1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

luyen doc lop 5

5 390 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Vườn ông - Vườn xuân Mảnh vườn nhỏ lúc tôi đã đủ trí khôn để nhớ, thấy có cả cam, mận, chanh, bưởi nữa. Riêng cây xoan, cây khế thì mọc tít ở rìa vườn và ngoài ngõ, gần cổng. Bởi lá khế chua, lá xoan đắng, cành vươn ra đến đâu, trụi đất đến không thứ cây ăn được nào sống nổi dưới gốc. Mà trong vườn thì còn có lá lốt, lá mơ, ngải cứu, khoai sọ, nhọ nồi, thài lài mọc dưới những cây cao. Rau má, rau sam bò lan toàn là thứ rau khi cần thì dùng để ăn và để làm thuốc. Ví như ngải cứu, nhọ nồi, đánh gió, giải cảm, dùng cho bà đẻ ăn, thật là lạ lùng đối với tôi khi ấy. Vào vườn, tôi nhớ đến ông và tự hình dung ra ông đã trồng cây, cặm cụi vun xới ra sao. Dù chỉ hoàn toàn là tưởng tượng, nhưng bóng hình ông không thể nhạt nhòa khi cây vườn còn mãi mãi xanh tươi. Cảnh trí và sự sắp đặt các loại cây đều là có chủ định và có khoa học. Tết đến, hoa mận nở trắng. Đầy vườn lá xanh non. Sang xuân, thì hoa bưởi, hoa chanh, hoa nhãn. Mẫu đơn thì đơm bông cả bốn mùa. Các Tết được sống ơ quê, đêm Giao thừa nào bà tôi cũng đặt một mâm cúng lên mặt bể nước để vái vọng trời đất và mời ông trở về vui với con cháu cho cây vườn đỡ nhớ, cho cửa nhà yên vui Đến tận bây giờ tôi không sao quên được. Mảnh vườn ấy là Vườn ông - Vườn xuân CHA TÔI Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào một cái khay con, một đôi đũa, một cái bát… xong hết mới gọi tôi dậy ăn. Cha đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân… Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài. Cha học cho đến lúc mẹ dậy. Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa. … Khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn, cái bàn mà tôi học bây giờ, ngày ấy ít ai dám đến gần khi cha đang viết. Trên bàn đầy giấy và sách, lâu lâu bình mực quên không đậy đổ một lần, khi ấy loạn cả nhà. Không ngày nào cha không ngồi viết, cả khi gãy tay, bó bột, ngày trước, ngày sau đã nguệch ngoạc viết bằng tay trái. NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI Bác bên cạnh nhà tôi là một người làm đồ chơi bằng bột màu rất tài. Tôi không hiểu bác về đây từ bao giờ, chỉ biết khi tôi sinh ra, lớn lên đã thấy bác ở phố này và tóc đã bạc rồi. Bác sống một mình. Người ta bảo ngày xưa bác đã từng theo một gánh hát tuồng đi lưu lạc nhiều nơi. Vợ con bác đều đã mất từ lâu. Giờ thì bác già rồi không còn ý định lập gia đình nữa. Tôi thì tôi cảm thấy bác không sống một mình, vì bác luôn luôn có những người bạn do bác làm ra: những ông Quan Công, ông Trương Phi, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…, rồi những con gà, con vịt, con rồng các màu rực rỡ. Chưa bao giờ tôi thấy bác có vẻ buồn. Bác thường vừa làm vừa hát tuồng hoặc nói chuyện với các nhân vật của bác. Buổi tối tôi hay sang chơi nhà bác, xem bác nhào bột, pha màu. Mỗi khi thấy tôi sang, bác rất vui: Bác cho tôi chọn một trong những con đồ chơi mà tôi thích nhất. Bác kể cho tôi nghe bao nhiêu là chuyện, nhất là chuyện về những nhân vật đồ chơi của bác. Bác bảo: “Vịt với gà tuy khác giống nhưng lại rất thương yêu nhau vì loài vịt đều là con nuôi của loài gà. Từ ngày xưa, vịt tuy hiền và tốt nhưng lại rất vụng, chỉ biết đẻ trứng mà chẳng biết ấp và nuôi con. Gà thấy vậy liền nhặt những quả trứng của vịt về ấp cùng với trứng của mình. Vịt con nở ra ngơ ngác giữa chị em gà con. Vịt con cũng theo mẹ con gà đi kiếm ăn, nhưng khi gặp hồ nước thì lao xuống ngụp lặn. Gà mẹ lồng lộn trên bờ lo cho con chết đuối, trong khi vịt con vẫn bình thản bơi đi… Sau rồi mẹ gà con vịt cũng quen cái cảnh sinh hoạt tách rời nhau, nhưng gà vẫn thương vịt và vịt vẫn biết ơn gà”. Khi rõ lai lịch câu chuyện, tôi nhìn con vịt và con gà bằng bột của bác cắm cạnh nhau, dáng vẻ nhìn nhau rất âu yếm. C¬n d«ng Lúc bấy giờ, gió bắt đầu thổi rao rao nghe mát mát. Con chó săn đã phóng xuống thuyền, đứng sau lái ngóc mõm lên nhìn trời. Cha con ông cụ già bán rắn vừa kịp khiêng hai chiếc giỏ xuống thuyền thì cơn dông ùn ùn thốc tới. Mây ở đâu từ dưới rừng xa, lúc nãy còn không trông thấy, giờ đã đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. Từng tảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm những ngọn sóng đang bắt đầu gào thét, chồm chồm tung bọt trắng xóa. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngửa mặt trông theo gần như không trông kịp. Xóm chợ Ngã Ba Kênh dường như bé lại, thu mình cúi rạp xuống mặt đất. Mấy chiếc xuồng ba lá, mấy chiếc tam bản của người trên phố buộc dưới chân cầu nước trồi lên hụp xuống theo lượn sóng nhào, dựng mũi ngóc lên như ngựa muốn bứt dây cương. Chiếc thuyền chở rắn của cha con ông già đã chèo giạt sang bên kia bờ, xuôi xuống một quãng xa, lắc lư chui vào một con kênh nhỏ, hai bên bờ mọc chen chúc những cây tràm vỏ trắng, cành lá rậm rạp. Tôi toan chạy đi thì chợt thấy dưới gốc cây bã đậu có một chiếc túi da beo. Thôi, đúng là của ông già bỏ quên đây rồi. Tôi chộp lấy, cắm cổ phóng theo bờ kênh, vừa hú vừa ngoắt sang bờ kia. Không ai nghe tiếng tôi hú gọi cả. Gió thổi ầm ầm ù ù như có hàng nghìn chiếc cối xay lúa khổng lồ đang quay thẳng cánh trên trời. S©n chim Mờ sáng hôm sau, tôi còn đang ngủ trong mui bỗng nghe thằng Cò gọi giật tôi dậy: -Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân cbay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằnhim rồi. Đã sáng bét mà mày còn ngủ à? Tôi giụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. S©n chim ( tiÕp Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy. Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết! Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được! ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Đám rước rồng làng Hồ Đám rước rồng làng Hồ cuốn hút người hơn cả. Con rồng nhấp nhô mỗi khúc một người đỡ, có đến hơn chục khúc. Người cầm đuôi, người cầm đầu, người múa ngọc và người đánh trống, bốn người được cắt chân quan trọng nhất đám, diện bảnh chọe giống hệt nhau. Khăn nhiễu thiên thanh, áo cánh lụa thâm, thắt lưng điều quần túm ống vào trong xà cạp hoa đào. Chân đi đôi giầy tàu vải thâm. Lại như những chàng trai ăn diện đương thành mốt, mỗi người một đôi kính râm, mắt kính đen kịt. Chiếc xe trống cái một người kéo thong thả. Trong sân đình làng có hội thi cây cảnh. Cây cảnh người đem về thi treo quanh hiên ngay cạnh các giải thưởng: vuông vải điều, bánh pháo, chùm dừa. Những quả hồng, quả na, quả bưởi, quả cam bằng sáp nhuộm khéo như thật. Người xem tha thẩn, ngắm nghía. Gần đấy, bên góc sân đình, cánh đu tiên tròn xoe cao hơn ngọn cây ngọc lan. Những người đánh đu trai lẫn gái ngồi trong vòng quay bổng lên, trầm xuống như guồng vè cây suốt. Tiếng mây tre trên đu cọ vào nhau cót két, kĩu kịt giữa tiếng hát inh ỏi. Rạp chèo rung trống từ lúc lên đèn đến nửa đêm. Người chen ra chen vào, đông như nêm cối. Mai Châu Mai Châu, một vùng du lịch của tỉnh Hoà Bình. Ở huyện Mai Châu sinh sống các dân tộc Mường, Thái, Kinh, Dao, Mông. Đông nhất là Thái và Mường, chỉ có hai xã Mông Ơ, Mộc Hạ di cư xuống đã lâu đời. Khách trong nước và nước ngoài đến Mai Châu, tha hồ đi khắp nơi nhưng khi ở lại hay nghỉ ngơi thì trở về ba thôn: các làng Bản Lác, Bản Văn và Phong Chóng. Vào trong xóm, những tấm thổ cẩm màu lam màu điều dịu mắt vắt từng lớp trên dây, căng trên bờ rào, quanh gốc cây. Có thể mua làm quà lưu niệm - những chiếc mũ lưỡi trai hoa văn đương là cái đội thời thượng của thành phố. Đêm gió man mác dưới khe sàn lọt lên lạnh một bên má, tiếng gà gáy xa xa eo óc, trong cái ao trát xi măng, chốc chốc con cá chuối quẫy đuôi đen đét và tiếng sàn cọt kẹt dưới lưng mới nhớ được đương trong đêm làng rừng. Buổi sáng Mai Châu vào thu bâng khuâng. Làn sương mờ ảo bảng lảng qua triền núi thấp thoáng xanh đậm xanh mờ, mà ban ngày đi trên Thung Khe nhìn xuống nhìn rõ từng ô ruộng ô nhà thị trấn Phố Vãng giữa vệt đường sang Quan Hoá bên rừng Thượng Thanh. Trần Quốc Toản Đấy là một thanh niên, không, đấy là một thiếu niên thì đúng hơn, vì Hoài Văn chưa tròn mười sáu tuổi. Bộ áo vóc lùng thùng, chưa bó sát vào tấm thân mảnh khảnh. Tay áo chét theo kiểu nhà võ còn quá rộng so với cổ tay. Hầu vấn khăn nhiễu như người lớn. Nhưng búi tóc còn quá nhỏ, tinh ý mới nhìn thấy được. Những mớ tóc quá ngắn xùm xoà sau gáy và hai bên má. Kể ra thì Hầu là người chóng lớn, như tất cả con trai họ nhà Trần. Với thân hình dong dỏng cao, với khăn áo chỉnh tề, với thanh gươm lớn bên mình, với bước đi nhanh nhẹn, hiên ngang, Hoài Văn làm cho những người mới thoạt nom thấy có thể ngỡ chàng là một bậc vương hầu đã từng xông pha trăm trận. Nhưng khi ngắm chàng tận mặt thì không ai nhầm được cả. Khuôn mặt trái xoan với đôi má phinh phính còn bụ sữa. Nước da trắng mịn óng ánh những lông tơ. Môi dày đỏ chót. Đôi mắt to đen, lòng trắng xanh biếc, vừa trong sáng vừa mơ màng. Đôi lông mày chưa rậm viền cong cong trên mắt làm cho chàng thêm vẻ thanh tú.

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:00

Xem thêm: luyen doc lop 5

w