Tiết3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. - phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng cùng vai trò của chúng đối với tế bào. - Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết đònh các đặc tính lí hoá của nước. - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tư duy- so sánh – phân tích, kỹ năng phân tích hình vẽ. - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm làm việc với SGK. 3.Thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của vật chất. II.Phương tiện dạy học: Trang vẽ phóng to H3.1,3.2/SGK. III.Phương pháp dạy học: - Vấn đáp kết hợp tranh minh họa. - Thảo luận nhóm và làm việc với SGK. IV.Trọng tâm bài giảng: - Vai trò của nguyên tố đa lượng, vi lượng. - Cấu trúc, đặc tính, vai trò của nước. V.Hoạt động lên lớp: 1.n đònh lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: (?) Trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm. (?) Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa giới Động vật và giới Thực vât? 3.Giảng bài mới: Mở bài: Có lẽ các em ai cũng đã từng có những thắc mắc như: Tế bào được cấu tạo bởi những nguyên tố nào? Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học giống nhau? Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không? Với bài học hôm nay, một phần của những thắc mắc đó sẽ được giải quyết. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Gv cho Hs thảo luận hóm để trả lời các câu hỏi sau: I.Các nguyên tố hóa học: (?) Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học tham gia cấu tạo cơ thể sống? (?)Trong số đó nguyên tố nào chiếm tỉ lệ cao trong cấu tạo cơ thể? (?) Người ta chia nguyên tố hóa học cấu tạo cơ thể sống thành mấy nhóm? Dựa vào tiêu chí nào để phân chia? Cho VD. (?)Vai trò của từng nguyên tố hoá học đó đối với cơ thể sống? HS tham khào thêm SGK để thảo luận sau đó Gv gọi đại diên trình bày và bổ sung, hoàn chỉnh. Hoạt động 2: Gv cho HS quan sát tranh vẽ phóng to H3.1, đặt câu hỏi: (?) Nước được cấu tạo nên từ những nguyên tử hóa học nào? Các nguyên tử này liên kết với nhau bằng mối lên kết gì? Sau khi HS trả lời Gv sẽ giải thích tính phân cực của nước để HS thấy được vai trò quan trọng của nước với sự sống. (?) Từ tính phân cực của nước em thử lí giải tại sao con nhện nước có thể chạy trên mặt nước được? Hs có thể sẽ trả lời không hoàn chỉnh, GV sẽ giải đáp kó hơn. Gv cho Hs quan sát tranh vẽ phóng to H3.2 và đặt câu hỏi: (?) Nhận xét mật độ phân tử nước ở hai trạng thai rắn và lỏng? (?) Như vậy cùng một số lượng phân tử nước giống nhau ở trạng thái nào nước có thể tích lớn hơn? (?) Từ đây hãy cho biết hậu quả gì sẽ xảy ra khi ta đưa tế bào vào ngăn đá của tủ lạnh? Sau khi HS trả lời, GV bổ sung, hoàn chỉnh. Gv cho Hs nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: (?) Nước có vai trò gì đối với tế bào? Hs trả lời, Gv hoàn chỉnh. Gv trở lại câu hỏi lúc vào bài: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không? Hs dựa vào vai trò của nước trả lời. - Có khoảng vài chục nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống thì C,H,O,N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống. - Tùy theo tỷ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà chia thành 2 loại: + Nguyên tố đa lượng (C,H.N.O,P,S,…) :tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohiđrat, lipit, axit nuclêic là những chất chính cấu tạo nên tế bào. + Nguyên tố vi lượng( Fe, Cu, Zn, Mn,Mo, I, . …): tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin, hoocmon. II.Nước và vai trò của nước trong tế bào: 1.Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước: - Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hóa trò. - Nước có tính phân cực nên phân tử nước này có thể hút phân tử nước kia và hút các phân tử phân cực khác nước có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống. 2.Vai trò của nước đối với tế bào: - Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào. - Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống. - Là môi trường của các phản ứng sinh hóa. - Tham gia vào các phản ứng hoa học chuyển hoá vật chất trong tế bào. - n đònh nhiệt độ của tế bào và cơ thể. 4.Củng cố: Sử dụng bảng tóm tắt và câu hỏi cuối bài 5.Dặn dò: - Học bài và làm bài tập SGK. - Đọc phần “ Em có biết?”. . luyện kỹ năng hoạt động nhóm làm việc với SGK. 3. Thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của vật chất. II.Phương tiện dạy học: Trang vẽ phóng to H3.1 ,3. 2/SGK. III.Phương pháp dạy học: - Vấn đáp kết. cũ: (?) Trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm. (?) Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa giới Động vật và giới Thực vât? 3. Giảng bài mới: Mở bài: Có lẽ các em ai cũng. em thử lí giải tại sao con nhện nước có thể chạy trên mặt nước được? Hs có thể sẽ trả lời không hoàn chỉnh, GV sẽ giải đáp kó hơn. Gv cho Hs quan sát tranh vẽ phóng to H3.2 và đặt câu hỏi: (?)