Tuổi (ghi năm sinh)

Một phần của tài liệu đào tạo nhân lực BHXH Quảng Nam (Trang 75)

3. Vị trí công tác hiện tại……….. 4. Chức vụ công tác……….. 5. Trình độ văn hóa..………. 6. Chuyên môn được đào tạo

Trình độ:………..Chuyên ngành đào tạo………. 7. Trình độ lý luận chính trị………. 8. Trình độ ngoại ngữ………... 9. Trình độ tin học……… 10.Các khóa đào tạo nghiệp vụ đã tham gia……….

11. Công việc được phân công có phù hợp với chuyên ngành được đào tạo không Có  Không 

12.Tiêu chuẩn còn thiếu so với ngạch chuyên môn Quản lý nhà nước  Lý luận chính trị 

Bằng cấp chuyên môn  Tin học 

13.Nếu được tham gia đào tạo, anh (chị) cho biết tham gia chương trình nào?

- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn 

- Chứng chỉ ngắn hạn 

- Cao đẳng, trung cấp 

- Đại học 

- Sau đại học 

14.Những khó khăn thường gặp khi đồng chí tham gia các khóa đào tạo ……… ……… 15.Sự phù hợp của chuyên môn đào tạo và công việc

Rất phù hợp  Ít phù hợp 

16.Những khó khăn trong quá thực thi nhiệm vụ chuyên môn

……… ……… 17.Vai trò công tác đào tạo đối với cán bộ công chức

Rất cần thiết  Ít cần thiết 

Cần thiết  Hoàn toàn không cần thiết 

18.Với trình độ chuyên môn của bản thân hiện nay, theo anh(chị) có đáp ứng được công việc đang đảm nhận không?

- Đáp ứng rất tốt 

- Đáp ứng được một phần 

- Không đáp ứng 

19. Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo

……… ………

- Thực hiện phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với các trưởng phòng của cơ quan. Câu hỏi đặt ra cho người quản lý là:

1. Đồng chí hãy cho biết những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện công việc của các CBCC tại phòng là gì?

2. Theo đồng chí, nội dung đào tạo cho CBCC tại phòng cần thiết nhất hiện nay là gì?

Trưởng phòng là những người nắm bắt rõ nhất các công việc, chức năng, nhiệm vụ của phòng. Do đó, quá trình phỏng vấn sâu này có tác dụng có một cái nhìn toàn cảnh về quá trình thực hiện công việc. Nhờ có việc phỏng vấn sâu nên có thể xác định được chương trình đào tạo ưu tiên.

- Lập bảng tổng hợp xác định nhu cầu đào tạo

Từ các bước trên phòng tổ chức cán bộ lập bảng báo cáo tổng hợp chỉ rõ khoảng cách giữa kết quả thực hiện công việc thực tế và và kết quả thực hiện công việc mong muốn, tìm ra được nguyên nhân gây ra khoảng cách trên có thực sự do CBCC thiếu các kiến thức, kỹ năng không. Và từ đó, trả lời câu

hỏi liệu thực sự nhu cầu đào tạo là có thật. Viết bảng tổng hợp xác định nhu cầu đào tạo.

Bảng 3.1: Báo cáo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2013 Chương trình bồi dưỡng Số lượng học viên Chức vụ Trưởng, Phó phòng BHXH tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH huyện, TP Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Nghiệp vụ Tổ chức 53 49 4

Nghiệp vụ kiểm tra 53 49 4

Nghiệp vụ Tuyên giáo 28 26 2

Nghiệp vụ Dân vận 28 26 2

Nghiệp vụ Văn phòng

cấp ủy 7 3 4

Bồi dưỡng kiến thức

quốc phòng - an ninh 34 33 1

Bồi dưỡng Ngoại ngữ 39 37

Bồi dưỡng Tin học 27 27

Bồi dưỡng ở nước

ngoài 10 7 3

3.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo

Khi xác định mục tiêu của quy trình đào tạo nguồn nhân lực, chúng ta không chỉ căn cứ vào những đòi hỏi thực tế hiện nay của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam mà phải tính đến những nhu cầu phát triển của sự nghiệp chung trong những năm tới.

Những căn cứ khi xác định mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực là:

Chương trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.

chức trong Chiến lược phát triển BHXH Việt Nam nói chung và chiến lược phát triển của BHXH tỉnh Quảng Nam nói riêng đến năm 2020.

Những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm việc trong ngành BHXH.

Nhu cầu đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ. Nhu cầu về đào tạo và bồi dưỡng được xác định thông qua việc xác định nhu cầu đào tạo.

Nội dung của những căn cứ nêu trên là những yêu cầu vừa mang tính nguyên tắc, vừa mang tính bắt buộc vừa là những yêu cầu thực tế đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực BHXH.

Từ những căn cứ trên, thông qua việc xác định nhu cầu đào tạo có thể thấy với yêu cầu chung của công tác đào tạo nguồn nhân lực là: xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì các mục tiêu lớn mà công tác đào tạo nguồn nhân lực phải hướng tới là:

- Nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ chuyên môn là một yêu cầu thường xuyên và lâu dài của bất cứ cán bộ, công chức và đó là nhu cầu tất yếu của mọi nguồn nhân lực, mọi tổ chức để thích ứng với đà phát triển của nền kinh tế. Việc nâng cao trình độ chuyên môn theo cách nào, mức độ nào ở thời điểm của quá trình phát triển tổ chức.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu cụ thể sau:

Nâng cao trình độ chuyên môn đối với cán bộ công chức trong các quy trình nghiệp vụ.

Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức. Cần có sự phân biệt giữa cán bộ công chức đang công tác với cán bộ mới vào ngành mà có những nội dung kiến thức phù hợp.

Nâng cao trình độ quản lý đối với cán bộ làm công tác lãnh đạo

Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý công việc chuyên môn.

- Hợp lý cơ cấu nguồn nhân lực

Việc điều chỉnh cơ cấu chuyên môn của nguồn nhân lực không chỉ là mục tiêu của công tác đào tạo mà còn liên quan chặt che đến các khâu từ tuyển dụng đến bổ nhiệm, điều động ở các đơn vị, cán bộ phận chuyên môn.

+ Trình độ chuyên môn

Cần tuyển chọn những người có bằng cấp chuyên môn phù hợp yêu cầu công việc của ngành như kinh tế, luật, bác sĩ, dược…Nhằm thực hiện mục tiêu khắc phục những bất hợp lý trong cơ cấu chuyên môn. Viêc cử cán bộ công chức đi học cần thống nhất về chuyên ngành, phù hợp với công việc được giao.

Hiện nay số cán bộ công chức học sau đại học chuyên ngành BHXH gần như là không có, một số ngành liên quan như bác sĩ, kế toán thì rất ít. Vì vậy để tào nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai của ngành cần có những chính sách cử cán bộ đi học sau đại học cho phù hợp với nhu cầu và phải có định hướng chuyên môn cụ thể.

+ Khắc phục những mất cân đối về cơ cấu cán bộ giữa BHXH huyện Hiện nay tại Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố đặc điệt là các huyện miền núi có sự chênh lệnh về trình độ giữa cán bộ công chức. Để khắc phục tình trạng này cần đòi hỏi phải có chính sách tuyển chọn, bố trí, bổ nhiệm, đãi ngộ, đào tạo …

- Tiến tới chuẩn hóa công chức, viên chức

Mục tiêu này được lãnh đạo BHXH tỉnh quan tâm thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên so với yêu cầu chung của ngành thì vẫn còn nhiều việc

phải làm, cụ thể là những mục tiêu sau:

+ 100% cán bộ công chức phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ngạch về kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị

+ Cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn ngạch bổ nhiệm.

+ Cán bộ công chức phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn quy định cho từng ngạch

3.2.3. Xây dựng nội dung kiến thức chuẩn

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp luật. Để thực hiện tốt công việc này vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quản lý là: những kiến thức gì cần thiết cho cán bộ công chức hoạt động trong ngành BHXH. Đó cũng là tiền đề và cơ sở cho việc xây dựng nội dung kiến thức chuẩn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Quỹ bảo hiểm xã hội phần lớn được thực hiện bằng nguồn thu do các đơn vị tham gia BHXH đóng, tùy theo đối tượng mà có sự khác nhau về mức đóng, mức hưởng, phương thức thanh toán, quản lý và sử dụng quỹ…Do vậy một trong những kiến cần thiết đối với cán bộ công chức làm công tác BHXH là phải nắm bắt những kiến thức cơ bản từ nghiệp vụ thu BHXH, BHYT, BHTN đến nghiệp vụ chi trả các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…

Một nội dung kiến thức hết sức quan trọng và không kém phần quan trọng là công tác thanh toán và giám định BHYT, nội dung này không chỉ cần

thiết đối với những vị trí trực tiếp làm công tác giám định y tế mà còn là những kiến thức cơ bản cần thiết cho công chức, viên chức của ngành nói riêng.

Tóm lại những nội dung kiến thức chuẩn cần được xác định gồm có:

a. Kiến thức cơ bản

Những kiến thức cơ bản về BHXH, BHYT; đặc điểm hình thành và việc quản lý, sử dụng quỹ BHXH-BHYT; những khác biệt so với Bảo hiểm thương mại.

b. Kiến thức nghiệp vụ và quy trình nghiệp vụ cụ thể

Đây là những kiến thức cần thiết cho các công chức hoạt động tác nghiệp ở các đơn vị, bộ phận hay vị trí chuyên môn nghiệp vụ cụ thể ứng với hệ thống tổ chức của ngành. Do thời lượng có hạn nên trong đề tài chỉ chỉ nêu ra 2 nghiệp vụ và quy trình nghiệp vụ điển hình trong tổng 9 nghiệp vụ và quy trình của ngành BHXH:

- Quy trình về thu và quy trình, thủ tục, phân cấp thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN

Đối với nghiệp vụ này người làm cần phải được trang bị những kiến thức về các nội dung sau:

+ Những quy định chung

 Bảo hiểm xã hội bắt buộc

•Đối tượng tham gia

•Mức đóng và trách nhiệm đóng

•Phương thức đóng

 Đóng hằng tháng

 Đóng hằng quý hoặc 6 tháng 1 lần

 Đóng theo địa bàn

 Phương thức khác

 Bảo hiểm xã hội tự nguyện

•Đối tượng tham gia

•Mức đóng

•Phương thức đóng

ký với cơ quan BHXH

 Đóng thông qua đại lý hoặc đóng trực tiếp cho BHXH huyện nơi cư trú

 Bảo hiểm xã hội thất nghiệp

•Đối tượng tham gia

•Mức đóng và trách nhiệm đóng

•Phương thức đóng

 Đóng hằng tháng

 Đóng hằng quý hoặc 6 tháng 1 lần

 Đóng theo địa bàn

 Phương thức khác

 Bảo hiểm y tế đối với đối tượng tự nguyện tham gia

•Đối tượng tham gia

•Mức đóng

•Phương thức đóng

+ Tổ chức thực hiện công tác thu

 Phân cấp thu

•Tại sao phải phân cấp thu

 Do tính chất đối tượng

 Do đặc điểm trình độ, năng lực quản lý

•Yêu cầu phân cấp

•Phân cấp thu theo quy định của BHXH Việt Nam

 Bảo hiểm xã hội tỉnh

 Bảo hiểm xã hội huyện

 Quy trình thu

•Người tham gia

•Đơn vị

•Đại lý thu

•BHXH huyện

•BHXH tỉnh

 Hồ sơ thu BHXH, BHYT, BHTN

Hiện này hồ sơ thu BHXH, BHYT, BHTN đều được quy định trong quyết định 1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Quy định về sổ BHXH, thẻ BHYT và quy trình, thủ tục cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

 Quy định về quản lý và sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT

 Quy định về cấp, quản lý sử dụng sổ BHXH

 Quy định về mã thẻ BHYT và công tác cấp thẻ BHYT

•Mã quản lý in trên thẻ BHYT

 Kết cấu mã thẻ BHYT

 Chi tiết về mã đối tượng

 Chi tiết về mã quyền lợi

•Mã cơ sở y tế làm nới đăng ký KCB ban đầu

•Quy định về cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT

 Vấn đề chung

 Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng

 Quy định về thời gian sử dụng thẻ BHYT

 Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

 Cấp lại, đổi thẻ BHYT

 Phân cấp công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

•Quản lý phôi sổ BHXH, thẻ BHYT

•Quản lý sổ BHXH

•Quản lý thẻ BHYT

+ Tổ chức thực hiện công tác thu

 Thẩm quyền ký và thực hiện quy trình nghiệp vụ

•Cấp sổ BHXH

•Cấp thẻ BHYT

+ Các quy trình nghiệp vụ về cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

 Quản lý phôi sổ BHXH, thẻ BHYT

 Cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH

 Cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT

+ Một số quy trình chính của nghiệp vụ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

 Cấp mới sổ BHXH, thẻ BHYT

 Cấp lại sổ BHXH

 Xác nhận và cấp trên sổ BHXH

 Xác nhận thời gian đóng BHXH

 Điều chỉnh và thay đổi các yếu tố về nhân thân đã ghi trên sổ BHXH

 Điều chỉnh, thay đổi về lương, chức danh, nơi làm việc

 Điều chỉnh nhân thân ghi trên thẻ BHYT

c. Các loại kiến thức và kỹ năng bổ trợ

Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao và hoạt động có hiệu quả, ngoài các kiến thức cơ bản và các kiến thức nghiệp vụ mang tính đặc thù, cán bộ công chức còn phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng bổ trợ khác. Kiến thức và kỹ năng bổ trợ là những kiến thức về quản lý, quản trị nhân sự, kiến thức về tổ chức lao động, các kỹ năng ứng xử giao tiếp, tin học, ngoại ngữ...rất cần đối với mỗi cán bộ công chức làm việc trong ngành dịch vụ công, thường xuyên phải tiếp xúc với đối tượng.

Không chỉ có những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho ngành BHXH, người cán bộ công chức ngành BHXH nói chung và cán bộ công chức BHXH nói riêng vẫn phải không ngừng nâng cao những kiến thức cơ bản về chính trị, về quản lý nhà nước. Đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão thì việc phổ cập kiến thức công nghệ thông tin là cần thiết cho mỗi cán bộ trong việc giải quyết công việc.

3.2.4. Phân loại đối tượng

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là toàn bộ cán bộ công chức của BHXH Quảng Nam. Hiện nay BHXH Quảng Nam phân loại đối tượng cho từng đợt học tập, bồi dưỡng, tập huấn. Việc lựa chọn này chưa phải là những phân loại, lựa chọn cho những mục tiêu lâu dài mà chỉ là nhằm phục vụ cho việc tập huấn, học tập. Việc phân loại nhóm đối tượng nhằm định ra các chương trình phù hợp cho từng loại đối tượng. Những đối tượng cùng một nhóm có thể là những người có chung đặc điểm về trình độ đào tạo, chung một ngạch công chức, chung trình độ chuyên môn hay cùng một vị trí công tác nhưng ở các

Một phần của tài liệu đào tạo nhân lực BHXH Quảng Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w