1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Tác động môi trường của công tác khai khoáng" potx

31 650 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Tiểu luận Tác động môi trường của công tác khai khoáng Tác động môi trường của công tác khai khoáng MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN TỈNH ĐẮK NÔNG 4 1. Đặc điểm tự nhiên 4 1.1. Vị trí địa lý 4 1.2. Địa hình 5 1.3. Khí hậu 5 1.4. Thủy văn và tiềm năng thủy điện 6 2. Tài nguyên thiên nhiên 7 2.1. Tài nguyên rừng 7 2.2. Tài nguyên đất 8 2.3. Tài nguyên nước 9 2.4. Tài nguyên khoáng sản 9 2.5. Tài nguyên du lịch 10 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ BAUXITE VIỆT NAM, KHOÁNG SẢN BAUXITE Ở ĐẮK NÔNG VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC 11 1. Tổng quan về bauxite Việt Nam 11 1.1. Thành phần 11 1.2. Đặc điểm 11 1.3. Nguồn gốc và sự phân bố trên lãnh thổ Việt Nam 11 2. Khoáng sản bauxite ở Đắk Nông và công nghệ khai thác 12 2.1. Khoáng sản bauxit ở Đắk Nông 12 2.1.1. Đặc điểm bauxite ở Đắk Nông 12 2.1.2. Trữ lượng 13 2.2. Công nghệ khai thác 14 2.2.1. Quá trình khai khoáng 14 2.2.2. Quá trình tuyển quặng tinh 16 CHƯƠNG III. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXITE Ở ĐẮK NÔNG 20 1. Nhận diện tác động 20 2. Mô tả tác động 21 2.1 Tá c động tới các môi trường thành phần 21 2.1.1. Môi trường đất: 21 2.1.2. Môi trường nước 22 2.1.3. Môi trường không khí 24 2.2 M ôi trường cảnh quan thay đổi 25 2.3 Sự suy giảm đa dạng sinh học 25 2.4 C ơ sở hạ tầng thay đổi 26 2.5 M ôi trường kinh tế − văn hóa – xã hội 26 Page 2 Tác động môi trường của công tác khai khoáng 2.6 V ấn đề khoa học kỹ thuật – nhân lực – giáo dục – chính sách quản lý 27 CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 28 1. Cụm giải pháp kỹ thuật 28 2. Cụm giải pháp quản lý 29 KẾT LUẬN 31 VĂN LIỆU TRÍCH DẪN 32 Page 3 Tác động môi trường của công tác khai khoáng LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, đi kèm với công cuộc phát triển của đất nước thì công tác thăm dò, phát hiện cũng như khai thác khoáng sản trở nên rầm rộ. Nhưng hầu như các hoạt động khai khoáng điều chưa được đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ. Đem lại nhiều tác động xấu đến môi trường và con người trong khu vực. Trong thời gian gần đây, trong dư luận nổi lên với dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên với chủ đầu tư là Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV). Dự án này đã vấp phải nhiều sự phản đối của nhiều nhà khoa học, cũng như nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác do ảnh hưởng lớn của dự án này đến môi trường. Bài báo cáo góp phần nhận diện, làm rõ hơn những tác động của hoạt động khai khoáng tới môi trường tự nhiên cũng như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời cũng từ đó đề ra một số biện pháp giảm thiểu tác động của quá trình hoạt động của dự án, hay trong trường hợp xẩy ra sự cố. Trong quá trình hoàn thành báo cáo đã nhận được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Phát Minh, tác giả xin chân thành cảm ơn, do hạn chế về thời gian, khả năng kiểm định độ chính xác của tài liệu nên báo cáo còn nhiều sai sót. Mong được sự góp ý của Thầy để bài báo cáo hoàn chỉnh hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Đắc Vỹ Doanh Page 4 Tác động môi trường của công tác khai khoáng CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN TỈNH ĐẮK NÔNG 1 Đặc điểm tự nhiên: 1.1 Vị trí địa lý: Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Campuchia với 130 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.514,38 km2. Dân số trung bình năm 2005 là 414 nghìn người. Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông (Nguồn http://www.khcn-daknong.gov.vn/Portals/0/dak_nong.jpg) Page 5 Tác động môi trường của công tác khai khoáng Năm 2005, Toàn tỉnh có 6 huyện là Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R'Lấp và Đắk GLong và thị xã Gia Nghĩa. Trung tâm tỉnh lỵ là Gia Nghĩa. Ngày 22 tháng 11 năm 2006, theo Nghị định 142/2006/NĐ-CP, địa giới hành chính Tỉnh Đắk Nông được điều chỉnh để thành lập một huyện mới Tuy Đức. Nằm ở phía Tây Nam của Tây Nguyên, có quốc lộ 14 nối Đắk Nông với Đắk Lăk, có quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, khi dự án khai thác và chế biến bô-xít được triển khai thì tuyến đường sắt Đắk Nông-Chơn Thành-Di An ra cảng Thị Vải sẽ được xây dựng, mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh. Mặt khác, Đắk Nông cùng với các tỉnh Tây Nguyên khác nằm trong vùng được Nhà nước quan tâm thông qua các Quyết định 135, Quyết định 168. Yếu tố này tạo cho Đắk Nông có điều kiện khai thác và vận dụng các chính sách phát triển vào tỉnh. Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải miền Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh về mở rộng thị trường các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao của mỗi nơi. 1.2 Địa hình: Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ Đông sang Tây. Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nô. Điạ hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu. 1.3 Khí hậu: Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Page 6 Tác động môi trường của công tác khai khoáng Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Có những năm nhiệt độ bất thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếu nước ảnh hướng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm. Lượng mưa trung bình năm từ 2200-2400 mm, lượng mưa cao nhất 3000mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày. Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đối với các cây trồng dễ gãy, đổ như cà phê, cao su, tiêu v.v. 1.3 Thủy văn và tiềm năng thủy điện: a) Thuỷ văn: Đắk Nông có mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhu cầu dân sinh. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm: Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray (huyện Krông Na). Đoạn chảy qua tỉnh nằm trên địa phận huyện Cư Jút. Đoạn này lòng sông tương đối dốc, chảy từ cao độ 400 m ở hợp lưu xuống cao độ 150 m ở biên giới Cămphuchia. Khi chảy qua địa bàn tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Các thác này đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch và phát triển thuỷ điện. Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor v.v. đổ ra sông Sêsêpôk. Một số suối chảy ở khu vực phía Đông và phía Bắc huyện Đắk Mil như suối Đắk Ken, Đắk Lâu, Đắk Sor cũng đều là bắt nguồn của sông Sêrêpôk. Sông Krông Nô. Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2000 m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác phân bố khá đều khắp trên địa bàn huyện Krông Nô, Cư Jút như suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang. Hệ thống suối đầu nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng nguồn. Đáng kể nhất là: Page 7 Tác động môi trường của công tác khai khoáng Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, chảy qua địa bàn Đắk Nông với chiều dài 90 km. Suối có nước chảy quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các hồ, đập nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt dân cư. Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m3/s, lưu lượng lớn nhất 87,8 m3/s và nhỏ nhất 0,5 m3/s. Môduyn dòng chảy lớn nhất 338 m3/skm2, trung bình 47,9 m3/skm2, nhỏ nhất 1,9 m3/skm2. Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp , có nước quanh năm có khả năng xây dựng nhiều đập dâng. Suối ĐắkR'Lấp có diện tích lưu vực 55,2 km2, là hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R'Tih gồm các suối nhỏ chảy về sông Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện Trị An. Ngoài ra còn có các suối bắt nguồn từ phía Tây Nam huyện Đắk Mil đổ ra sông Đồng Nai. Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập vừa có tác dụng giữ nước vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, hồ Trúc, hồ Ea T'Linh, hồ Đắk Rông v.v. Mạng lưới sông suối, hồ ao dày đặc đó rất thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, thuỷ điện nhỏ, cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt dân cư. Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ lớn thường xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thường gây ngập lũ ở một số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10. b) Tiềm năng thủy điện: Sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có tiềm năng thủy điện dồi dào. Hệ thống sông Sêrêpôk có trữ năng kinh tế được đánh giá khoảng 2,6 tỉ KWh. Hệ thống suối đầu nguồn của các sông Đồng Nai, Krông Nô, Sêrêpôk có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện lớn với tổng công suất khoảng 1.500 MW như thuỷ điện DrayH'Linh II đang được xây dựng, thuỷ điện Đức Xuyên 92 MW, thủy điện TuaSrah 85 MW, thuỷ điện Đắk Tih 140 MW, TĐ Đắk NTao, TĐ Đắk Sô v.v. đã được thoả thuận, đang từng bước kêu gọi đầu tư xây dựng. Ngoài ra, mạng lưới suối nhỏ trên khắp địa bàn tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các buôn làng vùng cao khó khăn trong việc xây dựng điện lưới. 2 Tài nguyên thiên nhiên: 2.1 Tài nguyên rừng: Page 8 Tác động môi trường của công tác khai khoáng Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 374.387 ha, độ che phủ toàn tỉnh đạt 57,5%, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên 366.988 ha, chiếm 98%. Rừng tự nhiên được phân bố đều khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở vùng núi cao, có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, bảo vệ môi sinh. Chia theo mục đích sử dụng: đất có rừng sản xuất (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) có 213.785 ha, chiếm 57,1% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh; đất có rừng phòng hộ 132.341 ha, chiếm 35,3%, chủ yếu tập trung ở các huyện Đắk R'Lấp, Đắk Glong, Đắk Mil, Đắk Song; đất có rừng đặc dụng 24.850 ha, tập trung chủ yếu ở Đắk Glong, Krông Nô, đây là khu rừng được sử dụng vào mục đích bảo tồn sinh thái, khai thác du lịch. Rừng trồng chủ yếu tập trung ở vùng các vùng gò đồi và núi thấp, khu vực gần dân cư. Rừng tự nhiên ở Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng. Rừng phát triển tốt, những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quí và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Trong rừng còn nhiều động vật quí hiếm như voi, gấu, hổ v.v. được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới; có nhiều loại dược liệu quí là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Tà Đùng có những khu rừng nguyên sinh với nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn. 2.2 Tài nguyên đất: Theo báo cáo số liệu kiểm kê đất năm 2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đến ngày 01/01/2005, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 651.331 ha. Trong đó: − Đất nông nghiệp. Có diện tích là 224.850 ha, chiếm 34,5% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích. Đất cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày, ngoài ra diện tích đất nương rẫy còn khá lớn. − Đất lâm nghiệp có rừng. Tổng diện tích là 374.387 ha, trong đó rừng tự nhiên là 366.988 ha, đất rừng trồng 7.357 ha, chiếm tỉ lệ không đáng kể 2,9%. Tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 57,5%. − Đất chuyên dùng. Diện tích 7.113 ha, chiếm 1,1% tổng diện tích tự nhiên. − Đất khu dân cư. Diện tích 9.942 ha chiếm 1,5%. − Đất chưa sử dụng. Diện tích đến 01/01/2005 còn 35.039 ha, chiếm 5,4% diện tích tự nhiên, trong đó đất sông suối và núi đá không có cây rừng là 11.276 ha. Còn lại khoảng 23.763 ha đất bằng, đất đồi núi và mặt nước chưa sử dụng, trong đó chủ yếu là đất đồi núi có 21.000 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng còn rất hạn hẹp. Do đó có thể đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cần đầu tư thêm cho thuỷ lợi, cải tạo và san lấp mặt bằng và hạ tầng giao thông v.v. Page 9 Tác động môi trường của công tác khai khoáng 2.3 Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn nên vào mùa khô mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiều lúc thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Tuy nhiên trên một số địa bàn núi cao thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa nguồn nước ngầm hạn chế. Nước ngầm được khai thác chủ yếu thông qua các giếng khoan, giếng đào, nhưng do nguồn nước nằm ở tầng sâu nên muốn khai thác cần có đầu tư lớn và phải có nguồn năng lượng. 2.4 Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu điều tra sơ bộ cho thấy trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có một số loại khoáng sản, đáng kể là: Bô xít. Phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk R'Lấp, Đắk Song nhưng tập trung chủ yếu ở thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk GLong. Trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng Al 2 O 3 từ 35-40%. Trên bề mặt của mỏ quặng có lớp đất bazan tốt, hiện có rừng hoặc cây công nghiệp dài ngày. Khó khăn cho việc khai thác hiện nay là chưa có đường giao thông, thiếu năng lượng, nguồn nước để rửa quặng và vốn đầu tư. Khoáng sản quí hiếm. Khu vực xã Trường Xuân huyện Đắk Song là nơi có nguồn tài nguyên đặc biệt quí hiếm là vàng, đá quí ngọc bích, saphia trắng. Ngoài ra còn có volfram, thiếc, antimon trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk GLong, Cư Jút. Ngoài ra còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện, có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế-xã hội cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh. Sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở huyện Đắk Glong thị xã Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng, gạch ceramic; đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt, sợi chịu nhiệt v.v. Nguồn nước khoáng có ở Đắk Mil được khoan thăm dò tháng 6/1983 sâu 180 m khả năng khai thác rất lớn, khoảng 570 m3/ngàyđêm và khí C02 đồng hành khoảng 9,62 tấn/ngàyđêm. Hiện tại chỉ mới khai thác khí C02. 2.5 Tài nguyên du lịch: Page 10 [...]... của sản phẩm cuối cùng Các tác nhân hợp kim hóa gồm có Cu, Mg và Si và chúng được bổ sung trong các lò nấu chảy bởi vì tầm quan trọng của điều khiển độ chính xác về thành phần sẽ đem lại các tính chất mong muốn Page 19 Tác động môi trường của công tác khai khoáng CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXITE Ở ĐẮK NÔNG 1 Nhận diện tác động: Dự án khai thác Bauxite Quy Quy trình khai khai... cơ lâu dài Page 27 Tác động môi trường của công tác khai khoáng CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG KHI DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXITE Ở ĐẮK NÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN 1 Cụm giải pháp kỹ thuật: 1.1 Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí: 1.1.1 Tại khu vực khai thác quặng thô: a Đối với bụi trong không khí: Do đặc điểm của công tác ngoải trời trong khoảng không gian rộng, quá trình khai thác tạo thành... hại đường xá cầu cống gây nức nhà, của các hộ dân sống sát đường 2.2 Môi trường cảnh quan thay đổi: Như đã biết lượng khoáng sản bauxite chiếm gần 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Nông Nên trong quá trình khai thác sẽ làm mất đi một lượng đất đáng kể Làm thay đổi toàn bộ diện mạo của Page 24 Tác động môi trường của công tác khai khoáng khu vực, trong quá trình khai khoáng có thể đào sâu tạo thành... nóng catot của dung dịch điện phân để sáy khô phần đất này một phần nếu có thể b Bên trong nhà máy tuyển quặng: Có thể sử dụng các bộ lọc không khí, sử dụng các giải pháp thông gió cho bên trong nhà máy tuyển quặng, phần nào giảm thiểu các chất hóa học bay hơi sau đó xử lý trước khi cho ra môi trường 1.2 Giảm thiểu tác động đến môi trường đất – nước: Page 28 Tác động môi trường của công tác khai khoáng... flouride có tác động rất Page 23 Tác động môi trường của công tác khai khoáng mạnh đến các nguồn thực vật ngành nhôm đòi hỏi phải khử tối thiểu 96-99% chất phát thải này Mặc dù công nghệ tiên tiến đã hạn chế phát thải nhưng việc ô nhiễm CF4 vẫn ở mức độ cao Với sự xuất hiện của hàng loạt phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực, tình trạng ô nhiễm không khí sẽ xảy ra Hình 11 – 12 – 13: Quá trình khai thác... tính khoảng 2,5 tỉ tấn chiếm 35% trữ lượng của cả nước Các thân quặng bauxit phát triển ở phần trên của vỏ phong hóa bazan N2 - Q1 Diện tích thay đổi từ 1 - 40 km2 − bề dày thay đổi từ 1- 8km, dày nhất đến 13km Page 14 Tác động môi trường của công tác khai khoáng − bề rộng thay đổi từ 0,2 – 1km 2.2 Công nghệ khai thác: Ở nước ta, do yêu cầu trong công nghệ khai thác quặng bauxite nhằm mục đích tạo ra... kinh tế của con người đi xuống Các tập tục truyền thống văn hóa lâu đời biến mất Nhiều vấn đề trong xã hội nảy sinh Tác động môi trường của công tác khai khoáng 2 Mô tả tác động: Theo tính toán của một số nhà khoa học, để sản xuất một tấn nhôm bằng phương pháp bayer thì cần 4 – 5 tấn bauxit + 0.25 tấn Na2CO3 + 0.3 – 0.4 tấn đá vôi + 0.1 tấn muối Fluorua + 19.000 KWH Dơ đặc điểm phân bố của bauxite của. .. việc khai thác sẽ làm mất đi một lượng đất lớn và thực vật phủ mặt Tạo nên mối nguy cơ tiềm tàng to lớn 2.1 Tác động tới các môi trường thành phần: 2.1.1 Môi trường đất: Tác động tới môi trường đất trước tiên là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong đó một lượng lớn diện tích đất rừng, cây công nghiêp, cây nông nghiệp hoa màu thực phẩm sẽ mất đi thay vào đó là những mảnh đất trơ sỏi đá của hoạt động. .. nghiêm trong do hoạt động của công tác khai thác Như hoạt động nổ mìn trong khu vực khai thác Sự vận chuyển nguyên vật liệu của các phương tiện cơ giới nặng cũng gây ra một lượng tiến ồn tương đối lớn cho khu vực dân cư quanh mỏ khai thác và trên đường đi của phương tiện khi vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm Sự vận chuyển nguyên vật liệu cũng gây ra những tác động như tăng độ rung của khu dân cư ven... quặng, phần cao của các đồi sót, dạng quặng này thường phân bố dưới quặng dạng xỉ, mảnh nhưng đôi khi chúng nằm trên mặt Thành phần vật chất của bauxite dạng giả cầu là những vật chất giữ được hình dạng của những khối bazan bị bóc vỏ hóa tròn Page 13 Tác động môi trường của công tác khai khoáng − Bauxite dạng kết vón: dạng quặng này chiếm phần đáy của thân quặng Thành phần vật chất của dạng quặng này . muốn. Page 19 Tác động môi trường của công tác khai khoáng CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXITE Ở ĐẮK NÔNG 1. Nhận diện tác động: Page 20 Dự án khai thác Bauxite Quy trình khai. tinh Tác động môi trường của công tác khai khoáng thời, quá trình lọc – tách quặng kéo dài như vậy cũng góp một phần hòa tan các thành phần còn lại. Page 17 Tác động môi trường của công tác khai. Tiểu luận Tác động môi trường của công tác khai khoáng Tác động môi trường của công tác khai khoáng MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w