Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu đào tạo nhân lực BHXH Quảng Nam (Trang 52 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Để có nguồn nhân lực có thể thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của ngành, trong thời gian qua Ban lãnh đạo luôn quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Về cơ bản đội ngũ cán bộ công chức được đào tạo cơ bản, trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn được nâng cao, số cán bộ công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ ngày càng cao, xu hướng trẻ hóa ngày càng tăng lên, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cán bộ công chức có trình độ đại học tăng qua các năm từ 121 người năm 2008 tăng lên 221 người năm 2012.

Tuy trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quy hoạch và chuẩn hóa. Ý thức học tập, phấn đấu vươn lên của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao. Trình độ tin học ở một số cán bộ còn hạn chế, hiệu quả công việc chưa cao, tình trạng "vừa

thiếu, vừa thừa" trong nhiều năm vẫn còn tồn tại. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã có bước chuyển biến nhưng vẫn còn chậm cả về tiến độ và phạm vi triển khai. Đội ngũ cán bộ có trình độ công nghệ thông tin giỏi rất hiếm, số có khả năng thì không có điều kiện, môi trường để phát huy nên gây sự nhàm chán trong công việc. Nhìn chung thì trình độ tin học của công chức còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng soạn thảo văn bản, lập các bảng biểu đơn giản

Hình 2.1: Trình độ của CBCNV theo số lượng các năm (2008-2012)

Nhiệm vụ rất quan trọng của ngành là thực hiện chính sách BHYT và giám định y tế là một nội dung hết sức quan trọng đối với lao động của ngành. Trong những năm vừa qua lực lượng cán bộ, công chức làm công tác này rất hạn chế, đa số các bộ công chức làm tại bộ phận này chưa qua đào tạo nghiệp vụ y tế hoặc chỉ được tham gia vào những lớp bồi dưỡng ngắn hạn do BHXH Việt Nam tổ chức nên trong quá trình giải quyết công việc gặp rất nhiều khó khăn. Việc tuyển dụng cán bộ làm công tác giám định có trình độ chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn do yêu cầu về trình độ chuyên môn quá cao trong khi

không có chính sách đãi ngộ cho số cán bộ này. Ngoài ra việc sử dụng cán bộ qua đào tạo nghiệp vụ giám định BHYT rất lãng phí, đặc biệt là tại BHXH huyện, thành phố một số cán bộ đã qua đào tạo nhưng lại không được phân công nhiệm vụ làm giám định hoặc chỉ bố trí làm việc trong thời gian ngắn rồi chuyển sang làm công việc chuyên môn khác.

Trong các nội dung kiến thức cần trong công tác cũng như trong việc chuẩn hóa công chức là kiến thức về quản lý nhà nước, đây là một trong những thiếu hụt cần được bổ sung. Việc này được lãnh đạo quan tâm cử cán bộ công chức đi học hằng năm nhưng chưa tương xứng với đội ngũ công chức.

Cán bộ quản lý là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực người ta có thể đánh giá chất lượng tổng thể nguồn nhưng chỉ xem xét đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng có thể phần nào chất lượng chung của nguồn. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, kiến thức xã hội, khả năng giao tiếp… ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý rất chậm triển khai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bị động vào số lượng chỉ tiêu giao của ủy ban nhân dân tỉnh, đơn vị không tự chủ động trong việc tổ chức cho số cán bộ này đi học.

Một phần của tài liệu đào tạo nhân lực BHXH Quảng Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w