chuyền đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả Phát triển thị trường nông
thôn, bảo đảm khai thác có hiệu quả tiềm năng nông nghiệp, nông thôn, phát huy và phát triển tiềm năng của từng vùng, từng sản phẩm, từng ngành nghề
Thứ: tr: Cần cải tiễn và tô chức lại có hệ thống, đổi mới cơ chế các hoạt
động thương mại Xây dựng thị trường đồng bộ gồm thị trường hàng tiêu dùng, vật tư, lao động với nhiều thành phần tham gia để tăng năng suất và chất
Trang 2524
Mục tiêu cơ bản trong quá trình CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn từ nay
đến 2010 là phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia với dân số khoảng 94 triệu người năm 2010.Với đời sống vật chất và tinh thần nâng cao Đến năm 2010 thu nhập của nông dân tăng gấp 2 lần, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới
10% [7]
2 Đinh hướng của chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn:
Thứ nhất: trong ngành nông nghiệp, mở rộng, nâng cao chất lượng cây
công nghiệp, rau, hoa quả đảm bảo cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và nguyên liệu cho các ngành chế biến, hướng ra xuất khẩu Hình thành các vùng chuyên canh lớn cùng với công nghệ chế biến hiện đại dé nâng cao chất lượng và
giá trị nông sản Phải đưa chăn nuôi trở thành ngành chính, có sản lượng và chất
lượng cao Đến năm 2010 ngành chăn nuôi phải đạt 40% GDP Phát triển mạnh
và đầu tư thỏa đáng cho công ngiệp chế biến nông sản
Thứ hai: Khôi phục và phát triển các ngành nghề ở nông thôn, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, các cơ sở chế biến, khuyến khích các ngành công
nghiệp đử dụng lao động và nguồn nguyên liệu tại chỗ như công nghiệp giấy [7]
Thứ ba: Hoàn chỉnh thị trường đã có, mở rộng thi trường mới để tiêu thụ
nông, lâm nghiệp, thủy sản và hàng hóa dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thơn Thứ tw: Hồn chỉnh quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị
Trang 2625
Thứ năm: Đôi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần gắn với chuyên môn hóa, tập trung hóa cao hơn
Thứ sáu: ứng dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất và địch vụ nhằm tăng năng suất lao động, năng suất dat dai, caht lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa và
sản phâm ngành nghê, dịch vụ nông thôn [4]
II Một số giải pháp thúc đấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn:
Một điều cần nhắn mạnh là, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta phải “hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp
hàng hóa lớn, đa dang, phat triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và
khả năng cạnh tranh cao” [6,tr191], mà thực chất là cải thiện nhanh chóng trình độ của nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm nói chung, sản phẩm trong khu vực nông nghiệp nói riêng Chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với chuyên hướng cơ cấu đầu tư mạnh mẽ, với bước đi hợp lý trong từng gia1 đoạn cụ thể nhằm tận dụng tối đa lợi thế so sánh hiện có, trong đó
lợi thế lớn nhất là lao động Đây được coi là một trong những khâu quan trọng
nhất
Vì vậy, để đây mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện rút ngắn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tiến hành
Trang 2726
Một là, nhận thức rõ đặc trưng của nước ta, từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp chuyển sang một nền nông nghiệp hàng hóa, cạnh tranh
ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và xuất khấu, đòi hói phải
định hướng lại sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường Nên
chăng, từ nay đến năm 2010, có thể và cần giảm diện tích đất trồng lúa, giữ 6n định với một số điện tích ở những vùng có lợi thế hơn với hướng phát triển là thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và xuất khâu
lúa gạo
Chú trọng hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư thích đáng vào chuyển giao công nghệ, bằng con đường công nghiệp hóa công nghệ, - giải pháp căn bản và bền vững hơn cả, tạo ra sự phát triển nhảy vọt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đưa công nghệ
sinh học, giống mới, quy trình sản xuất mới, công nghệ mới vào việc bảo quản, chế biến nông sản , vào tăng trưởng của từng ngành, từng sản phẩm, từng lĩnh vực và từng vùng kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể Khuyến
khích mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nông nghiệp
Trang 2827
của WTO), nhất là các chính sách về khuyến nông, đầu tư khoa học - kỹ thuật để nâng cao sản phâm của khu vực nông nghiệp
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ớ khu vực nông thôn
Nên chuyển một số doanh nghiệp gia công và chế biến nông sản ở thành phó, thị xã về nông thôn, đồng thời với việc phát triển các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có khả năng tiếp nhận công nghệ hiện đại Ở những vùng
nông thôn, - nơi có điều kiện, có thể xây dựng các khu vực công nghiệp tập trung, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong
nước và xuất khẩu; đối với các làng nghề truyền thống ở nông thôn có lịch sử lâu đời cần kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để phát huy hiệu quả các tiềm năng hiện có, nhất là vừa đây mạnh phát triển sản xuất, vừa mở mang các loại hình du
lịch làng nghề truyền thống
Hai là, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Bài học kinh nghiệm của các nước đã công nghiệp hóa cho thấy, quy luật phổ biến là công nghiệp hóa bao giờ cũng đi cùng với đô thị hóa - một trong các giải pháp thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị Việc hình
thành mạng lưới đô thị, một mặt giữ vai trò là cực tăng trưởng trong chiến lược phát triển vùng trên phạm vi cả nước, mặt khác có điều kiện tạo thêm nhiều việc
làm, thu hút một phần lao động nông nghiệp, từng bước giải quyết vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc bảo đảm an toàn, ôn định đời sống của lao động nông nghiệp trong quá trình chuyên địch cơ cấu lao động giữ vai trò quan trọng trong việc ôn định và phát triển kinh tế - xã hội ở
Trang 2928
Ba là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai nhất là hệ thống
luật pháp kinh tế nhằm phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần Khuyến khích và tạo điều kiện cho hội nông dân ở cơ sở hoạt động có hiệu quả Tăng cường các hoạt động phổ biến, hướng dẫn, sử dụng và chuyên giao quy trình công nghệ mới với các hình thức thích hợp Tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của kinh tế hộ - với tư cách đơn vị sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ ở nông
thôn - lực lượng này giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo ra việc làm mới thu hút
một phần lao động nông nghiệp Khuyến khích mô hình hợp tác xã kiểu mới - loại hình tổ chức kinh đoanh thuộc thành phần kinh tế tập thể trong khu vực nông nghiệp Sắp xếp lại và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong khu vực nông
nghiệp, thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh; thay đổi cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động công ích thành
những doanh nghiệp mạnh, đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện dịch vụ kỹ
thuật, cung ứng giống, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phâm
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển vùng trong phạm vi cá nước, quan hệ kinh tế giữa các vùng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh cúa từng vùng Phát triển các vùng nông thôn có lợi thế so sánh, có thé
mạnh về tiềm năng tự nhiên cho phép tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập như
vùng duyên hải, biển đảo, vùng miền Đông và Tây Nam Bộ Định hướng, quy
hoạch phát triển mạnh hệ thống thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nâng
Trang 3029
KET LUAN
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân Là nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn, phú hợp với nguyện vọng của nhân dân Chuyên dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn những năm qua đã đạt được một số kế quả nhất định,
đây là thuận lợi cơ bản tạo đà cho bước phát triển tiếp theo, nhằm đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới Chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải có sự tác động nhiều hơn nữa của Nhà nước các cấp
trong việc xây dựng chiến lược và định hướng phát triển phù hợp và đồng bộ
theo ba nội dung: chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và cơ cấu vùng, lãnh thổ Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có vai trò quyết
định.Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập.Cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn còn mang nặng tính chất
thuần nông Cơ cấu sản xuấ nông, lâm, thủy sản chuyển dịch chậm và không
đều Cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính độc canh, tự cấp, tự túc,
phân tán, quy mô nhỏ.Vì vậy, trong điều kiện kinh tế hiện nay của nước ta, để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiệu quả cần tập trung thực hiện các giải pháp: tạo nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,
quan tâm hơn nữa về thị trường, vấn đề ruộng đất, chuyên giao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và sự tác động của nhà nước thông qua các
chính sách kinh tế ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn Ý KIÊN CÁ NHÂN
Trang 3130
nhiều bat cập.Nhà nước và các cơ quan chính phủ, các bộ ngành trung ương cần
quan tâm hơn nữa đến vấn đề này Cu thé 1a cần tập trung giải quyết các vấn dé sau:
Thứ nhất: Tiếp tục đây mạnh chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, giải quyết việc làm, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản, miễn thuế nông nghiệp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển
Thứ hai: Khuyến khích các hộ nông dân tham gia tổ chức hợp tác xã kiểu mới
trên cơ sở tự nguyện, các hợp tác xã có nhiệm vụ cung cấp các yếu tố đầu vào và tìm thị trường tiêu thụ sản phâm
Thứ ba: Cần phải chú ý hơn đến vấn đề thương hiệu cho những sản phẩm trong
nước cũng như các sản phẩm xuất khẩu.Tạo điều kiện thuận lợi khi hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực.Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta vừa gia nhập WTO, đặt ra cho nông nghiệp,nông thôn nuớc ta nhiều cơ hội nhưng cũng
lắm thách thức Việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn
càng đòi hỏi được quan tâm hơn
Thứ tư: tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.Như là xây dựng các nhà máy chế biến và bảo quản nông sản ở địa phương, Đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn.Cần hạn chế sự đóng góp của nhân đân.Xây dựng và phát triển các hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa phương
Thứ tư: Tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng
các tiến bộ khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như nhập các giống mới có
Trang 32Phụ Lục 31 Bảng 01:Cơ cấu tông sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế (đơn vi:%) Nganh kinh té 1995 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 Nông, lâm , ngư nghiệp | 27,18 | 25,43 | 24,54 | 23,25 | 22,99 | 21,83 | 21,76 Công nghiệp, xây dựng | 28,75 | 34,49 | 36,73 | 38,12 | 38,54 | 39,94 | 40,09 thương mại, dịchvụ | 44,07 | 40,08 | 38,73 | 38,63 | 38,47 | 38,23 | 38,15 Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê năm 2004, Hà nội, 2005 Bảng 02:Lao dộng nông nghiệp trong lao động xã hội ¬ Đơn vị 1995 1999 | 2000 | 2001 2002 | 2003 | 2004 Chỉ tiêu Tổng lao động xã 1000 | - 33,030 | 35,975 | 37,609 | 38,561 | 39,507 | 40,573 | 41,568 hội người Lao động nông, 1000 23,534 | 24,792 | 24,481 | 24,468 | 24,455 | 24,443 | 24,430 lâm, ngư nghiệp người Tỷ trọng % 71,25 | 68,91 | 65,09 | 63,45 | 61,90 | 60,24 | 58,77 Nguồn:tồng cục thống kê
kê 2004 NXB thống kê Hà nội
Trang 3332 Bảng 03:Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng GDP Khu vực 2000 2001 2002 2003 2004 tốc tốc tốc tốc tốc
độ tilé | độ tilé | độ tilé độ tỉ lệ độ tỉ lệ tăng tăng tăng tăng tăng toàn bộ nên kt 6.97 | 100 | 6.89 | 100 | 7.04 | 100 | 7.26 | 100 | 7.69 | 100 trong đó: pe nen âm ngư 1.1 | 162 |0.69| 10 | 0.91 | 12.9 | 0.77 | 10.61 | 0.74 | 9.6 nghiệp Do công nghiệp và | 3.47 | 51.1 | 3.68 | 53.4 | 3.45 | 49 | 3.81 | 52.48 | 3.93 | 51.07 xây dựng Do dịch 2.22 | 32.7 | 2.52 | 36.6 | 2.68 | 38.1 | 2.68 | 36.91 | 3.02 | 39.33
Trang 3534
Danh mục tài liệu tham khảo
1 Chuyển địch cơ cấu kinh tế nông thôn, những vấn đề lý luận và thực tiễn
2 Giáo trình kinh tế nông nghiệp đại cương
3 GSTS Nguyén Ké Tuan: CNH, HĐH Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, con đường và bước đi
4 PGSTS Nguyễn Sinh Cúc: Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội 2003
5 Thời báo kinh tế việt nam, ngày 30/12/2005
6 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006
7 www.mot.gov.vn 8 WWW.gso.gov.vn
9 www.tapchicongsan.org.vn